Đề thi Quy định về 10 tiêu chí xếp loại thi đua
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Quy định về 10 tiêu chí xếp loại thi đua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lí do chọn đề tài: Vấn đề thi đua ở các nhà trường từ lâu đã được các đồng chí CBQL nói riêng, toàn thể đội ngũ CBGV NV quan tâm xây dựng. Song để có được một quy định về vấn đề xếp loại thi đua sao cho phù hợp với cấp học, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và đặc thù của ngành mà đánh giá đúng được năng lực hoạt động của các cá nhân trong đơn vị, để mọi người lấy đó làm động lực phấn đấu, làm nguyên tắc làm việc, làm mốc để so sánh mình với đồng nghiệp thì đó vẫn còn đang là vấn đề mong mõi của mỗi đồng chí CBQL ở các trường học bây giờ. Để phần nào đáp ứng được nhu cầu đó, trong những năm học qua tôi cũng đã nghiên cứu, xây dựng và mạnh dạn đưa vào áp dụng tại đơn vị Quy định về 10 tiêu chí xếp loại thi đua. Trong quá trình thực hiện những năm học qua đã có sữa đổi, bổ sung để quy định được hoàn chỉnh và phù hợp hơn. Năm học này tôi quyết định chọn đề tài “Quy định về 10 tiêu chí xếp loại thi đua” để các đồng, chí đồng nghiệp, đặc biệt là các đồng chí CBQL các nhà trường tham khảo, đóng góp ý kiến bổ sung để quy định này được hoàn chỉnh hơn và có thể áp dụng trong thực tế tại các nhà trường nhằm thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong CBGV NV từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. II.Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài tập trung nghiên cứu các tiêu chí xếp loại thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CBGV NV nhà trường THCS hàng tháng, học kỳ và năm học nhằm làm căn cứ để Ban thi đua nhà trường, Ban giám hiệu đặc biệt là tổ chuyên môn có cơ sở để đánh giá tổ viên, cán bộ công chức cuối năm học một cách chính xác, khoa học và khách quan. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên những vấn đề có liên quan như thi đua của các tổ, của các lớp và của học sinh sẽ được đề cập đến trong các đề tài tiếp theo. Quy định này đã áp dụng tại đơn vị trường THCS Định Hưng trong hai năm học (năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011) được CBGV NV đồng tình ủng hộ và thực hiện khá hiệu quả. III.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 1.Thực trạng. Hiện nay đã có khá nhiều tài liệu về vấn đề xếp loại thi đua đối với các ngành nói chung và với ngành giáo dục nói riêng như Thông tư 30/2009/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tài liệu hướng dẫn kiểm định chất lượng THCS, tài liệu chuẩn Hiệu trưởng, tài liệu chuẩn giáo viên THCS... các tài liệu nói trên tuy có đề cập đến vấn đề quy định chuẩn nghề nghiệp, quy định về xếp loại thi đua nhưng để cụ thể hoá cho một cấp học nào đó, hoặc cụ thể hoá thành quy định để đánh giá xếp loại quá trình công tác của CBGV NV hàng tháng, hàng kỳ hay cả năm học thì chưa có, chưa cụ thể. Phần lớn các tài liệu trên mới chỉ là căn cứ để