Đề thi thử Đại học, Cao đẳng lần 1 Sinh học năm 2013 - Mã đề 483 - Trường THPT Quỳnh Lưu 1

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học, Cao đẳng lần 1 Sinh học năm 2013 - Mã đề 483 - Trường THPT Quỳnh Lưu 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1
MÃ ĐỀ THI: 483
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG LẦN 1 – NĂM 2013 
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm
Họ, tên thí sinh:.................................................................. Lớp : .. Số báo danh: 
Câu 1: Làm thế nào người ta xác định đượcADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?
A. Đếm số lượng các đoạn Okazaki của ADN khi nhân đôi.
B. Dùng phương pháp khuếch đại gen trong ống nghiệm.
C. Dùng phương pháp nhiễu xạ rơn gen.
D. Dùng các nucleotit đánh dấu phóng xạ theo dõi kết quả nhân đôi ADN.
Câu 2: Ở ruồi giấm alen lặn a quy định mắt có màu hạt lựu, liên kết với gen b quy định cánh xẻ. Các tính trạng tương phản là mắt đỏ và cánh bình thường. Cho lai ruồi giấm mắt đỏ cánh bình thường với ruồi giấm mắt đỏ cánh xẻ thu được kết quả sau:
 * Ruồi đực F1: 7,5% mắt đỏ cánh bình thường :7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ: 42,5% mắt đỏ cánh xẻ: 42,5% mắt hạt lựu cánh bình thường. 
 * Ruồi cái F1: 50%mắt đỏ cánh bình thường : 50% mắt đỏ cánh xẻ.
Tần số hoán vị gen là:
A. 30 %	B. 15 %	C. 7,5 %.	D. 20 %.
Câu 3: Để phát hiện ra đột biến chuyển đoạn người ta căn cứ vào:
A. Tỷ lệ tế bào sinh dục hữu thụ
B. Kiểu hình của con cháu
C. Sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể tương đồng ở giảm phân
D. Tỷ lệ sống sót của thế hệ con cháu
Câu 4: Tại sao gen đột biến lặn trên nhiễm sắc thể X của người lại dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?
A. Vì tần số đột biến gen trên nhiễm sắc thể X thường cao hơn so với trên nhiễm sắc thể Y.
B. Vì phần lớn các gen trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y.
C. Vì chỉ có một trong hai nhiễm sắc thể X của nữ giới hoạt động.
D. Vì gen đột biến trên nhiễm sắc thể X thường là gen trội.
Câu 5: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp
tương đồng số 8 và số 10. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là
A. 1/8	B. 1/2	C. 1/4	D. 1/16
Câu 6: Ở người A - phân biệt được mùi vị > a- không phân biệt được mùi vị. Nếu trong 1 cộng đồng TS alen a=0,4 thì xác suất của một cặp vợ chồng đều phân biệt được mùi vị có thể sinh ra 3 con trong dó 2 con trai phân biệt được mùi vị và 1 con gái ko phân biệt được mùi vị là?
A. 9,44%	B. 52%	C. 1,97%	D. 1,72%
Câu 7: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì
A. F2 có 4 kiểu hình.
B. Tỷ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
C. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
D. Tỷ lệ phân ly từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1 lặn.
Câu 8: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, 1 gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh x AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A. 9/64	B. 27/256	C. 81/256	D. 27/64
Câu 9: Ở cà chua, alen trội A quy định tính trạng thân cao, alen lặn a quy định tính trạng thân thấp, gen trội B quy định tính trạng quả tròn, alen lặn b quy định tính trạng quả bầu dục. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Lai cà chua thân cao, quả tròn dị hợp tử về hai cặp gen với cà chua thân cao, quả bầu dục có kiểu gen , F1 thu được tỉ lệ: 47,5% thân cao, quả tròn: 27,5% thân cao, bầu dục : 2,5% thân thấp, quả tròn: 22,5% thân thấp, quả bầu dục. Khoảng cách giữa gen quy định chiều cao của thân và gen quy định hình dạng quả trên cặp nhiễm sắc thể là:
A. 20cM.	B. 5cM.	C. 10cM.	D. 15cM.
Câu 10: Ở thực vật để duy trì, củng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng phương pháp
