Đề thi tham khảo học kì II Năm học 2011 - 2012 Môn: ngữ văn 8 Trường THCS Châu Văn Liêm
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tham khảo học kì II Năm học 2011 - 2012 Môn: ngữ văn 8 Trường THCS Châu Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TX THUẬN AN ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM NĂM HỌC 2011 - 2012 -------------------------- Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) Giới hạn chương trình đến hết tuần 34 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất để ghi ra giấy thi (VD: 1-A, 2-A) Câu 1. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì? A. Nét mặt. B. Điệu bộ. C. Cử chỉ. D. Ngôn từ. Câu 2. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgíc? A. Năm 18 tháng tuổi tôi đã vào bộ đội. B. Bà lão nhai trầu bằng hai hàm răng rất đẹp. C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp. D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi. Câu 3. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác trong bài thơ “Ngắm trăng” là: A. Trong khi đàm đạo việc quân trên thuyền. B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước. C. Trên đường chuyển lao. D. Đang ở trong nhà ngục của bọn Tưởng Giới Thạch. Câu 4. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu? A. Giải bày tình cảm của người viết. B. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. C. Miêu tả phong cảnh, kể về sự việc. D. Kêu gọi, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân. Câu 5. Qua thái độ của ông Guốc- Đanh trong văn bản “Ông Giốc – Đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e đối với chiếc áo may hoa ngược, cho thấy ông ta là người như thế nào? A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc. B. Thích những áo lạ mắt. C. Hài hước và hóm hỉnh. D. Dốt nát, kém hiểu biết. Câu 6. Mục nào sau đây không phù hợp với văn bản tường trình? A. Quốc hiệu, tiêu ngữ. B. Địa điểm, thời gian. C. Cảm xúc của người viết tường trình. D. Chữ kí và họ tên người tường trình. Câu 7. Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? A. Để làm nổi bật hình ảnh con hổ. B. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ. C. Để gây ấn tượng với người đọc. D. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ. Câu 8. Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu? A. Lúa chiêm. B. Con tu hú. C. Trời xanh D. Nắng đào. Câu 9. Trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” con người Bác Hồ hiện lên như thế nào? Bình tĩnh, tự chủ trong mọi hoàn cảnh. Quyết đoán, tự tin trong mọi tình thế của cách mạng. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cho tổ quốc. Câu 10. Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Nghị luận, tự sự, thuyết minh. B. Nghị luận, tự sự, miêu tả. C. Nghị luận, tự sự, biểu cảm. D. Nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 11. Trong bài “Bàn luận về phép học”, quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì? A. Học để làm người có đạo đức. B. Học để trở thành người có tri thức. C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 12. Tác giả của văn bản “Nước Đại Việt ta ” là ai? A. Thế Lữ. B. Tố Hữu. C. Nguyễn Ái Quốc D. Nguyễn Trãi II. Phần tự luận: (7đ) Câu 1: (1 điểm) Hãy chép nguyên văn văn bản “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Câu 2: (6 điểm) Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” HẾT PHÒNG GD&ĐT TX THUẬN AN MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CHÂU VĂN LIÊM NĂM HỌC 2011 - 2012 -------------------------- Môn: Ngữ văn 8 Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học: - Nhớ rừng - Tức cảnh Pác Bó - Khi con tu hú - Ngắm trăng - Chiếu dời đô - Nước Đại Việt ta - Thuế máu - Ông Guốc đanh... - Bàn luận về phép học Câu 3. I Câu 4. I Câu 12.I Câu 11. I Câu 1. II Câu 7. I Câu 9. I Câu 8. I Câu 10. I Câu 5. I Số câu:9 Số điểm: 3.25 Tỉ lệ: 32.5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:5 Số điểm:1.25 Tỉ lệ: 12.5% Tiếng Việt: - Hành động nói - Chữa lỗi diễn đạt Câu 1. I Câu 2. I Số câu:2 Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: 5% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ: 2.5% Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ:2.5% Tập làm văn: - Nghị luận - Văn bản tường trình Câu 6. I Câu 2. II Số câu:2 Số điểm: 6.25 Tỉ lệ: 62.5% Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm:0.25 Tỉ lệ:2.5% Số câu:1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ % Số câu:6 Số điểm:1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu:1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:6 Số điểm:1.5 Tỉ lệ: 15% Số câu:1 Số điểm: 6 Tỉ lệ: 60% Số câu:14 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi ra giấy thi (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A D B D C C A D B D D II. Phần tự luận Câu 1: Nhớ và viết đúng bài thơ.(1đ) Câu 2: * Về hình thức : - Đúng thể loại : Nghị luận giải thích. - Bố cục : Đúng, đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài . - Cách trình bày : lưu loát, gọn gàng, từ ngữ chính xác, không sai chính tả, bố cục chặt chẽ * Về nội dung : 1. Mở bài: - Sự gần gũi, gắn bó, thân thiết của sách với đời sống mỗi con người. - Giới thiệu câu nói của Go-rơ-ki. 2. Thân bài: - Giải thích ý nghĩa câu nói của Go-rơ-ki: Khuyên chúng ta hãy yêu sách vì sách chứa đựng kiến thức giúp ta khả năng mở ra con đường sống. - Tại sao cần yêu quý sách? + Vì sách là kho kiến thức. + Chứng minh sách đúng là kho kiến thức. * Tại sao “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”? + Chỉ có kiến thức mới mang lại cho chúng ta sự hiểu biết cần thiết về cuộc sống. + Kiến thức là chìa khóa giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, biết cách sống. + Kiến thức mang đến cho chúng ta con đường để sống tốt hơn. + Khi con người có hiểu biết mới chinh phục được thiên nhiên và hòa nhập với xã hội. + Sách là công cụ giúp chúng ta chiếm lĩnh tri thức, có đọc sách mới có tri thức một cách nhanh chóng, đầy đủ nhất. -> Sách là con đường sống. 3. Kết bài: - Phải yêu quý và trân trọng sách. - Đọc sách phải có chọn lọc. * Biểu điểm : Điểm 6 : Đạt yêu cầu về hình thức và nội dung, diễn đạt tốt. Điểm 4-5 : Nội dung tương đối đầy đủ, mắc một số lỗi diễn đạt . Điểm 2-3 : Có một số nội dung , mắc nhiều lỗi diễn đạt . Điểm 1-2: Bài viết nội dung sơ sài, ý câu lủng củng. Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng. GVBM Cao Thị Hạnh
File đính kèm:
- DethiHKII.doc