xây dựng thành quy định xếp loại thi đua cụ thể ở các cấp học ở mỗi đơn vị. Trong thực tế mỗi trường đều đã có đưa ra một quy định để đánh giá, xếp loại CBGV NV, tuy nhiên để có một quy định chung cho các trường thuộc một cấp học nào đó thì quả thật rất khó bởi vì điều kiện mỗi đơn vị mỗi khác, từ điều kiện cơ sở vật chất, tình hình đội ngũ, tình hình học sinh... 2.Kết quả của thực trạng. Từ thực trạng trên chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra quy định về 10 tiêu chí xếp loại thi đua hàng năm để làm căn cứ cho CBGV NV phấn đấu và thực hiện các quy chế của ngành, của nhà trường... và trong ba năm qua thấy có hiệu quả khá tốt: -Đảm bảo sự công bằng giữa các thành viên trong hội đồng nhà trường -Mọi người có căn cứ, có động lực và mốc phấn đấu ngay từ đầu năm học. -Các thành viên trong hội đồng hoạt động tích cực, tự giác và có nề nếp hơn. -Kết quả các phong trào hoạt động của nhà trường và chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. -Hội đồng thi đua của nhà trường không phải gặp khó khăn trong quá trình xét thi đua học kỳ và cuối năm học. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Các căn cứ để xây dựng quy định xếp loại thi đua. -Căn cứ vào điều 68, điều 71, 72 và 73 của luật lao động Nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. -Căn cứ vào Điều lệ trường Trung học cơ sở và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. -Căn cứ quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng. -Căn cứ công văn số 95/GDYĐ ngày 10 tháng 5 năm 2011 hướng đẫn về công tác thi đua khen thưởng năm học 2010-2011. -Căn cứ vào tiêu chuẩn xếp loại CBCC và điều kiện thực tế của nhà trường. II.Xây dựng các tiêu chí. 1.Công tác chuẩn bị cho xây dựng các tiêu chí. -Dự thảo các tiêu chí. -Đưa ra Hội đồng thi đua góp ý, điều chỉnh bổ sung từng tiêu chí một cách khách quan. -Tổng hợp các ý kiến góp ý điều chỉnh để hoàn chỉnh quy định. -Thông qua Hội đồng nhà trường quy định về các tiêu chí thi đua sau khi đã điều chỉnh bổ sung nếu không có ý kiến khác cần điều chỉnh. Khi đó phát hành cho mỗi cá nhân một bản làm căn cứ để thực hiện và hàng tháng, hàng kỳ và cuối năm học tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mình. -Việc xây dựng các tiêu chí cần đảm bảo tính khách quan, bám vào các quy định, các văn bản chỉ đạo... nhằm cụ thể hoá các nội dung thành các tiêu chí và được đánh giá bằng điểm số sao cho người đánh giá dễ hiểu và dễ thực hiện, quá trình đánh giá được đầy đủ nội dung, không bị chồng chéo, thang điểm cụ thể cho từng loại có điểm “min” và điểm “max”. 