Đề thi olympic lớp 8 Năm học 2013-2014 Môn: Ngữ văn Trường THCS Thanh văn

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic lớp 8 Năm học 2013-2014 Môn: Ngữ văn Trường THCS Thanh văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT
 THANH OAI 
Trường THCS Thanh văn 

ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8
 Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn
 ( Thời gian 120 phút )
Câu 1 ( 4 điểm )
 Học sinh đọc hai câu thơ sau :
 “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 ( Quê hương - Tế Hanh )
 Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị nghệ thuật của chúng.
Câu 2 (6,0 điểm)
	Nói về lòng ghen tị, có người cho rằng: "Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh.", còn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi khuyên: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim.” 
 Suy nghĩ của em về vấn đề đó.
 Câu 3 ( 10 điểm) Chứng minh tình cảm yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua ba áng văn: "Chiếu dời đô"(Lý Công Uẩn); "Hịch tướng sĩ" ( Trần Quốc Tuấn) và " Nước Đại Việt ta" ( Trích "Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi).

 - Hết -


Duyệt của BGH	 Người ra đề


	Trần Thị Thanh Huyền







 
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 ( 4 điểm)
 * Biện pháp nghệ thuật : (1,5điểm)
 - Nhân hoá : con thuyền
 - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nghe…
* Phân tích (2,5điểm): 
 Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi, say sưa, còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi. Không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhầt là nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần như vậy. 
Câu 2 (6,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: 1đ
 - Biết vận dụng kiểu bài nghị luận để nêu suy nghĩ về lòng ghen tị.
 - Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp giúp làm rõ luận điểm trong bài nghị luận.
 - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng.
b. Yêu cầu về kiến thức: 5đ
 Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm học sinh nêu suy nghĩ của mình về lòng ghen tị.
 Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau
 - Đặt vấn đề: giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng ghen tị.(1đ)
 - Giải quyết vấn đề:
 + Nêu khái niệm và các biểu hiện của lòng ghen tị.(1đ)
 + Phân biệt giữa lòng ghen tị và sự thi đua."Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh."(1đ)
 + Tác hại của lòng ghen tị. “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại con tim.” (1đ)
 - Kết thúc vấn đề: (1đ)
 + Khẳng định giữa “lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách” và giá trị lời khuyên của A-mi-xi.
 + Nêu ý thức trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
 ( HS có thể xây dựng hệ thống luận điểm và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề theo những định hướng trên)




Câu 3 ( 10 điểm ) 
a. Yêu cầu về kĩ năng: (1đ)
 - Biết vận dụng kiểu bài nghị luận 
 - Bố cục mạch lạc, các luận điểm, luận cứ rõ ràng.
 - Cách lập luận chặt chẽ, lô gic.
 - Bài viết trong sáng, không mắc lỗi chính tả,dùng từ ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
 Mở bài: (1,5đ)
 - Dẫn dắt vào đề: Tự nhiên, khéo léo, hơp lí.
 - Nêu vấn đề: Sáng, rõ, đúng bản chất của bài văn nghị luận.
Thân bài ( 6đ)
 Tình cảm yêu nước được thể hiện qua các ý sau:
* Qua ba áng văn chúng ta cảm nhận được tấm lòng của những người luôn lo lắng, nghĩ suy cho dân, cho nước.
 + Vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ đã nghĩ đến việc dời đô, chọn một vùng đất mới để xây kinh đô nhằm làm cho nước cường, dân thịnh. (0,5đ)
 + Trần Quốc Tuấn lo lắng, căm giận, đau xót trước cảnh đất nước bị xỉ nhục...(0,5)
 + Nỗi niềm dân nước với Nguyễn Trãi không chỉ là niềm trăn trở mà trở thành lý tưởng mà ông tôn thờ: “ Việc nhân nghĩa ... trừ bạo.” (0,5đ)
* Tình cảm yêu nước được phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất hùng cường. 
 + Trong “ Chiếu dời đô” thể hiện nguyện vọng xây dựng đất nước phồn thịnh với sự trị vì của các đế vương muôn đời - quyết tâm dời đô…(0,5đ)
 + “Hịch tướng sĩ ” biểu thị bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, sẵn sàng xả thân vì nước…(.0,5đ)
 + “ Nước Đại Việt ta”, khát vọng ấy đã trở thành chân lý độc lập…(0,5đ)
* Càng yêu nước càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình. 
+ Nhà Lý tuy mới thành lập nhưng vững tin ở thế và lực của đất nước, định đô ở vùng đất “ Rộng mà bằng, cao mà thoáng”...(1đ)
 + Hưng Đạo Vương khẳng định với tướng sĩ có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt…(1đ.)
 + Nguyễn Trãi tự hào về đất nước có nền văn hiến, có truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, có anh hùng hào kiệt.(1đ)
 Kết bài: (1,5đ)
 - Khẳng định khái quát lại vấn đề.
 - Suy nghĩ riêng của bản thân.
 

File đính kèm:

  • docDe HSG van 8 Thanh Van.doc