A. lai luân phiên.	
B. lai hữu tính giữa các cơ thể F1.
C. nhân giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng.	
D. cho F1 tự thụ phấn.
Câu 11: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên
A. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể
B. là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
C. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định
D. tạo ra các alen mới, làm tần số alen thay đổi theo một hướng xác định
Câu 12: Ở một loài thú quy định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự trội hoàn toàn như sau: A > a’ > a, trong đó: A quy định lông đen, a’ quy định lông xám, a quy định lông trắng. Một quân thể có tỉ lệ kiểu hình là 0,51 lông đen; 0,24 lông xám; 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của alen A bằng bao nhiêu?
A. 0,4	B. 0,3	C. 0,5	D. 0,2
Câu 13: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, sốlượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 320, A = T = 280.	
B. G = X = 360, A = T = 240.
C. G = X = 240, A = T = 360.	
D. G = X = 280, A = T = 320.
Câu 14: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp (A1, a1, A2, a2, A3, a3), chúng phân ly độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Cho các cây dị hợp tử về 3 cặp gen nói trên lai với nhau thì tỷ lệ số cây có chiều cao 90 cm là bao nhiêu?
A. 1/64	B. 1/8	C. 1/32	D. 1/4
Câu 15: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. 
Phép lai:XDXd × XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 15%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi đực F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 5%.	B. 15%.	C. 7,5%.	D. 2,5%.
Câu 16: Một quần thể đông vật ở thế hệ xuất phát (P), khi chưa xẩy ra ngẫu phối có: Tần số của alen A ở phần đực trong quần thể là 0,8; tần số của alen a ở phần đực trong quần thể là 0,2 ; tần số của alen A ở phần cái trong quần thể là 0,4; tần số của a ở phần cái trong quần thể là 0,6 ( Biết rằng các alen này nằm trên nhiễm sắc thể thường). Nếu quần thể này thực hiện ngẫu phối thì cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng di truyền sẽ là :
A. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1	
B. 0,48AA + 0,36Aa + 0,16aa = 1
C. 0,36AA + 0,16Aa + 0,48aa = 1	
D. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1
Câu 17: Để nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen người ta dùng công nghệ tế bào nào?
A. Nuôi cấy hạt phấn.	
B. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
C. Nuôi cấy tế bào.	
D. Dung hợp tế bào trần.
Câu 18: Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng, nhưng sai khác về chi tiết là do
A. Chúng phát triển trong các điều kiện sống khác nhau.
B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.
C. Thực hiện các chức năng khác nhau .
D. Sự thoái hoá trong quá trình phát triển .
Câu 19: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích
A. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.
B. Xác định vai trò của các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
C. Tránh hiện tượng thoái hóa giống.
D. Phát hiện ra các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao nhất.
Câu 20: Xét một gen có 2 alen A và alen a. Một quần thể sóc gồm 180 cá thể trưởng thành sống ở một vườn thực vật có tần số alen A là 0,9. Một quần thể sóc khác sống ở khu rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,5. Do thời tiết mùa đông khắc nghiệt đột ngột 60 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng di cư sang quần thể vườn thực vật để tìm thức ăn và hòa nhập vào quần thể sóc trong vườn thực vật.
Tính tần số alen A và alen a của quần thể sóc sau sự di cư được mong đợi là bao nhiêu?
A. A = 0,925; a = 0,075. 	B. A = 0,2; a = 0,8 
C. A = 0,3 a = 0,7. 	D. A = 0,8; a = 0,2 
Câu 21: Kiểu gen Cc XDXd. Trong giảm phân có xảy ra hoán vị gen giữa A và B với tần số 20%, tạo loại giao tử Ab c Xd chiếm tỷ lệ là bao nhiêu?