2.Các tiêu chí cụ thể. Tiêu chí 1. Chấp hành giờ giấc, ngày công (20 điểm) -Loại tốt: (17-20 điểm) Chấp hành giờ giấc, ngày công tốt (Nghỉ có lí do không quá 3 ngày trong tháng) -Loại khá: (14->16 điểm) Chấp hành giờ giấc còn chậm 3 đến 5 phút từ 1 đến 2 lần trong tháng; nghỉ có lí do 4 ngày->10 ngày/tháng -Loại TB: (10->13 điểm) Chấp hành giờ giấc còn chậm >5 phút -> 10 phút từ 1->2 lần trong tháng. Nghỉ có lí do từ 11 đến 15 ngày trong tháng, -Loại yếu: (<=9 điểm) Các trường hợp còn lại. *Ghi chú: Những trường hợp chậm hoặc nghỉ có lí do đặc biệt thì BGH, BCH công đoàn xem xét sau. Tiêu chí 2. Hồ sơ (20 điểm) -Loại tốt: (17-20 điểm) Đúng quy định, đủ số lượng, sạch đẹp, chi tiết khoa học. -Loại khá: (14->16 điểm) Đủ số lượng, trình bày khoa học, còn thiếu sót nhỏ -Loại TB: (10->13 điểm) Đủ số lượng cơ bản, trình bày chưa thật khoa học, còn thiếu sót. -Loại yếu: (<=9 điểm) Không đủ số lượng quy định, trình bày cẩu thả, còn sai sót nhiều... Tiêu chí 3. Tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. (10 điểm) -Loại tốt: (9->10 điểm) Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết của ngành, của đoàn thể, có tinh thần đoàn kết cao, có lối sống đạo đức trong sáng lành mạnh, có tinh thần phê và tự phê tốt. -Loại khá: (7->8 điểm) Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, các chỉ thị nghị quyết của ngành, của đoàn thể, có tinh thần đoàn kết, có lối sống đạo đức trong sáng lành mạnh, có tinh thần phê và tự phê. -Loại TB:(5->6 điểm) Chấp hành đường lối chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, các chỉ thị nghị quyết của ngành, của đoàn thể, có tinh thần đoàn kết, có lối sống đạo đức trong sáng lành mạnh, có tinh thần phê và tự phê còn hạn chế. -Loại yếu:(<=4 điểm) Chấp hành chưa tốt chế độ chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước, thiếu tinh thần đoàn kết, chứa có tinh thần phê và tự phê. Tiêu chí 4. Tinh thần học tập nâng cao trình độ (10 điểm) -Loại tốt: (9->10 điểm) Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giáo dục, tích cực tự học, tự BDTX, dự giờ học tập rút kinh nghiệm đạt tối thiểu 3 tiết/tháng (không tính tiết dự giờ thao giảng) -Loại khá: (7->8 điểm) Biết ứng dụng CNTT trong giáo dục, tự học, tự BDTX đạt khá, dự giờ học tập rút kinh nghiệm đạt tối thiểu 2 tiết/tháng (không tính tiết dự giờ thao giảng) -Loại TB: (5->6 điểm) Ứng dụng CNTT trong giáo dục còn hạn chế, tự học, tự BDTX đạt từ TB trở lên, dự giờ học tập rút kinh nghiệm đạt tối thiểu 1 tiết /tháng (không tính tiết dự giờ thao giảng) -Loại yếu: (< =4 điểm) Không biết sử dụng CNTT trong giáo dục tự học tự BDTX yếu, không dự giờ học tập rút kinh nghiệm (không tính tiết dự giờ thao giảng) Tiêu chí 5. Thông tin báo cáo (10 điểm) -Loại tốt:(9->10 điểm) Đầy đủ, chính xác, kịp thời, cho điểm vào sổ, máy tính kịp thời -Loại khá:(7->8 điểm) Chậm 1 ngày/lần báo cáo/ tháng -Loại TB: (5->6 điểm) Chậm trên 2 ngày/ lần báo cáo/ tháng, -Loại yếu: (< =4 điểm) Các trường hợp còn loại. Tiêu chí 6. Tài chính (10 điểm) -Loại tốt: (9->10 điểm) Thu và nộp đầy đủ, đúng hạn. Các khoản đóng góp khác kịp thời. -Loại khá: (7->8 điểm) Thu và nộp vào quỹ chậm không quá 500 000 đồng. Các khoản đóng góp khác còn chậm không quá 3 ngày theo quy định. -Loại TB: (5->6 điểm) Nộp vào quỹ chậm, nợ trên 500 000 đồng Các khoản đóng góp khác còn chậm từ 3 ngày đến 1 