Đề thi số 9 : môn ngữ văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi số 9 : môn ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi số 9 : môn ngữ văn 9 Thời gian 120 phút ( không kể thời gian giao đề) A . phần trắc nghiệm : ( 4 điểm) I . Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi : “ ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng , giọt mưa còn đọng trên lá rừng sáng lấp lánh . Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc , tôi bỗng nghe tiếng kêu . Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu , anh hớt hải chạy về , tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi . Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được nhận quà . Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ , đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ , cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ . Những lúc rỗi , anh cưa từng miếng răng lược , thận trọng , tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc . Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều . Một ngày anh cưa một vài răng . Không bao lâu sau , cây lược được hoàn thành . Cây lược dài độ hơn một tấc , bề ngang độ ba phân rưỡi , cây lược cho con gái , cây lược dùng để chải tóc dài , cây lược chỉ có một hàng răng thưa . Trên sống lược khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng , tẩn mẩn khắc từng nét : “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba” . Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trabgj của anh . Những đêm nhớ con , anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con , anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng , thêm mượt . Có cây lược anh càng mong gặp lại con” ( Trích ngữ văn 9 - tập 1) 1 . Phần trích trên được trích từ tác phẩm nào ? A . Làng C . Cố hương B . Lặng lẽ Sa Pa D . Chiếc lược ngà 2 . Ai là tác giả của tác phẩm có đoạn trích trên ? A . Nguyễn Thành Long C . Nguyễn Minh Châu B . Nguyễn Quang Sáng D . Kim Lân 3 . Văn bản trên được viết năm nào ? A . 1958 C . 1960 B . 1966 D .1971 4 . Phương thức biểu đạt chính của phần trích trên là gì ? A . Tự sự C . Biểu cảm B . Miêu tả D . Nghị luận 5 . Văn bản có phần trích trên thuộc thể loại nào ? A . Phóng sự C . Hồi kí B . Tiểu thuyết D . Truyện ngắn 6 . Phần trích trên được kể theo lời của nhân vật nào A . Bé Thu C . Người bạn thân thiết của ba bé Thu B . Ba bé Thu D . Tác giả 7 . Việc lựa chọn nhân vật kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung ? A . Bao quát được các đối tượng B . Câu chuyện trở nên đáng tin cậy , xác thực C . Tạo cách nhìn nhiều chiều 8 . Cụm từ “ Không bao lâu sau” trong câu văn “ Không bao lâu sau cây lược được hoàn thành” là thành phần gì ? A . Chủ ngữ C . Trạng ngữ B . Vị ngữ D . Định ngữ 9 . Cụm từ “ buổi chiều sau một ngày mưa rừng” trong câu văn “ Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó , buổi chiều sau một ngày mưa rừng , giọt mưa còn đọng trên lá cây , rừng sáng lấp lánh” thuọc thành phần nào ? A . Thành phần câu cảm thán C . Thành phần gọi đáp B . Thành phần tình thái D . Thành phần phụ chú 10 . Câu văn “ Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” đã thể hiện cách so sánh nào / A . Có đủ vế A - phương diện so sánh - từ so sánh - vế B B . Không có phương diện so sánh C . Chỉ có vế A và từ so sánh còn vêư B ẩn đi D . Chỉ có từ so sánh và vế B còn vế A ẩn đi 11 . Câu văn “ Những đêm nhớ con , anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con , nhớ con anh lấy lược ra ngắm nghía rồi mài lên mái tóc cho cây lược thêm bóng , thêm mượt” thuộc loại cau nào ? A . Câu đơn C . Câu ghép chính phụ B . Câu ghép đẳng lập D . Câu đặc biệt 12 . Phần trích “ Không bao lâu sau , cây lược được hoàn thành . Cây lược dài độ hơn một tấc , bề ngang độ ba phân rưỡi , cây lược cho con gái , cây lược dùng để chải mái tóc dài , cây lược chỉ có một hàng răng thưa” sử dụng phương tiện liên kết nào ? A . Phép lặp từ ngữ C . Dùng từ gần nghĩa B . Dùng từ đồng nghĩa D . Dùng từ trái nghĩa II . Câu chuyện “ Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cảm động tình cảm cha con sâu nặng và còn đẹp... Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng theo phép lập luận diễn dịch hoăc qui nạp trình bày cảm nhân của em về vấn đề trên . B . phần tự luân : ( 6điểm ) học sinh chọn một trong hai đề sau : I . Đề thứ nhất : Vẻ đẹp trong cách sống , trong tâm hồn và những suy nghĩ của anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long II . Đề thứ hai : Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca kháng chiến chống Pháp , chống Mĩ vừa mang phẩm chất hết sức đẹp đẽ của anh lính cụ Hồ đồng thời vẫn có những nét cá tính riêng khá độc đáo . Qua hai bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của PHạm Tiến Duật , em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên . .....................................................................................................................................
File đính kèm:
- Bo de thi tuyen sinh vao THPT mon Van 7.doc