Đề thi olympic môn: ngữ văn lớp 7 năm học: 2013 - 2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic môn: ngữ văn lớp 7 năm học: 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 NĂM HỌC: 2013 - 2014 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4điểm) Trong bài thơ Tiếng gà trưa nhà thơ Xuân Quỳnh viết: “…Tiếng gà ai nhảy ổ: Cục…cục tác cục ta Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nói rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 2: (6 điểm) Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau đây: Biểu giá cho tình mẹ Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: - Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la - Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la - Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu - Trông em giúp mẹ: 25 xu - Đổ rác: 1 đô la - Kết quả học tập tốt: 5 đô la - Quét dọn sân: 2 đô la - Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết: - Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí. - Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí. - Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí. - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí. Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN” (Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam) Câu 3: (10điểm) Nhận xét về bài thơ “Rằm tháng giêng”, có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Rằm tháng giêng” là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp”. Bằng những cảm nhận về bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------------------Hết---------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 7 Năm học: 2013-2014 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (4 điểm): Yêu cầu: * Hình thức: ( 1đ) Viết thành đoạn văn, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi cú pháp, lỗi chính tả... * Nội dung: ( 3đ) Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ: Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa. - Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. (0,5đ) - Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ thơ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, người chiến sĩ chìm trong giấy phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ. Người chiến sĩ như thấy mình được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục bước đường hành quân xa ( 1,5đ) - Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn. (1đ) Câu 2: (6,0 điểm) A. Yêu cầu kĩ năng - Trình bày suy nghĩ thành một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Đáp ứng được yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để làm rõ ý nghĩa câu chuyện trên. Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. B. Yêu cầu kiến thức Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý chính sau đây: *.Ý nghĩa câu chuyện Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc. Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống. * Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án: + “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên. + Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ. *Xác định thái độ sống của bản thân C. Biểu điểm Điểm 5->6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, ý tưởng mới mẻ, sáng tạo. Điểm 3->4: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục rõ, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được suy nghĩ riêng. Điểm 2: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên, viết còn sơ lược. Văn chưa lưu loát nhưng diễn đạt được ý. Điểm 1: Nội dung sơ sài, còn lúng túng về phương pháp. Bố cục lộn xộn. Sai nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. Câu 3. (10 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Viết được một bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học. - Trình tự lập luận rõ ràng , chặt chẽ. - Cảm nhận và làm rõ được vấn đề . - Diễn đạt lời văn linh hoạt , tinh tế. - Kĩ năng cảm thụ sâu sắc. b. yêu cầu về kiến thức: 1- Mở bài: (1đ) - Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm. - Nêu vấn đề: Bài thơ là cả một sự hài hòa tuyệt đẹp. 2- Thân bài.( 8đ) - Giới thiệu chung về bài thơ: Là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt độc đáo. Tác phẩm viết về khung cảnh một đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc.(1đ) - Phân tích làm rõ sự hài hòa được thể hiện trong bài thơ: Sự hài hòa trong bài thơ được thể hiện ở các phương diện sau: * Hài hòa giữa màu sắc cổ điển và dáng vẻ hiện đại của con người (3đ) Cụ thể: + Vẻ đẹp của thiên nhiên: Ánh trăng tràn ngập , tỏa sáng một vùng sông nước; tất cả cảnh vật tràn ngập sắc xuân phơi phới. (1,5đ) + Hình ảnh con người: Thi nhân không ẩn mình, tan biến vào thiên nhiên mà xuất hiện với một tư thế ung dung, tự chủ của một con người đang làm chủ thiên nhiên, đang dựa vào thiên nhiên để xoay chuyển lịch sử. Đó là một việc làm vĩ đại.(1,5đ) * Sự hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách chiến sĩ. (3đ) Cụ Thể : + Tâm hồn nghệ sĩ : tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm luôn mở rộng lòng mình để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên (1,5đ) + Cốt cách chiến sĩ: Người thưởng trăng không phải như các tao nhân mặc khách xưa , mà là một con người hành động, một vị lãnh tụ đang “ bàn việc quân” để lãnh đạo nhân dân kháng chiếớ. Con người mang trong mình một ước mơ, hoài bão lớn lao: Lãnh đạo nhân dân đánh giặc cứu nước. ( 1,5đ) - Đánh giá về bài thơ: (1đ) + Là một tác phẩm trữ tình đặc sắc. Bài thơ là sự thể hiện một cách sinh động chất cổ điển và tính hiện đại trong thơ Bác. + Tác phẩm đã cho thấy một tâm hồn thanh cao và một lẽ sống đẹp của Người. 3- Kết bài ( 1đ) - Đánh giá về tác phẩm: Là một bài thơ trăng tuyệt bút của Bác. - Những ảnh hưởng của tác phẩm với bản thân: Kính yêu Bác . Đọc thơ Bác ta càng thêm yêu vẻ đẹp của thiên nhiên… Người duyệt đề Hồng Dương: ngày 15 / 12 / 2013 Tổ Trưởng Người ra đề Nguyễn Khắc Hùng Trần Thị Thanh Huyền
File đính kèm:
- De HSG van 7 Hong Duong.doc