Đề thi olympic môn hóa học 8 năm học: 2013- 2014 thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc6 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic môn hóa học 8 năm học: 2013- 2014 thời gian: 120 phút ( không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Thanh Oai	 
Trường THCS Thanh Văn 
ĐỀ THI OLYMPIC MÔN HÓA HỌC 8 
Năm học: 2013- 2014
Thời gian: 120’( không kể thời gian giao đề)
 Câu I: (3điểm)
1. Một ô xit có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222 tính hóa trị của Mn.
 Tính hóa trị của nhóm ( NO 3) trong công thức Ba( NO 3)y biết phân tử khối là 261 ( Biết Ba có hóa trị II).
2. Tính số phân tử có trong 34,2g nhôm sunfat Al2(SO4)3. Ở ĐKTC có bao nhiêu lít O2 để có số phân tử bằng số phân tử có trong phân tử nhôm sunfat trên.
 Câu II ( 5 điểm )
1. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các khí riêng biệt sau:
H2, O2, CO2, CO, N2. 
Viết phương trình phản ứng minh họa.
2. Cho sơ đồ phản ứng:
 A 	 B + C
B + H2O 	 D
D + C 	 A + H2O
 Biết hợp chất A chứa Ca, C, O với tỉ lệ Canxi chiếm 40%, oxi chiếm 48%, Cacbon chiếm 12% về khối lượng. Tìm các chất tương ứng với các chữ cái A, B, C, D.
Viết phương trình phản ứng ghi rõ điều kiện phản ứng xảy ra 
(nếu có)
 Câu III: (5 điểm)
1.Cho luồng khí H2 đi qua ống thủy tinh chứa 20g đồng ( II) ôxít nung nóng. Sau phản ứng thu được 16,8g chất rắn. Tính thể tích H2 ở ĐKTC.
2. Đốt cháy a gam hỗn hợp lưu huỳnh và photpho trong bình chứa khí Oxi dư thu được 14,2 gam bột bám trên thành bình và 1 chất khí có mùi hắc khó thở.
a. Cho biết công thức hóa học, tên gọi của chất bột và chất khí nói trên.
b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Biết hỗn hợp đầu chứa 10% tạp chất trơ không tham gia phản ứng và số mol chất bột tạo thành bằng ½ số mol chất khí. 
 Câu IV: 3 điểm 
1. Hòa tan 50g tinh thể CuSO4 . 5H2O vào 390ml H2O thì nhận được 1 dung dịch có khối lượng riêng bằng 1,1g /ml. Tính C% và CM của dung dịch thu được.
2. Trộn tỷ lệ về thể tích ( Đo ở cùng ĐK) như thế nào giữa O2 và N2 để người ta thu được 1 hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 14,75.
 Câu V : ( 4 điểm)
	1/ Cho a gam hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B (chưa rõ hoá trị) tác dụng hết với dd HCl (cả A và B đều phản ứng). Sau khi phản ứng kết thúc, người ta chỉ thu được 67 gam muối và 8,96 lít H2 (ĐKTC).
	a- Viết các phương trình hoá học ?
	b- Tính a ? 
	2/ Dùng khí CO để khử hoàn toàn 20 gam một hỗn hợp Y gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, thu được chất rắn chỉ là các kim loại, lượng kim loại này được cho phản ứng với dd H2SO4 loãng (lấy dư), thì thấy có 3,2 gam một kim loại màu đỏ không tan.
- Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp Y ?	