tuần theo quy định. -Loại yếu: (<=4 điểm) Các trường hợp còn lại Tiêu chí 7. Hoạt động đoàn thể. (10 điểm) (Sinh hoạt CLBTDTT, sinh hoạt nữ công, các hoạt động văn hóa văn nghệ trong các ngày lễ...) -Loại tốt: (9->10 điểm) Tham gia sinh hoạt CLB TDTT,(ít nhất 1 tháng 3 lần) các hoạt động đoàn thể khác đúng thời gian quy định, tích cực. -Loại khá: (7->8 điểm) Tham gia sinh hoạt CLB TDTT, (ít nhất 1 tháng 2 lần) các hoạt động đoàn thể khác đúng thời gian quy định, chậm sinh hoạt không quá 2 lần trong tháng. -Loại TB: (5->6 điểm) Tham gia sinh hoạt CLB TDTT,(ít nhất 1 tháng 1 lần) các hoạt động đoàn thể khác (chậm sinh hoạt không quá 4 lần trong tháng). -Loại yếu: (<=4 điểm) Các trường hợp còn lại. Ghi chú: Trường hợp CBGV NV ốm đau, thai- sản thì miễn sinh hoạt CLB TDTT và một số các hoạt động đoàn thể khác nếu có (Điểm tiêu chí tối đa là 8 điểm và xếp loại khá) Tiêu chí 8. Hiệu quả công tác.(20 điểm)-Tính cho từng học kỳ -Loại tốt: (17->20 điểm) Giờ dạy giỏi, chất lượng môn phụ trách vượt chỉ tiêu phấn đấu. -Loại khá:(14->16 điểm) Giờ dạy khá trở lên, chất lượng môn phụ trách đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu -Loại TB: (10->13 điểm) Giờ dạy TB trở lên, chất lượng môn phụ trách đạt chỉ tiêu phấn đấu hoặc tụt không quá 2%. -Loại yếu: (2%. Ghi chú: - Khi cho điểm vào sổ và vào máy tính có sai sót hoặc sửa điểm không đúng qui định (mỗi điểm vào sổ, vào máy sai hoặc sửa không đúng qui định trừ 5 điểm). -Trường hợp vào điểm sai, sửa điểm đúng qui định từ 3 đến dưới 7 con điểm/môn/lớp mỗi điểm sửa trừ 1 điểm. -Trường hợp sổ bẩn do bảo quản hoặc sai sót nhiều BGH có thể yêu cầu thay sổ mới khi cần thiết (những đồng chí có sai sót trong quá trình làm sổ đó cùng phải chịu trách nhiệm). Tiêu chí 9. Công tác chủ nhiệm, kiêm nhiệm (10 điểm)-Tính cho từng học kỳ. -Đối với GVCN nếu lớp xếp loại Tiên tiến học kỳ thì cộng 5 điểm. Lớp yếu kém trừ 3 điểm. -Đối với các đồng chí kiêm nhiệm công tác khác (Bí thư chi đoàn, tổng phụ trách đội, tổ trưởng, công đoàn, hội chữ thập đỏ..) hoàn thành tốt nhiệm vụ thì cộng 5 điểm, nếu chưa hoàn thành nhiệm vụ còn bị nhắc nhở trừ 3 điểm. -Những đồng chí không kiêm nhiệm, không chủ nhiệm thì không tính điểm. (Tối đa được cộng 10 điểm cho những đồng chí kiêm nhiệm nhiều công việc, nếu công việc nào làm chưa tốt thì trừ điểm công việc đó theo quy định trên). Tiêu chí 10. SKKN-ĐDDH.(10 điểm)- Sử dụng đánh giá cả năm -Loại tốt: (9->10 điểm) Xếp loại A cấp trường. -Loại khá:(7->8 điểm) Xếp loại B cấp trường. -Loại TB: (5->6 điểm) Xếp loại C cấp trường -Loại yếu:(<= 4 điểm) Xếp loại D cấp trường (không có SKKN = 0 điểm) Ghi chú: Điểm thưởng (phạt): Dùng cộng vào để tính điểm TB năm -Tham gia thao giảng GV Giỏi cấp huyện cộng 2 điểm, cấp Tỉnh cộng 6 điểm. -Đạt giờ giỏi cấp huyện cộng 5 điểm, đạt giờ giỏi cấp tỉnh cộng 10 điểm. -Có đồng đội học sinh giỏi huyện xếp thứ 15 thì cộng 1 điểm, từ thứ 16 đến thứ 20 không tính điểm, từ thứ 20 vượt hoặc tụt 1 