Đề thi Rung chuông vàng Tập đọc Lớp 5 - Đào Thị Bích Hằng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi Rung chuông vàng Tập đọc Lớp 5 - Đào Thị Bích Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi: Rung chuông vàng – môn Tập đọc Người ra đề: Đào Thị Bích hằng GV trường Nam hà thị xã Hà Tĩnh ( Phạm vi đề: lớp 4 và 10 tuần đầu lớp 5 ) Gói 1: Những câu hỏi dễ Câu I: Câu nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc ta có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em ”. Của ai? ( Thư gửi các học sinh – tuần1 – lớp 5 ) Trả lời: Của Bác Hồ ( hoặc Hồ Chí Minh, Hồ Chủ Tịch..) Diễn giải thêm: Câu nói này trích trong bức thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 / 1945 của Hồ Chí Minh. Câu II: Loài cây gì tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam ? A. Cây đa B. Cây Xương rồng C. Cây tre ( Tre Việt Nam - Tuần 4 – Lớp 4 ) Trả lời: Cây tre Câu III: ‘’ Thị thơm thì dấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà’’ gợi cho em nhớ đến chuyện cổ nào? ( Truyện cổ nước mình – Tuần 2 – lớp 4) Trả lời: Tấm Cám Câu IV: Màu gì được Tô Hoài nhắc đến nhiều nhất trong bài ‘’ Quang cảnh làng mạc ngày nào’’. A. Màu đỏ B. Màu vàng C. Màu xanh D. Màu tím. ( Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tuần – Lớp 5 ) Trả lời : B .Màu vàng. Gói II: Những câu hỏi trung bình Câu I: Nhân vật vua Mi Đát trong thần thoại Hy Lạp ‘’ Điều ước của vua Mi Đát ” có tính cách gì ? ( Điều ước của vua Mi Đát – Tuần 9 – lớp 4) Trả lời: Tham lam Câu II: Tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại do các em học sinh toàn thành phố Hirôsima xây dựng cao bao nhiêu mét? A. 7 m B. 8m C. 9m ( Những Con sếu bằng giấy – Tuần 4 – lớp 5 ) Trả lời: C. 9 m Câu III: Vùng đất ngày xưa được xem là “ dưới sông sấu cản mũi thuyền ” trên cạn “ hổ rình xem hát ” là . ( Đất Cà Mau – Tuần 9 – lớp 4). Trả lời: Cà Mau. Câu IV: Trong chuyện ngụ ngôn “ Gà Trống và Cáo ” của Laphongten, Cáo đã làm gì để dụ gà Trống xuống đất ? ( Gà Trống và Cáo – Tuần 5 – lớp 4). A. Loan tin B. Rãi thóc C . Doạ dẫm Trả lời: A. Loan tin Gói III: Những câu hỏi khá Câu I: Trong bài thơ: “ Mầm non ” của Võ Quảng – Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ?. A. Mùa Xuân B. Mùa Hè C. Mùa Thu D. Mùa Đông ( Tuần 10 – lớp 5) Trả lời: D. Mùa Đông Câu II: Màu “ Vàng xong ” là màu của loài cây gì được Tô Hoài dùng miêu tả trong “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa ”? (Quang cảnh làng mạc ngày mùa – Tuần 1 – lớp 5) Trả lời: Cây mía Câu III: Nghệ thuật gì được sử dụng khéo léo, gây ấn tượng thú vị nhất cho người đọc ở 2 câu thơ: Mời cô bác ăn cùng Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà. A. Nhân hoá B. So sánh C. Chơi chữ ( Quả sầu riêng – Phạm Hổ ). Trả lời: C. Chơi chữ Diễn giải thêm: Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật chơi chũ đồng âm. Sâu riêng vừa là một loại quả, vừa là nỗi buồn riêng tư ( sầu riêng mà hoá vui chung ). Thử thưởng thức hương vị ngọt nồng, béo ngậy của múi sầu riêng em sẽ thấm thía, se hiễu được cái vui chung ấy thế nào. Câu IV: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ “ Tiếng đần Ba La Lai Ca trên Sông Đà ” là: A. So sánh B. Nhân hoá C. Điệp từ ( Tiếng đàn ba la lai ca trên sông Đà – Tuần 7 – lớp 5) Gói IV: Những câu hỏi khó CâuI: Người mẹ trong bài “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm mong ước cho con: “ Mai sau khôn lớn ” ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Tuần – lớp 4). Trả lời: Vung chày lún sân Câu II: Đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận ra khơi vào lúc nào ? A. Hoàng hôn B. Bình minh C. Nửa đêm ( Đoàn thuyền đánh cá – Tuần 24 – lớp 4). Trả Lời: A . Hoàng hôn Diễn giải: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Câu III: Giọt sương trong bài thơ “ Chợ tết ” của Đoàn Văn Cừ được ví với gì ? ( Chợ tết – Tuần 22 – lớp 4). Trả lời: Giọt sữa Diễn giải: Câu thơ đó là “ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa” Câu IV: Bài thơ “tre Việt Nam “ của ai ? ( Tre Việt Nam – Tuần 4 – lớp 4). Trả lời : Nguyễn Duy Gói V: Những câu tổng hợp Câu dễ : Từ nào dùng sai trong câu dưới đây: Bố nó khuyên nó sẽ chăm học. Trả lời : Sẽ ( sửa lại : hãy, cần, phải ) Câu trung bình: Nghành nghề, nghiền nghẫm, ngộ ngĩnh Có mấy tiếng viết sai chính tả: A. 3 B. 4 C. 5 Trả lời: A. 3 Câu khá: Tìm 1 động từ điền vào chỗ trống: Dùng nước để làm sạch thân thể gọi là Trả lời : Tắm Câu khó : 1/ Tìm một từ chỉ người điền vào chỗ trống. Em gái của mẹ gọi là. Trả lời : Dì ( học sinh viết nhầm, lẫn lộn : dì, gì ) 2/ Tìn hai từ trái nghĩa nhau nhưng có thể thay thế chop nhau trong câu sau: Nhân dân ta sẵn sàng đánh . mọi kẻ thù xâm lược. Trả lời : thắng – bại
File đính kèm:
- De Tap doc 2.doc