Đề thi tham khảo học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tham khảo học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI (THAM KHẢO) HỌC SINH GIỎI 
MÔN TIẾNG VIỆT 
 - NH : 2007 - 2008
Thời gian làm bài : 60 phút (không tính thời gian giao đề)
============================================================
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
	Học sinh đọc kĩ các câu hỏi dưới đây rồi trả lời bằng cách khoanh tròn một trong những chữ cái A, B, C hoặc D của dòng đúng nhất :
Câu 1 : Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào toàn là từ ghép ?
	A. Chập chững, chùa chiền, buôn bán , hớt ha hớt hải, róc rách
	B. Học hành, cần cù, thích thú, thung lũng, bạn bè
	C. Tươi tốt, trắng trẻo, mát mắt, mát mẻ, cao ráo
	D. Thướt tha, trong trắng, gậy gộc, nhỏ nhẹ, sạch sành sanh 
Câu 2 : Từ “ thoai thoải ” là từ chỉ gì ?
	A. Từ chỉ sự vật	B. Từ chỉ hoạt động
	C. Từ chỉ trạng thái 	D. Từ chỉ đặc điểm
Câu 3 : “ Anh hùng dân tộc ” là người như thế nào ?
	A. Là người rất dũng cảm
	B. Là người có đức dộ và tài năng
	C. Là người có công lớn với dân với nước
	D. Là người làm nên những việc phi thường
Câu 4 : Câu nào dưới đây đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng ?
	A. Lũ trẻ / ngồi im nghe các cụ già kể chuyện.
	B. Lũ trẻ ngồi im / nghe các cụ già kể chuyện.
	C. Lũ trẻ ngồi / im nghe các cụ già kể chuyện.
	D. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già / kể chuyện.
Câu 5 : Thành ngữ, tục ngữ nào nói về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của con người ?
	A. Thương người như thể thương thân.
	B. Mắt phượng mày ngài.
	C. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
	D. Tốt danh hơn lành áo.
Câu 6 : Từ “ trong ” ở cụm từ “ phấp phới trong gió ” và từ “ trong ” ở cụm từ “ nắng đẹp trời trong ” có quan hệ với nhau như thế nào ?
	A. Đó là từ nhiều nghĩa
	B. Đó là hai từ đồng nghĩa
	C. Đó là hai từ đồng âm
	D. Đó là hai từ trái nghĩa
Câu 7 : Cặp từ trái nghĩa nào dưới đây được dùng để tả trạng thái ?
	A. Vạm vỡ - gầy gò	B. Thật thà - gian xảo
	C. Hèn nhát - dũng cảm	D. Sung sướng - đau khổ
Câu 8 : Cách nói “ Những em bé lớn trên lưng mẹ ” có nghĩa là gì ?
	A. Các em bé lúc nào cũng ở trên lưng mẹ.
	B. Các em bé thường được mẹ địu trên lưng để đi làm việc (kể cả lúc bé 	 ngủ), sự lớn khôn của bé gắn bó với lưng mẹ.
	C. Các em bé theo mẹ đi làm nên được mẹ địu trên lưng.
	D. Các em bé không có bố nên mẹ phải địu trên lưng.
Câu 9 : Trong những câu ghép sau đây, câu nào có dùng cặp từ hô ứng ?
	A. Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao.
	B. Mưa xối nước được một lúc lâu thì bỗng trong vòm trời tối thẫm vang 	 lên một hồi ục ục ì ầm.
	C. Chúng tôi mải miết đi nhưng chưa kịp qua hết cánh rừng thì mặt trời 	 đã xuống khuất.
	D. Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu.
Câu 10 : Trong các từ ngữ “ chiếc dù, chân đê, xua xua tay ” từ nào mang nghĩa chuyển ? 
	A. Chỉ có từ “ chân ” mang nghĩa chuyển
	B. Có hai từ “ dù ” và “ chân ” mang nghĩa chuyển 
	C. Cả ba từ “ dù ”, “ chân ” và “ tay ” đều mang nghĩa chuyển
	D. Có hai từ “ chân ” và “ tay ” mang nghĩa chuyển
Câu 11 : “ Thơm thoang thoảng ” có nghĩa là gì ?
	A. Mùi thơm ngào ngạt lan xa
	B. Mùi thơm phảng phất, nhẹ nhàng
	C. Mùi thơm bốc lên mạnh mẽ
	D. Mùi thơm lan toả đậm đà 
Câu 12 : Dòng nào dưới đây đã thành câu ?
	A. Nhân dân Việt Nam chúng ta
	B. Bức tranh đẹp này
	C. Có những buổi đi học về sớm
	D. Trời đã bắt đầu chuyển sang nắng nóng
Câu 13 : Dấu phẩy trong câu “ Đứng trên đồi cao, Lan nhìn thấy dòng sông, con đò, bến nước ” có tác dụng gì ?
	A. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ
	B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu
	C. Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ, các bộ phận cùng làm bổ ngữ trong câu.
Câu 14 : Câu tục ngữ nào sau đây có kết cấu là câu ghép ?
