Đề thi tham khảo học sinh giỏi văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tham khảo học sinh giỏi văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đờ1: 
Cõu 1: Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật ở đoạn thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thuở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
( Quê hương – Tế Hanh )
đỏp ỏn: ( 3 điểm ) Làm rõ các ý sau :
1- Hình thức : Đảm bảo đoạn văn.
1- Nội dung : Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật qua hai hình ảnh :
	+ Hình ảnh con người sau những ngày lao động trên biển khơi với làn da nhuộm nắng, nhuộm gió và vị mặn mòi của sóng, của dong rêu, của nước ở đại dương đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt của người dân chài nên họ trở về mang nguyên vẹn vị nồng tỏa của biển khơi vẻ đẹp lớn lao, phi thường .
	+ Hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế, nên nó đang lắng nghe chất muối thấm dần vào da thịt nó.
	+ Nghệ thuật : Tả thực, sáng tạo độc đáo, nhân hóa, ẩn dụ.

Câu 2 : (2 điểm) Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau:
 	“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
	 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang 
	 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 
	 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
	(Quê hương - Tế Hanh)
*Gợi ý: 
Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền như con tuấn mã và cánh buồm như mảnh hồn làng đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. 
- Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. 	 (1điểm)
- Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. 	 (0.5 điểm)
- Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài.
Câu3: Giá trị của việc sử dụng từ tượng hình,tượng thanh trong bài thơ “Qua Đèo Ngang”của Bà huyện Thanh Quan.Ngữ văn 7-Tập I.
* Gợi ý: Học sinh tìm đúng từ tượng hình,tượng thanh -1đ
Phân tích được giá trị miêu tả biểu cảm của việc dùng từ nhằm thể hiện được cảnh sắc,âm thanh gợi lên nỗi nhớ nứơc thương nhà của nhân vật trữ tình khi đến gtiữa đất trời Đèo Ngang - 3đ
Câu 4: (2,0 điểm).
	Viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
 ("Quê hương" - Tế Hanh).
Gợi ý:
+ So sánh: "cánh buồm" (vật cụ thể, hữu hình) với "mảnh hồn làng" (cái trừu tượng vô hình). --> Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩa trang trọng, lớn lao, bất ngờ.... (0,4 điểm).
	+ Nhân hóa: cánh buồm "rướn thân..." --> cánh buồm trở nên sống động, cường tráng,... như một sinh thể sống. (0,3 điểm).
	+ Cách sử dụng từ độc đáo: các ĐT "giương", "rướn" --> thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm... (0,2 điểm).
	+ Màu sắc và tư thế "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" của cánh buồm --> làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền. (0,2 điểm).
	+ Hình ảnh tượng trưng: Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển. (0,4 điểm).
	+ Câu thơ vừa vẽ ra chính xác "hình thể" vừa gợi ra "linh hồn" của sự vật. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài đã gửi gắm vào hình ảnh cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài. (0,2 điểm).
	+ Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động của làng chài quê hương trong con người tác giả. (0,3 điểm).
Câu 3: 
Trình bày cảm nhận của em về tình yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của ngời chiến sĩ cách mạng qua bài thơ " Khi con tu hú " bằng một bài viết ngắn gọn (không quá 30 dòng ) :
	" Khi con tu hú gọi bầy
	Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
	Vờn râm dậy tiếng ve ngân
	Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
	Trời xanh càng rộng, càng cao
	Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ...

	Ta nghe hè dậy bên lòng
	Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
	Ngột làm sao, chết uất thôi
	Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! "


Đề 2: 
Với cõu chủ đề sau:
Thơ Bỏc là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nột hiện đại.
 Em hóy viết một đoạn văn cú từ 7 đến 10 cõu (theo kiểu diễn dịch, cú một cõu nghi vấn) để triển khai chủ đề trờn.
Gợi ý: Học sinh viết đỳng kiểu đoạn văn diễn dịch với cõu chủ đề cho trước, về số cõu cú thể co gión nhưng tối thiểu phải là 7 cõu:
+ Phỏt hiện được chất cổ điển: Toỏt lờn từ thể thơ, đề tài, tư thế, bỳt phỏp nghệ thuật, phong thỏi thi nhõn…tất cả đều mang đậm phong cỏch cổ điển (2 điểm)
+ Chỉ ra nột hiện đại: Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai; chất “thộp” trong tõm hồn người chiến sĩ Cộng sản, ngụn ngữ diễn đạt, sự vận động của cảnh…(2 điểm).:
+ Dựng cõu nghi vấn hợp lớ: (0,5 điểm); văn viết giàu hỡnh ảnh, cú cảm xỳc, liờn kết chặt chẽ, triển khai hợp lớ: (0, 5 điểm).
Học sinh dựng cỏc bài thơ đó học để chứng minh: “Ngắm trăng”, “Đi đường”, “Tức cảnh Pỏc Bú”…Cú thể dựng cỏc bài thơ khỏc.
(Nếu viết sai kiểu đoạn văn thỡ khụng chấm điểm)

Đề 4: Sức mạnh của nghệ thuật hội hoạ trong “Chiếc lá cuối cùng” của O hen ri.
 -Giới thiệu khái quát đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”. 
-Lòng yêu nghề đã gắn kết cuộc sống của ba hoạ sỹ nghèo;Cụ Bơ-men,Xiu và Giôn-xi.Tuy không cùng tuổi tác nhưng họ có trách nhiệm với nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày (cụ Bơ- men tuy già yếu nhưng vẫn ngồi làm mẫu vẽ cho hai hoạ sỹ trẻ;Gôn-xi lo lắng chăm sóc Xiu khi cô đau ốm) 
-Cụ Bơ men:Nhà hội hoạ không thành đạt trong nghề nghiệp,tuổi già vẫn kiên trtì làm người mẫu.Vì tình cảm cũng như trách nhiệm cứu đồng nghiệp cụ đã vẽ “Chiếc lá cuối cùng” giữa mưa gió,rét buốt. 
-“Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã cứu được Giôn xi. 














Đề 3: 
	Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
A. Yêu cầu:
 a. Kỹ năng:
	- Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
	- Biết cách xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm; sử dụng yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả một cách hợp lí.
	- Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
	- Không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,...
 b. Nội dung:
	* Làm rõ sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua một số tác phẩm văn học yêu nước trung đại (từ thế kỉ XI --> XV): "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
	# Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài:
	- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống lich sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
	- Nêu vấn đề: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
2. Thân bài:
 * Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong:"Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Nước Đại Việt ta" là sự phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn.
 a. Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu dời đô).
	+ Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị:
	- Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.
	- Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.
	+ Khí phách của một dân tộc tự cường:
	- Thống nhất giang sơn về một mối.
	- Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc.
	- Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước.
 b. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII (Hịch tướng sĩ).
	+ Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc:
	- ý chí xả thân cứu nước...
	+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng:
	- Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ.
	- Quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc.
 c. ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước Đại Việt ta).
	+ Nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa", vì dân trừ bạo...
	+ Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc:
	- Có nền văn hiến lâu đời.
	- Có cương vực lãnh thổ riêng.
	- Có phong tục tập quán riêng.
	- Có lich sử trải qua nhiều triều đại.
	- Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt.
--> Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, lập nên bao chiến công chói lọi...
c. Kết bài:
	- Khẳng định vấn đề...
	- Suy nghĩ của bản thân....

File đính kèm:

  • docde thi tham khao BDHSG van 89.doc