bậc cộng hoặc trừ 1 điểm). -Có HS bám giải cấp huyện: (Nhất, Nhì, Ba, KK cộng điểm 4; 3; 2; 1 điểm). HS đạt vòng 1 đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh mỗi em cộng 3 điểm, vòng 2 cộng 5 điểm không có học sinh được vào vòng 1 đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh trừ trừ 3 điểm . - Có HS bám giải cấp cụm: (Nhất, Nhì, cộng điểm tương ứng 2; 1; điểm). Không có học sinh bám giải cấp Cụm trừ 2 điểm. Xếp đồng đội cấp Cụm Nhất cộng 2 điểm, Nhì cộng 1 điểm; xếp thứ 3 trừ 1 điểm xếp thứ 4 trừ 2. - Có HS giỏi cấp tỉnh cộng 10 điểm. Trên đây là 10 tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng, học kỳ và năm học trong quá trình thực hiện nếu thấy có điểm nào chưa phù hợp thì Hội đồng thi đua nhà trường sẽ xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế và thông báo trước Hội đồng giáo dục trong thời gian thích hợp. III.Xây dựng các phụ lục hướng dẫn xếp loại. 1.Xếp loại tháng: Điểm tháng = Tổng điểm các tiêu chí Xếp loại Tốt Khá TB Yếu Điểm >= 80 >=63 >=45 <45 Yêu cầu Các tiêu chí 1, 2 và 3 điểm đạt loại tốt, các tiêu chí còn lại tối thiểu đạt loại khá, Các tiêu chí 1, 2 và 3 điểm đạt loại Khá, các tiêu chí còn lại tối thiểu đạt loại TB Các tiêu chí 1, 2 và 3 điểm đạt loại TB Các trường hợp còn lại 2.Xếp loại học kỳ: Điểm TBHK = (Tổng điểm tháng+ điểm tiêu chí 8 và tiêu chí 9)/ 5 Ghi chú: -Học kỳ I: 5 tháng (tính từ tháng 8 đến hết tháng 12). -Học kỳ II: 5 tháng (tính từ tháng 01 đến hết tháng 5). Xếp loại Tốt Khá TB Yếu Điểm TB >=85 >=67 >=48 <48 Yêu cầu 4 tháng đạt loại tốt, tháng còn lại khá trở lên. 4 tháng đạt loại khá, tháng còn lại TB trở lên. 4 tháng đạt loại TB trở lên Các trường hợp còn lại. 2.Xếp loại cả năm: Điểm TBCN =( Điểm TB kỳ I + Điểm TB kỳ II*2+ Điểm tiêu chí 10+ Điểm thưởng- Điểm phạt)/3 Xếp loại Tốt Khá TB Yếu Điểm TB >=88 >=70 >=65 <65 Yêu cầu Tối thiểu 8 tháng xếp loại Tốt, các tháng còn lại xếp loại Khá trở lên. Tối thiểu 8 tháng xếp loại Khá, các tháng còn lại xếp loại TB trở lên Tối thiểu 8 tháng xếp loại TB. Các trường hợp còn lại. Ghi chú: -Những trường hợp thời gian làm việc không đủ 5 tháng trong học kỳ hoặc 10 tháng trong năm có lý do chính đáng thì tùy từng trường hợp Hội đồng thi đua nhà trường sẽ xem xét sau cụ thể sau. -Những trường hợp đề nghị cấp trên khen thưởng cần thêm một số yêu cầu sau: +Phải có đăng ký thi đua đầu năm theo cấp tương ứng được đề nghị khen. +Có đề tài SKKN được xếp loại cấp huyện trở lên. +Tổng số ngày nghỉ (có lí do) tối đa không quá 10 ngày/năm (Nghỉ ốm, nghỉ chăm người thân ốm, nghỉ việc riêng...). IV. Xây dựng các biểu mẫu tổng hợp. Căn cứ vào 10 tiêu chí và phụ lục hướng dẫn trên để xây dựng các biểu tổng hợp cho cá nhân tự nhận loại và tổ tổng hợp theo tháng, học kỳ và năm học. Biểu 1.Cá nhân tự xếp loại hàng tháng,học kỳ và năm học Họ tên giáo viên: Nguyễn Văn A Điểm tối đa của TC 20 20 10 10 10 10 10 Tổng điểm Tự XL Tổ XL TT Tháng/năm Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí 6 Tiêu chí 7 1 8/2010 18 19 10 10 8 10 9 84 Tốt Tốt 2 9/2010 17 18 10 9 9 10 8 81 Tốt Tốt 3 10/2010 16 19 9 7 6 7 6 70 Khá Khá ... ..... .. (Dùng cho cá nhân tự xếp loại hàng tháng) Biểu 2. Kết quả Tổ xếp loại cá nhân hàng tháng. Tổ:....: Tháng... năm 20.. Điểm tối đa của TC 20 20 10 10 10 10 10 Tổng điểm Tổ XL TT Họ tên Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí 6 Tiêu chí 7 1 Ng. Văn A 18 19 10 10 8 10 9 84 Tốt 2 Lê. Thị B 19 16 10 10 9 10 10 84 Khá 3 Tr. Thị C 17 11 9 8 10 10 4 69 TB ... ... (Dùng cho tổ tổng hợp xếp loại hàng tháng của mỗi cá nhân) Biểu 3. Kết quả xếp loại học kỳ: Tổ:..... TT Họ và tên Tháng 8 ... Điểm tiêu chí 8 Điểm tiêu chí 9 Học kỳ I (II) Ghi chú Tổng điểm Xếp loại Tổng điểm Xếp loại 1 Ng. Văn A 84 Tốt 2 Lê. Thị B 84 Khá 3 Tr. Thị C 69 TB ... ... (Dùng cho tổ tổng hợp xếp loại học kỳ của mỗi cá nhân) Biểu 4. Kết quả xếp loại cả năm: Tổ:.... TT Họ và tên Học kỳ I Học kỳ II Điểm tiêu chí 10 Điểm thưởng Điểm phạt Cả năm Tổng điểm Xếp loại Tổng điểm Xếp loại Tổng điểm Xếp loại 1 Ng. Văn A 87.2 Tốt 85.5 Tốt 9 7 3 90.4 Tốt 2 Lê. Thị B 83.5 Khá 89.7 Tốt 9.5 5 0 92.4 Tốt 3 Tr. Thị C 79.3 Khá 80.4 Khá 7 0 5 80.7 Khá ... ... ... (Dùng cho tổ tổng hợp xếp loại cả năm của mỗi cá nhân) V. Tiến hành đánh giá, xếp loại. 1. Đối với cá nhân: Hàng tháng và cuối học kỳ căn cứ vào các tiêu chí từ tiêu chí 1 đến tiêu chí 9 để tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc của mình trong tháng, trong học kỳ tự cho điểm và xếp loại trước khi học tổ cuối tháng. Cuối năm học căn cứ vào mức độ đạt được ở các tháng và tiêu chí 10 tự cho điểm, nhận loại và danh hiệu thi đua. 2. Đối với tổ chuyên môn. Cuối tháng, cuối kỳ và cuối năm học họp đánh giá, nhận xét các mặt hoạt động của tổ, của mỗi cá nhân và căn cứ vào kết quả tự nhận loại của mỗi cá nhân trong tháng, trong kỳ và trong năm học, lấy ý kiến biểu quyết cho từng cá nhân để kết luận kết quả xếp loại cho từng cá nhân trong tháng, học kỳ và năm học, ghi kết quả vào biểu 2, 3 và biểu 4 báo cáo kết quả sau khi đã thống nhất từ tổ cùng biên bản họp tổ cho Ban giám hiệu. 3. Đối với Ban giám hiệu; Căn cứ vào kết quả đánh giá xếp loại của các tổ và quá trình theo dõi việc chấp hành quy chế chuyên môn và mức độ hoàn thàng công việc của mỗi cá nhân. Tổ chức họp Hội đồng thi đua cuối kỳ và cuối năm học để xem xét đi đến thống nhất kết quả xếp loại cho mỗi cá nhân theo 10 tiêu chí thi đua và đăng ký phấn đấu của mỗi cá nhân đầu năm học. Họp Hội đồng giáo dục thông qua kết quả đánh giá xếp loại, của ban thi đua về mức độ hoàn thành công việc của mỗi cá nhân, nêu lên được những ưu, khuyết điểm chính của mỗi cá nhân để rút kinh nghiệm cho năm học tiếp theo. 4. Đối với Hội đồng thi đua: Căn cứ vào kết quả xếp loại của các tổ chuyên môn và căn cứ vào thực tế quá trình phấn đấu của mỗi cá nhân trong học kỳ và trong năm học, đối chiếu lại với các tiêu chí và quy định xếp loại thi đua, đánh giá một các khách quan