Đề thi olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 NĂM HỌC 2020 – 2021 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (8.0 điểm) Đọc câu chuyện CÁI LẠNH Có sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần. Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ 2 lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ 3 trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: "Tại sao mình lại phải hy sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?" Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: "Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?" Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!" Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: "Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước". Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả 6 người đều đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài, mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn. (Theo “Lời nói của trái tim”, NXB Văn hóa Sài Gòn) Bằng bài văn nghị luận ngắn khoảng 02 trang giấy thi, trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện trên. Câu 2: (12.0 điểm) Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: Tình huống chính là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật; làm rõ tư tưởng nhà văn. Qua hai văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, em hãy làm rõ vai trò của tình huống truyện trong việc thể hiện tính cách, cuộc đời, số phận nhân vật và tư tưởng của các nhà văn. . HẾT . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 – NĂM HỌC 2020 - 2021 Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 (8.0 điểm) 1. Kĩ năng - Biết kết hợp các thao tác lập luận để làm một bài văn nghị luận xã hội, chủ yếu là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. - Ý kiến rõ ràng, thuyết phục. - Bố cục chặt chẽ, lập luận thuyết phục, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc. 0.5 điểm 2. Yêu cầu kiến thức Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: a. Ý nghĩa câu chuyện - Cái hang lạnh và sâu: Hoàn cảnh ngặt nghèo, thử thách con người, là môi trường để bộc lộ bản chất con người. - Que củi, thanh củi, khúc củi: tượng trưng cho những thư quý giá mà mỗi người sở hữu. - Đống lửa: là biểu tượng cho hơi ấm tình người, của sự đoàn kết chia sẻ - Hành động khư khư cầm thanh củi trên tay: Sự ích kỷ nhỏ nhen của mỗi người. - Hình ảnh sáu con người: tượng trưng cho sự khác biệt về màu da, tôn giáo, giới tính, địa vị xã hội Ý nghĩa của câu chuyện: Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài, mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn. Phê phán sự toan tính đầy ích kỷ trong suy nghĩ và hành động. Đề cao tình yêu thương, đoàn kết và chia sẻ vượt lên trên mọi định kiến trước những hoàn cảnh khó khăn, thử thách. 2.5 điểm b. Những suy nghĩ được gợi lên từ câu chuyện trên - Cuộc sống còn có những khó khăn, gian nan và thử thách mà con người không tự mình giải quyết được. Trong hoàn cảnh ấy, việc con người nắm tay, xích lại gần nhau hình thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, sưởi ấm tâm hồn để vượt qua những gian lao là cần thiết. - Làm thế nào để vượt lên trên sự toan tính ích kỷ và những thành kiến + Hiểu được ý nghĩa giá trị của cho và nhận (phân tích dẫn chứng từ câu chuyện và trong cuộc sống) + Hiểu được vai trò, sức mạnh của đoàn kết, chia sẻ đặc biệt là trước những khó khăn thử thách của cuộc sống. (phân tích dẫn chứng từ câu chuyện và thực tiễn cuộc sống.) 3.5 điểm c. Phê phán những con người sống nhỏ nhen, ích kỷ, toan tính chỉ biết nghĩ đến bản thân đã làm mất đi những mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp. (phân tích dẫn chứng từ câu chuyện và thực tiễn). 1.0 điểm d. Rút ra bài học bản thân - Hãy mở lòng ra để sống chan hòa, cảm thông, chia sẻ với nỗi đau, khó khăn của người khác. - Hãy biết đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. 0.5 điểm 2 (12.0 điểm) Kỹ năng: - Bài văn nghị luận có bố cục chặt chẽ rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, không sai ngữ pháp, chính tả. - Luận điểm luận cứ rõ ràng, mạch lạc tập trung làm nổi bật được vấn đề cần nghị luận. 1.0 điểm Kiến thức: Học sinh có thể có những hướng tiếp cận khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý cụ thể như sau: 1. Nêu được vai trò của việc xây dụng tình thế (tình huống) trong truyện - Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm. Tại sự kiện ấy bản chất, tâm trạng hay tính cách nhân vật hiện lên sắc nét. - Ý tưởng của tác giả cũng được bộc lộ trọn vẹn - Tạo tình huống là phần quan trọng nhất của quy trình sáng tạo một truyện ngắn. - Truyện “Lão Hạc” của Nam cao và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là những tác phẩm rất thành công trong việc tạo dựng tình huống truyện. 2.0 điểm 2. Tình thế truyện trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ” a. Văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao) - Xây dựng nhân vật Lão Hạc, Nam Cao đặt nhân vật của mình vào trong tình huống hành động: - Tình huống 1: Lão phải lựa chọn giữa việc bán hay không bán “cậu Vàng”. Tình huống ấy khiến Lão Hạc đau khổ, dày vò tâm trạng nặng trĩu. Đó chính là lúc tình thương con sâu sắc, âm thầm cùng với lòng nhân hậu của Lão được bộc lộ sâu sắc nhất. - Tình huống 2: Lão Hạc phải trực tiếp lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Chính tình huống này đã làm nổi rõ cuộc đời đầy bế tắc cùng lòng tự trọng, nhân cách cao cả của Lão Hạc. Đồng thời tạo ra giá trị hiện thực sâu sắc cho tác phẩm. 4.0 điểm b. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. - Xây dựng nhân vật chị Dậu, nhà văn Ngô Tất Tố cũng đặt nhân vật của mình vào trong tình huống hành động buộc phải lựa chọn bảo vệ chồng hay tiếp tục để chúng đánh trói hành hạ. - Tình huống 1: Gia đình chị thuộc hạng cùng đinh nhất nhì của làng, chị đã phải bán tất cả những gì có thể bán, thậm chí bán cả đứa con nhưng vẫn còn nợ nhà nước một xuất sưu của người em chồng đã chết nên anh Dậu bị chúng bắt trói, đánh đập, hành hạ. Tình huống này đã làm nổi bật cái nghèo, cái đói đến cùng cực của người nông dân đương thời, đồng thời làm nội bật sự tàn bạo của giai cấp thống trị. - Tình huống 2: Anh Dậu – chồng chị vừa mới tỉnh dậy chưa kịp ăn gì thì bọn cai lệ và người nhà Lí trưởng ập đến đòi sưu và bắt trói anh Dậu. Ở tình huống này buộc chị Dậu tìm cách để bảo vệ chồng khỏi sự đánh đập, hành hạ. Qua đó bộc lộ tấm lòng yêu thương chồng sâu sắc; sự thông minh, hiểu biết và tiềm tàng sức mạnh phản kháng của chị mà cũng là của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời bộ mặt tàn bạo, bất nhân của giai cấp thống trị cũng được bộc lộ rõ qua các nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng. 4.0 điểm c. Tư tưởng, tấm lòng của các nhà văn Phản ánh chân thực đời sống xã hội thực dân phong kiến đương thời. Qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca trước vẻ đẹp và niềm cảm thương sâu sắc của các nhà văn đối với số phận, cuộc đời bất hạnh của người nông dân. Đồng thời thể hiện sự bất bình trước những bất công, tàn bạo của giai cấp thống trị. 1.0 điểm HẾT
File đính kèm:
- de_thi_olympic_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2021_co_dap_an.docx