A. 10%.	B. 20%.	C. 2,5%.	D. 5 %.
Câu 22: Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là ABCDEFGH, do đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình tự khác nhau là
1. ABCDEFGH. 	2. AGCEFBDH 
3. ABCGFEDH 	4. AGCBFEDH
Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên là
A. 1432.	B. 1342.	
C. 1234.	D. 1342.
Câu 23: Cho biết các tính trạng trội là trội hoàn toàn, trong phép lai giữa hai cá thể ♂AaBbCcDdEe x ♀aaBbccDdee, tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là bao nhiêu? Biết các gen phân li độc lập và mỗi gen qui định 1 tính trạng
A. 9/16	B. 1/32	C. 9/128	D. 1/8
Câu 24: Ở người nhóm máu ABO do các gen IA, IB, IO quy định. Gen IA quy định nhóm máu A đồng trội với gen IB quy định nhóm máu B vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, gen lặn IO quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó  là:
A. 56%,15%	B. 62%;9%.	
C. 49%;22%.	D. 63%;8%.
Câu 25: Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A1; A2; a với tần số tương ứng là 0,5; 0,3; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen (B và b), trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6, ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen. Giả thiết các gen nằm trên NST thường. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao trong quần thể ở trạng thái cân bằng cho lai với nhau. Biết rằng alen B quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen b quy định cây thấp. Xác suất xuất hiện cây thấp ở đời con (theo lý thuyết ) là:
A. 0,0441.	B. 0,02205.	
C. 0,0533	D. 0,060025.
Câu 26: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locút gồm ba alen:C (cánh đen) >c1 (cánh xám) >c2(cánh trắng). Trong một đợt điều tra một quần thể bướm lớn, người ta thu được tần số các alen như sau: 
C= 0,5; c1 = 0,4, và c2 = 0,1. Nếu quần thể bướm này tiếp tục giao phối ngẫu nhiên, tần số các cá thể bướm có kiểu hình cánh đen, cánh xám và cánh trắng ở thế hệ sau sẽ là:
A. Cánh đen: 0,25 ; Cánh xám: 0,16 ; Cánh trắng: 0,01.
B. Cánh đen: 0,75 ; Cánh xám: 0,24 ; Cánh trắng: 0,01.
C. Cánh đen: 0,24 ; Cánh xám: 0,75 ; Cánh trắng: 0,01.
D. Cánh đen: 0,75 ; Cánh xám: 0,15 ; Cánh trắng: 0,1.
Câu 27: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu: 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1.
Do điều kiện sông bất lợi nên từ thế hệ này trở đi CLTN loại bỏ hoàn toàn kiểu gen aa khi vừa mới sinh ra. Sau 9 thế hệ cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. 0,8336 AA + 0,1588 Aa + 0,0076aa.	
B. 0,8519AA + 0,1481 Aa
C. 0,8464AA + 0,1472 Aa + 0,0064 aa .	
D. 0,8464 AA + 0,1472Aa
Câu 28: Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của một loài cây xảy ra theo sơ đồ sau: Chất có màu trắng → sắc tố xanh → sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi được thành sắc tố xanh cần có enzym do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo ra enzym có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có gen B qui định enzym có chức năng, còn alen b không thể tạo ra được enzym có chức năng. Gen A và B nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB cho ra các cây F1. Sau đó các cây F1 cho tự thụ phấn tạo ra cây F2. Tỉ lệ phân li kiểu hình nào dưới đây sẽ là tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời đời F2 ?
A. 9/16 đỏ : 4/16 xanh: 3/16 trắng.	
B. 9/16 đỏ : 7/16 trắng.
C. 9/16 đỏ : 4/16 trắng: 3/16 xanh.	
D. 9/16 đỏ : 7/16 xanh.
Câu 29: Quan sát tế bào sinh dưỡng của 1 con châu chấu bình thường người ta đếm được 23 NST . Con châu chấu sẽ cho bao nhiêu loại giao tử khác nhau . Nếu các cặp NST đồng dạng có cấu trúc khác nhau giả sử không xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân
A. 4096	B. 2048
C. 1024	D. Không có giao tử do giảm phân bất thường
Câu 30: Ở người bệnh mù màu do gen lặn a và bệnh máu khó đông do alen lặn b nằm trên NST giới tính X quy định, alen A và B quy định nhìn bình thường và máu đông bình thường , không có alen tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn d nằm trên NST thường qui định, alen D quy định da bình thường . Tính trạng màu da do 3 gen, mỗi gen gồm 2alen nằm trên NST thường tương tác cộng gộp với nhau quy định. Số kiểu gen tối đa trong quần thể người đối với 6 gen nói trên là
A. 1377.	B. 1134	C. 1053	D. 1296
Câu 31: Trong một hòn đảo biệt lập có 5800 người sống, trong đó có 2800 nam giới. Trong số này có 196 nam bị mù màu xanh đỏ. Kiểu mù màu này do 1 alen lặn m nằm trên NST giới tính X. Kiểu mù màu này không ảnh hưởng đến sự thích nghi của cá thể. Khả năng có ít nhất 1 phụ nữ của hòn đảo này bị mù màu xanh đỏ là bao nhiêu?