-Hết-
	Duyệt của BGH	 Người ra đề
 Nguyễn Thị Vân
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
I.1(1,5đ)
I. 2(1,5đ)
Ta có: 55.2 + 16x = 222
x= 7 => Công thức: Mn2O7
Tính được hóa trị của Mn là VII
Ta có: 137 + 60y = 261
y= 2 => Công thức: Ba(NO3)2
hóa trị NO3 là I 
Tính được nAl2(SO4)3= 34,2/342 = 0,1mol
Tính được số phân tử nhôm sun phát= 0,1. 6.1023
Tính được nO2 = nAl2(SO4)3 = 0,1 
Tính thể tích O2 (ĐKTC) = 0,1.22,4 =2,24lit
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
II.1(2,5đ)
II.2(2,5đ)
Nhận biết được đúng mỗi chât( 0,5đx5)
Giả sử lượng A đem phân tích là a gam
mCa = a.40% => nCa = mCa : 40 = 0,01 a
mC = a.12% => nC = mC :12 = 0,01a 
mO = a.48% => nO = mO : 16 = 0,03a
nCa : nC : nO = 0,01: 0,01: 0,03 = 1:1:3
Vậy A là CaCO3
Các phản ứng: 
 CaCO3 CaO + CO2
CaO + H2O Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O
(thiếu điều kiện phản ứng trừ 0,5 số điểm của câu đó)
2,5
1
0,5
0,5
0,5
III.1(2,25đ)
III.2(2,75đ)
Phương trình: CuO + H2 Cu +H2O
Giả sử 20 gam CuO phản ứng hết ta có:
nCu = nCuO = 20/80 = 0,25 mol
=> mCu = 0,25. 64 = 16 gam < 16,8 gam
=> CuO dư
Gọi số mol CuO phản ứng = số mol Cu = x mol
=> Ta có: mCu + mCuOdư = 64x+ (20- 80x)= 16,8
=> x = 0,2 mol
Theo phương trình nH2 = nCuO = 0,2 mol
=> VH2 = 0,2. 22,4 = 4,48 lít 
a, chất bột là P2O5 ( điphôtpho pentaoxit)
chất khí là SO2 ( khí sunfurơ )
b, nP2O5 = 14,2 / 142 = 0,1 mol
=> nSO2 = 0,1. 2= 0,2 mol
Ta có:
 S + O2 SO2	(1)
 4P + 5O2 2P2O5	(2)
Theo phương trình (2) nP = 2nP2O5 = 2. 0,1 = 0,2
mP = 0,2. 31= 6,2 gam
Theo (1) nS= nSO2 = 0,2 mol
mS= 0,2. 32= 6,4 gam
Tổng mS+ mP= 6,2 + 6,4= 12,6 gam
a= 12,6: 90% = 14gam
%mS= 6,4/14. 100% = 45,71%
%mP = 6,2/14. 100 = 44,29%
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
IV.1( 1,5đ)
IV.2(1,5đ)
Ta có mCuSO4 = 50. 160/250 = 32 gam
=> nCuSO4 = 32/ 160 = 0,2 mol
=> mdd = 390 + 50 = 440 gam
=> C% dd= 32/640 .100%= 7,27%
=> Vdd = 400/ 1,1= 400 ml
=> CM = 0,2. 1000/ 400 = 2,5M
MTB hỗn hợp = 14,75. 2= 29,5 gam
Gọi số mol O2, N2 lần lượt là x, y mol
M = (32x + 28y)/ (x+y) = 29,5
x=3, y=4
Do các thể tích ở cùng điều kiện nên
VO2: VN2 = 3:5 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
V.1(2,25 đ)
V.2 (1,75đ)
a, Gọi hóa trị của A là x, B là y 
PTHH: 
A + 2xHCl 2AClx + xH2
B + 2yHCl 2BCly + yH2
b, - Số mol H2: 
nH2 = 8,96: 22,4 = 0,4 mol
mH2= 0,4.2 = 0,8gam
-Theo PTHH => nHCl= 0,4.2= 0,8 mol 
mHCl= 0,8.36,5= 29,2 gam
-Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
a + 29,2= 67 + 0,8 => a= 38,6 gam
a, PTHH : 
CO + CuO Cu + CO2 (1)
3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2 (2)
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2	(3)
-Chất rắn màu đỏ không tan là Cu nên 
nCu = 3,2: 64 = 0,05 mol 
theo PTHH (1) => nCuO= nCu= 0,05 mol
mCuO= 0,05.80= 4 gam
mFe2O3= 20- 4= 16 gam
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docHÓA HỌC 8.doc