Đề thi olympic môn Vật lí lớp 6 năm học 2013 - 2014 - Trường THCS Bình Minh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi olympic môn Vật lí lớp 6 năm học 2013 - 2014 - Trường THCS Bình Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT THANH OAI ĐỀ THI OLYMPIC MÔN VẬT LÍ LỚP 6 Trường THCS Bình Minh Năm học 2013-2014 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (2đ) Có thể lấy ra 0,8 kg đường từ một túi đường 1kg bằng cân rô bec van và một quả cân 400 g được không ? nếu có thì bằng những cách nào ? Câu 2: (2đ) Bạn Trâm có một bức tượng vũ nữ nhỏ, muốn xác định xem bức tượng được làm bằng chất gì , trong khi bạn chỉ có một cái cân và một bình chia độ có thể bỏ lọt bức tượng vào. Em hãy giúp Trâm làm việc đó. Câu 3: (2đ) Đường sắt từ Hà Nội đi Thái Nguyên dài khoảng 100 km, được ghép từ 80000 thanh ray bằng sắt. Giữa các thanh ray sắt người ta bớt một khoảng trống nhỏ. Em hãy cho biết làm như vậy có tác dụng gì ? Giả sử cứ tăng thêm 1 0C thì mỗi thanh ray lại dài thêm ra 0,01mm, hỏi nếu nhiệt độ tăng thêm 200C thì đường sắt Hà Nội- Thái Nguyên dài thêm bao nhiêu m? Câu 4: (2đ) Tại sao lò sưởi phải đặt ở dưới nền nhà, còn máy điều hòa nhiệt độ thì thường đặt ở trên cao ? Câu 5: (3đ)Nếu dùng một cái bình chứa đầy nước thì khối lượng nước trong bình là 5 kg, hỏi dùng chiếc bình này đựng đầy rượu thì khối lượng rượu trong bình là bao nhiêu kg? (biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, khối lượng riêng của rượu là 800 kg/m3) Câu 6: (3đ) Một chất lỏng A có khối lượng lớn gấp 3 lần khối lượng của chất lỏng B. Thể tích của B lớn gấp 6 lần thể tích của vật A. So sánh khối lượng riêng của A và B? Nếu đem hai chất lỏng này trộn lẫn vào nhau thì khối lượng riêng của hỗn hợp lớn hơn hay nhỏ hơn mấy lần khối lượng riêng của chất lỏng A, chất lỏng B? Câu 7: (6đ) Một vật có khối lượng 45 kg được đưa lên cao 6 m bằng hai cách: Sử dụng hệ thống có 1 ròng rọc động và một ròng rọc cố định. Tính lực kéo vật ở đầu dây sao cho vật chuyển động đi lên đều (bỏ qua khối lượng của ròng rọc động ; dây kéo và ma sát) Sử dụng một mặt phẳng nghiêng dài 18 m. Tính lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng sao cho vật chuyển động lên đều (bỏ qua ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng. Thực tế khi sử dụng hệ thống rỏng rọc thì không thể bỏ qua khối lượng của ròng rọc động và dây kéo và ma sát làm lực kéo vật là 250 N. Tính lực thắng trọng lượng của ròng rọc động, dây kéo và ma sát Thực tế khi sử dụng mặt phẳng nghiêng có ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng nên lực kéo vật tăng thêm 5% nữa, tính lực kéo vật lên trên mặt phẳng nghiêng đó. ----------------------------- Đáp án và biểu điểm đề thi Olympic môn Vật lí lớp 6 Năm học 2013-2014 Câu Nội dung Điểm 1 Có 2 cách : học sinh nêu đủ 2 cách được điểm tối đa Cách 1: - Điều chỉnh cân thăng bằng - Đặt lên đĩa cân quả cân 400 g (= 0,4 kg ) , đĩa cân bên kia đổ đường lên sao cho cân thăng bằng lấy được 0,4 kg đường. - Làm tiếp lần thứ 2 thì lấy được 0,8 kg đường Cách 2: - Điều chỉnh cân thăng bằng - Đặt lên đĩa cân quả cân 400 g (= 0,4 kg ) , đĩa cân bên kia đổ đường lên sao cho cân thăng bằng lấy được 0,4 kg đường. Trong túi còn lại 0,6 kg đường - Bỏ quả cân ra khỏi đĩa, lấy 0,4 kg đường đó chia đều sang hai đĩa cân sao cho cân thăng bằng, lấy được 0,2 kg mỗi bên. Đổ 0,2 kg đường vào túi còn 0,6 kg ta được 0,8 kg đường (1đ) (1đ) 2 Nêu được cách bước Bước 1: Dùng cân để xác định khối lượng của bức tượng (kg) Bước 2: đo thể tích của vật bằng bình chia độ Lấy nước vào bình chia độ ghi mực nước ban đầu V1 . cho bức tượng vào ghi mực nước dâng tới mực V2 . Lấy V = V2 – V1 được thể tích bức tượng V, đổi ra đơn vị m3 Bước 3: Tính khối lượng riêng theo công thức D=m:V (kg/m3) 0,5 đ 1đ 0,5 đ 3 - Giữa các thanh ray sắt có bớt khoảng trống nhỏ để cho các thanh ray có chỗ giãn nở và co lại vì nhiệt theo thời tiết. Nếu không bớt mà đặt thật khít nhau, khi nhiệt độ cao chúng nở ra gây ra lực lớn làm bật tung đường ray sắt nguy hiểm cho đoàn tàu chạy qua. - Do có những khoảng trống giữa các thanh ray sắt nên khi tăng nhiệt độ vẫn đủ chỗ cho các thanh ray nở dài ra, vì vậy quãng đường sắt từ Hà Nội đến Thái nguyên vẫn không thay đổi chiều dài, hoặc có dài thêm thì rất ít bởi hai thanh ray ở hai đầu đường sắt nở thêm 0,01mm x 20 = 0,2mm không đáng kể 1đ 1đ 4 - Lò sưởi phải đặt dưới nền nhà để không khí gần nguồn nhiệt được làm ấm nóng lên, nở ra, khối lượng riêng giảm đi và nhẹ hơn không khí lạnh ở trên nên nó bay lên, làm không khí lạnh ở trên chuyển động xuống dưới, lại tiếp tục được làm nóng lên, cứ như vậy làm cả phòng được nóng lên. - Máy điều hòa nhiệt độ thường đặt trên cao để trong mùa nóng máy thổi ra khí lạnh hơn không khí bên ngoài nên khí lạnh đi xuống dưới, khí nóng ở dưới đi lên cứ như vậy làm mát cả phòng. 1đ 1đ 5 Thể tích bình là: V = m: D = 5:1000 = 0,005 m3 Khi chứa đầy rượu khối lượng rượu trong bình là: m’ = V.D’ = 0,005 x 800 = 4 (kg) (thiếu công thức tính trừ 0,5 đ một công thức) 1,5đ 1,5 đ 6 a) mA = 3mB mB = 1/3VA ; VB = 6 VA VA = 1/6 VB DA = mA : VA = 3mB : 1/6 VB = 18 DB DB = mB : VB Vậy khối lượng riêng của chất A gấp 18 lần khối lượng riêng của chất B b) Đem trộn lẫn ta có m = mA + mB = (1+1/3)mA = 4/3 mA V = VA + VB = 7VA D = m :V = 4/3 mA : 7 VA = 4/21 DA Tương tự D = 4mB : (1+1/6) VB = 4mB : 7/6 VB = 24/7 DB Vậy khối lượng riêng của hỗn hợp nhỏ hơn 4/21 khối lượng riêng của chất A và lớn hơn 24/7 khối lượng riêng của chất B 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 7 a) Sử dụng 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động thì được lợi 2 lần về lực (bỏ qua trọng lượng ròng rọc động và dây kéo) Vậy lực kéo vật là F = ½ P = ½ .10.m = ½ .10 .45 = 225 (N) b) Sử dụng mặt phẳng nghiêng (bỏ qua ma sát )ta có P.h = F.l F = P.h/l F = 10.m.6 /18 = 10.45.6/18 = 150 (N) Vậy lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng là 150 N c) Lực thắng trọng lượng ròng rọc động, dây kéo và ma sát là 250 – 225 = 25 (N) d) 5% Lực kéo vật là 5% . 150 = 7,5 N Vật lực kéo vật khi có ma sát trên mặt phẳng nghiêng là 150 + 7,5 = 157,5 (N) 1 đ 0,5 đ 0.5 đ 1đ 1,5 đ 0,5 đ 1đ (Nếu thiếu công thức trong các bài tập thì trừ 0,25 điểm cho mỗi công thức) Nếu học sinh làm cách khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa) Bình Minh, ngày 21 tháng 03 năm 2014 TM NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Duyên
File đính kèm:
- De HSG ly 6 Binh Minh.doc