công bằng, so sánh đối chiếu mức độ hoàn thành công việc của các cá nhân ở các tổ với nhau, nêu ra được những ưu, nhược điểm để đưa ra được kết luận về xếp loại một cách chính xác và thuyết phục, nhằm đảm bảo khen, chê đúng người, đúng việc, từ đó mới thúc đẩy được phong trào thi đua của nhà trường. Căn cứ vào danh hiệu mà các cá nhân đạt được đề xuất nhà trường, hoặc các cấp khen thưởng. C. KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu. Với việc áp dụng “Quy định 10 tiêu chí xếp loại thi đua” vào thực tế ở đơn vị trong những năm qua đã giúp cho công tác quản lí ở đơn vị thu hoạch được nhiều kết quả khá rõ nét: 1.1.Đối với CBGV-NV. Có thể tự đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình hàng tháng, học kỳ và năm học đồng thời có thể điều chỉnh được quá trình công tác của mình cho phù hợp với mục tiêu phấn đấu theo đăng ký thi đua đầu năm học. Nhờ có các tiêu chí cụ thể để mỗi cá nhân có được định hướng nhất định cho bản thân trong quá trình công tác cũng như phấn đấu, đồng thời giữa các cá nhân với nhau cũng có thể tự so sánh mình với đồng nghiệp về mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình công tác. 1.2.Đối với Tổ chuyên môn: Dễ dàng trong quá trình đánh giá xếp loại qua kết quả tự nhận loại của tổ viên để đối chiếu với thực tế công việc mà tổ viên đã làm được, chưa làm được hàng tháng học kỳ và năm học. Có căn cứ (định lượng) đánh giá xếp loại tổ viên hàng tháng, học kỳ và năm học một cách công bằng, chính xác và khoa học. Bởi lẽ trong quy định đã cụ thể hoá các tiêu chí thành điểm để so sánh đồng thời ở một số tiêu chí đã có thêm phần ghi chú và các phụ lục, biểu tổng hợp kết quả của mỗi cá nhân hàng tháng, học kỳ và năm học một cách cụ thể, chi tiết. Tổ hợp báo cáo kết quả hoạt động của các thành viên trong tổ với BGH và Hội đồng thi đua nhà trường một cách nhanh chóng chính xác và khoa học. 1.3.Đối với Hội đồng thi đua và BGH. Nhẹ nhàng trong việc đánh giá phân loại cán bộ giáo viên, nhân viên cuối kỳ và cuối năm học mà lại đảm bảo được tính khác quan, công bằng và chính xác. Từ đó giúp cho việc đề xuất thi đua khen thưởng các cá nhân với các cấp đúng đối tượng, tránh được sự mất đoàn kết trong thi đua khen thưởng mà lại khơi dậy được các phong trào trong đơn vị phát triển một cách bền vững. Nhờ có “Quy định 10 tiêu chí xếp loại thi đua” mà BGH, Hội đồng thi đua đỡ mất nhiều thời gian trong quá trình đánh giá xếp loại thi đua cuối năm học. Từ những cá nhân xếp loại Tốt Hội đồng thi đua có thể chọn được những cá nhân tiêu biểu Xuất sắc để đề nghị các cấp khen thưởng. 