	A. Uống nước nhớ nguồn.
	B. Biết nhiều nghề, giỏi một nghề.
	C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
	D. Chị ngã em nâng.
Câu 15 : Bộ phận in đậm trong câu “ Cái giàn mướp trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng ” trả lời cho câu hỏi nào sau đây ?
	A. Khi nào ?	B. Làm gì ?
	C. Ở đâu ?	D. Như thế nào ?
Câu 16 : Trong câu “ Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê, hát lên những bản nhạc dịu dàng.”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
	A. So sánh
	B. Nhân hoá
	C. So sánh và nhân hoá
Câu 17 : Đoạn văn sau đây đã được sử dụng mấy trạng ngữ chỉ phương tiện ?
	“ Buổi sáng, khi nắng vàng phủ khắp sân, mèo thường ra nằm cạnh gốc cau, phưỡn cái bụng trắng hồng sưởi năng. Bằng hai chân trước, mèo ta đưa lên miệng liếm liếm, rồi ngồi xổm dậy quẹt quẹt cái mặt như người gãi ngứa. Như hai người bạn thân quen, mèo với cún con thường xuyên đùa giỡn với nhau ...”
	A. Một trạng ngữ
	B. Hai trạng ngữ
	C. Ba trạng ngữ
Câu 18 : Câu nào sau đây sử dụng sai dấu câu ?
	A. Hãy học tập tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi !
	B. Hè này, mình được bố mẹ cho đi nghỉ mát, thích thật ! 	
	C. Tôi là vợ quan thái sư, thế mà kẻ dưới dám khinh nhờn là thế nào !
	D. Trăng rằm đẹp quá chị ơi !
Câu 19 : Nội dung chính phần thân bài của bài văn tả người là gì ?
	A. Tả ngoại hình của người ấy 
	B. Nêu đặc điểm (hình dáng, tính tình, hoạt động) của người ấy
	C. Nêu cảm nghĩ của mình về người ấy
	D. Cả ba ý trên
Câu 20 : Dòng nào dưới đây chỉ toàn là từ láy ?
	A. Minh mẫn, lim dim, hồng hào
	B. Thong thả, thông thái, buồn bực
	C. Hối hả, xao xuyến, bát ngát
	D. Hoàn toàn, băn khoăn, tinh tế
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
	Một buổi tới trường, em chợt nghe thấy tiếng ve râm ran hoặc bỗng nhìn thấy những chùm hoa phượng nở đỏ báo hiệu mùa hè đã đến. Em hãy tả và ghi lại cảm xúc của em ở thời điểm đó.
	===========================================	
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN TIẾNG VIỆT - NH : 2007 - 2008
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM CHẤM
	===================================================
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : 5 điểm
	Câu 1 : B	 Câu 2 :	 D Câu 3 : C Câu 4 :	A Câu 5 : A
	Câu 6 : C Câu 7 :	 D Câu 8 : B Câu 9 : D Câu 10 : A
	Câu 11 : B Câu 12 :	 D Câu 13 : C Câu 14 :	D Câu 15 : D	Câu 16 : C Câu 17 :	 B Câu 18 : C Câu 19 :	B Câu 20 : C
	Khoanh đúng mỗi câu cho 0.25đ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
	* Yêu cầu cần đạt :
	a) Nắm được kĩ năng, phương pháp làm bài văn miêu tả.
	b) Bài viết có cấu trúc rõ ràng, trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp.
	c) Hành văn trôi chảy, không sai lỗi chính tả và ngữ pháp.
	d) Thể hiện được một số ý cơ bản : 
	- Cảnh bắt đầu mùa hè em được gặp trên đường tới trường (hoặc ngay ở sân trường) với âm thanh của tiếng ve và sắc màu của hoa phượng đỏ hiện ra một cách cụ thể và sinh động.	
- Nêu được cảm xúc của em khi ngắm nhìn cảnh báo hiệu mùa hè đã đến (có thể xen kẽ khi miêu tả hoặc sau khi miêu tả cảnh vật).
	* Biểu điểm chấm :
	+ Điểm 4 - 5 : Bài làm thể hiện được những yêu cầu trên, ý tưởng phong phú, bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. Kết hợp hài hoà giữa tả và kể, có xen cảm xúc, sử dụng được các biện pháp nghệ thuật đã học. Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp.
	+ Điểm 2 - 3,75 : Bài làm tương đối đủ ý, bố cục rõ ràng, hành văn khá trôi chảy, sai ít lỗi chính tả và ngữ pháp.
	+ Điểm 1 - 0,75 : Ý tưởng nghèo nàn, bố cục lộn xộn, diễn đạt vụng về, sai nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp.
	+ Điểm 0,5 : Bài viết quá yếu, chưa nắm được phương pháp làm bài. Sai quá nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. Trình bày bẩn, chữ viết kém.
	Tuỳ theo bài làm của học sinh, giáo viên chấm vận dụng linh hoạt thang điểm.
* Lưu ý :
	- Cho điểm thập phân đến 0,25.
Không làm tròn số điểm của toàn bài.
	==========================

File đính kèm:

  • docDETHIHSGTV 5.doc