Đề thi Olympic Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Hải Dương
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Olympic Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH TIỂU HỌC LỚP 5 Năm học : 2012 - 2013 Thời gian làm bài : 60 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 điểm Hãy lựa chọn và ghi lại đáp án đúng trong mỗi câu sau vào bài thi Câu 1: Từ "rắn" trong câu "Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe nở, màu vàng nhạt." là: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 2: Dòng nào nêu đúng bộ phận vị ngữ của câu "Hoa phượng đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè."? A. cháy rực suốt hè B. bồng bềnh cháy rực suốt hè C. đón lấy đủ sắc thắm của hoa gạo, hoa vông, bồng bềnh cháy rực suốt hè Câu 3: Dãy từ nào dưới đây toàn gồm các từ đồng nghĩa với nhau? A. li ti, bé xíu, nhỏ tí, tí tách B. lóng lánh, long lanh, lúng liếng, lấp lánh C. rộn ràng, phơi phới, náo nức, rạo rực Câu 4: Từ "sắc" trong câu nào dưới đây đồng âm với từ "sắc" trong những câu còn lại? A. Chiều tà, những áng mây ánh lên những sắc đỏ. B. Trong vườn, muôn hoa đang khoe sắc dưới nắng xuân ấm áp. C. Dì Lan sắc thuốc cho bà. Câu 5: Số tự nhiên lớn nhất được viết bởi các chữ số khác nhau và tổng các chữ số của nó bằng 23 là: A. 7643210 B. 854321 C. 8543210 Câu 6: Ba can giống nhau đựng đầy xăng. Tổng số xăng trong ba can là 37,5 lít. Vậy lượng xăng trong 1 can đó là: A. 12,5 lít B. 7,5 lít C. 10 lít Câu 7: Một chiếc tủ nếu bán với giá x đồng thì lỗ 10% so với giá vốn, nếu bán với giá y đồng thì lãi 10% so với giá vốn. Tỉ số của y và x là: A. B. C. Câu 8: Trường Đoàn Kết có tất cả 735 học sinh. Câu nói nào sau đây là đúng? A. Trường đó có ít nhất 3 bạn cùng ngày sinh. B. Trường đó có ít nhất 5 bạn cùng ngày sinh. C. Trường đó có ít nhất 7 bạn cùng ngày sinh. Câu 9: Các đồ vật như đỉnh, kèn, cồng, chiêng được làm từ vật liệu gì? A. Đồng B. Hợp kim của đồng C. Hợp kim của nhôm Câu 10: Anh La Văn Cầu đã nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu trong chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 B. Chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950 C. Chiến dịch Điện Biên Phủ Câu 11: Ở nước ta cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở: A. Vùng núi và cao nguyên B. Đồng bằng C. Ven biển và hải đảo Câu 12: Em đang đi xe đạp trên một đoạn đường nhỏ, bỗng nhìn thấy phía trước có hai xe ô tô lao tới tới. Em sẽ chọn cách nào cho hợp lý và an toàn: A. Phóng nhanh về phía trước để mau chóng vượt qua chỗ nguy hiểm. B. Quay xe lại. C. Dừng xe và đứng sát mép đường đợi cho 2 ô tô đi qua rồi đi tiếp. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Đội tuyển Olympic học sinh Tiểu học của 3 trường A, B, C gồm 36 em. Biết 40% số học sinh của đội tuyển trường A bằng 50% số học sinh của đội tuyển trường B và bằng số học sinh số đội tuyển trường C. Hỏi mỗi trường có bao nhiêu học sinh dự thi Olympic? Câu 2: Cho tam giác MNP có góc M vuông. Trên cạnh MP lấy điểm Q sao cho , từ Q kẻ đường vuông góc với MP cắt NP tại K. a) So sánh SD MNQ với SD MNP. b) Biết độ dài cạnh MN là 4,5 m. Tính độ dài đoạn KQ. Câu 3: Mùa xuân gọi dậy chồi non Gọi bông hoa nở xoe tròn trên cây Gọi cơn nắng ấm tràn đầy Gọi con sáo vỗ cánh bay tìm đàn Gọi cho con én bay sang Gọi cơn gió thoảng mơ màng tiếng xuân. Dựa vào đoạn thơ trên và bằng cảm nhận của mình em hãy tả cảnh mùa xuân trên quê hương em. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI OLYMPIC HỌC SINH TIỂU HỌC TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM HỌC 2012 - 2013 I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C C C C B B A B B A C II - PHẦN TỰ LUẬN (13 điểm): Câu 1 (3 điểm): ; Ta có: số học sinh của đội tuyển trường số học sinh của đội tuyển trường số học sinh của đội tuyển trường C. Hay số học sinh của đội tuyển trường số học sinh của đội tuyển trường số học sinh của đội tuyển trường C. Ta có sơ đồ: Trường A: Trường B: 36 học sinh Trường C: Giá trị 1 phần là : 36 : (5 + 4 + 3) = 3 (học sinh) Số học sinh của đội tuyển trường A là: 3 x 5 = 15 (học sinh) Số học sinh của đội tuyển trường B là: 3 x 4 = 12 (học sinh) Số học sinh của đội tuyển trường C là: 3 x 3 = 9 (học sinh) Đáp số : Trường A : 15 học sinh Trường B : 12 học sinh Trường C : 9 học sinh 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm Câu 2 (3 điểm): a) Vì Xét và có: + Chung chiều cao hạ từ đỉnh N xuống MP + Đáy MQ = đáy MP => SD MNQ = SD MNP (1) * Cách giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa b) Vì NM và KQ cùng vuông góc với MP => NM song song với KQ => KNMQ là hình thang Nối K với M Xét DNKM và DNMQ có: + Chung đáy NM + Chiều cao bằng nhau (vì đều là chiều cao hình thang KNMQ) => S DNKM = S DNMQ (2) Từ (1) và (2) => S DNKM = S DNMP => S DKMP = S DNMP Xét DKMP và DNMP có: + Chung đáy MP + S DKMP = S DNMP => Chiều cao chiều cao NM Vậy độ dài đoạn KQ là: (m) Đáp số: a) SD MNQ = SD MNP b) 2,7 m 0,5 điểm 0,25 điểm 1,25 điểm 1 điểm Câu 3 (5 điểm): Đảm bảo đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài * Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn cảnh định tả là mùa xuân trên quê hương em. * Thân bài: Những nét điển hình của thiên nhiên mùa xuân. - Bầu trời sáng ra và cao hơn, ... - Nắng xuân ấm áp, dịu dàng, ... - Cây cối đâm chồi nảy, lộc, muôn hoa đua nở ... - Chim chóc ca hót líu lo: Chim sáo vỗ cánh bay tìm đàn, chim én chao liệng ... - Mưa xuân, ... gió xuân hây hẩy nồng nàn, ... - Tâm trạng mọi người xốn xang, rạo rực đón mùa xuân mới, một năm mới với nhiều niềm vui, nhiều hứa hẹn. * Kết bài: Nêu cảm xúc của người viết về cảnh đẹp mùa xuân * Lưu ý: + Học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, câu văn đúng ngữ pháp; thể hiện được sự quan sát tinh tế, hồn nhiên; có sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa ...); không sai chính tả thì cho điểm tối đa. + Bài viết sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả: Toàn bài trừ 0,5 điểm. + Bài viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên: Toàn bài trừ 1,0 điểm. + Tùy theo mức độ bài làm của học sinh, giám khảo cho điểm theo các mức: 5 - 4, 5 - 4 - 3, 5 - 3 - 2. 5 - 2 - 1, 5 - 1 - 0, 5. * Bài văn lạc đề: không cho điểm. 0,5 điểm 0,5 điểm 2,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm
File đính kèm:
- DE OLIMPIC- SO 4.zip.docx