1.4.Một số kết quả cụ thể qua các năm học. 1.4.1.Tổng hợp kết quả xếp loại CBGV NV. Năm học Tổng số CBGV NV Loại Tốt Loại Khá Loại TB Loại Yếu SL % SL % SL % SL % 2009-2010 44 17 38.6 20 45.5 7 15.9 0 0 2010-2011 43 21 48.8 18 41.9 4 9.3 0 0 1.4.2.Tổng hợp kết quả xếp loại học sinh. -Chất lượng đại trà: Năm học TS HS Giỏi(Tốt) Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2009-2010 Học lực 370 28 7.6 127 34.3 182 49.2 33 8.9 Hạnh kiểm 370 256 69.2 90 24.3 24 6.5 0 0 2010-2011 Học lực 384 29 7.6 163 42.4 172 44.8 20 5.2 Hạnh kiểm 384 315 82.0 57 14.8 12 3.1 0 0 -Chất lượng mũi nhọn: +Năm học 2009-2910 chất lượng mũi nhọn khối 9 xếp thứ 27, xếp lại chung tất cả các mặt hoạt động xếp thứ 15. +Năm học 2010-2011 chất lượng mũi nhọn khối 9 xếp thứ 16 (vượt 11 bậc) so với năm học 2009-2010. Xếp loại chung các mặt giáo dục xếp thứ 10. +Năm học 2011-2012 chất lượng mũi nhọn khối 9 xếp thứ 6 (vượt 10 bậc) so với năm học 2010-2011. Xếp loại chung các mặt giáo dục (có thể vượt từ 3 đến 5 bậc). 2. Bài học kinh nghiệm. Hàng năm căn cứ vào quá trình thực hiện việc phân loại hàng tháng, hàng kỳ và năm học, thông qua phản ánh của CBGV NV và các tổ về quy định xếp loại nếu thấy có điểm nào chưa thật sự phù hợp sẽ xem xét và điều chỉnh lại vào đầu năm học mới (nếu cần). Mặc dù đề tài đã được áp dụng từ những năm học trước và qua quá trình áp dụng đã được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể của mỗi năm học của nhà trường. Song cũng không tránh khỏi phần hạn chế. Rất mong được đồng nghiệp đóng góp ý kiến và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đơn vị mình cho phù hợp. 3. Kiến nghị đề xuất. Đối với Phòng GD&ĐT đầu mỗi năm học nên đưa ra các tiêu chí thi đua cụ thể cho các trường làm căn cứ để xây dựng kế hoạch năm học và phấn đấu thực hiện đồng thời các trường có thể tự kiểm tra được mức độ hoàn thành kế hoạch của mình nhằm điều chỉnh, đổi mới công tác quản lí cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Định Hưng, ngày 05 tháng 3 năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Văn Tài TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật lao động nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam. 2. Điều lệ trường Trung học cơ sở và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. 3.Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng. 4.Công văn số 95/GDYĐ ngày 10 tháng 5 năm 2011 hướng đẫn về công tác thi đua khen thưởng năm học 2010-2011. 5.Kết quả các năm học của nhà trường. MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I Lý do chọn đề tài 1 II Phạm vi nghiên cứu của đề tài 1 III. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2 1 Thực trạng 2 2 Kết quả của thực trạng 2 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I Các căn cứ để xây dựng quy định xếp lọai thi đua 3 II Xây dựng các tiêu chí 3 1 Công tác chuẩn bị cho xây dựng các tiêu chí 4 2 Các tiêu chí cụ thể 4 III Xây dựng các phụ lục hướng dẫn xếp loại 8 1 Xếp loại tháng 8 2 Xếp loại học kỳ 9 3 Xếp loại cả năm 9 IV Xây dựng các biểu mẫu tổng hợp 10 V Tiến hành đánh giá xếp loại 11 1 Đối với cá nhân 11 2 Đối với tổ chuyên môn 12 3 Đối với Ban giám hiệu 12 4 Đối với Ban thi đua 12 C.KẾT LUẬN 13 1 Kết quả nghiên cứu 13 2 Bài học kinh nghiệm 15 3 Kiến nghị đề xuất 15
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM QUAN LI.doc