A. 0,073000	B. 3000 x 0,0056 x 0,99442999
C. (0,07 x 5800)3000	D. 1 – 0,99513000
Câu 32: Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có các alen A và a. Quần thể có 51% cá thể là kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen a sau một thế hệ ngẫu phối là
A. 0,41	B. 0,3 	C. 0,7	D. 0,58
Câu 33: Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi người này bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nuclêôtit. Nhiều khả năng là người này đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?
A. ADN polymerase.	B. Các nuclêôtit.	
C. Primase.	D. ADN ligase.
Câu 34: Đột biến giả trội là dạng đột biến
A. Chuyển alen lặn trên nhiễm sắc thể X sang nhiễm sắc thể Y nên thể đột biến chỉ cần một gen lặn cũng biểu hiện ra kiểu hình.
B. Biến gen lặn thành gen trội nên thể đột biến biểu hiện kiểu hình trội.
C. Mất đoạn nhiễm sắc thể mang gen trội nên alen lặn trên nhiễm sắc thể tương đồng biểu hiện kiểu hình.
D. Biến cặp gen dị hợp hoặc đồng hợp lặn thành cặp gen đồng hợp trội nên thể đột biến biểu hiện kiểu hình trội.
Câu 35: Khi lai 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng với nhau được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn nhau được F2 có 176 cây hoa đỏ và 128 cây hoa trắng. Xác suất để ở F2 xuất hiện 3 cây trên cùng một lô đất có thể gặp ít nhất một cây hoa đỏ là
A. 9/16	B. 0,9163	C. 6/16	D. 3/4
Câu 36: Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ở vùng nhân của vi khuẩn chỉ có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các
đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu hình.
(4) Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi
khuẩn nhanh hơn so với sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội là:
A. (2), (4).	B. (3), (4).	C. (2), (3).	D. (1), (4).
Câu 37: Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của một bệnh rất hiếm gặp ở người do một gen đột biến gây nên. Điều giải thích nào dưới đây là đúng về sự di truyền của bệnh trên phả hệ? 
A. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
B. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
C. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X qui định.
D. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X qui định.
Câu 38: Đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì
A. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên
C. đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể
Câu 39: Đột biến được coi là một nhân tố tiến hóa cơ bản vì
A. đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên
C. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể
D. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể
Câu 40: Bộ NST của một loài: 2n=4, kí hiệu là AaBb (A,B là NST của bố, a,b là NST của mẹ). Có 300 tế bào sinh tinh giảm phân bình thường tạo giao tử, , trong đó có 40% tế bào sinh tinh xẩy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp Bb, còn cặp Aa thì không bắt chéo . Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm cả 2 cặp NST Aa và Bb. 
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của bố không mang gen trao đổi chéo của mẹ là:
A. 120.	B. 105	C. 210	D. 75
Câu 41: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là
A. XAXA , XaXa, XA, Xa, O	B. XAXa, O, XA , XAXA	
C. XAXa, XaXa, XA, Xa, O	D. XAXA, XAXa, XA, Xa, O
Câu 42: Một nhà chọn giống chồn vizon cho các con chồn của mình giao phối ngẫu nhiên với nhau. Ông ta đã phát hiện ra một điều là tính trung bình, thì 9% số chồn của mình có lông ráp. Loại lông này bán được ít tiền hơn. Vì vậy ông ta chú trọng tới việc chọn giống chồn lông mượt bằng cách không cho các con chồn lông ráp giao phối. Tính trạng lông ráp là do alen lặn trên nhiễm sắc thể thường qui định. Tỷ lệ chồn có lông ráp mà ông ta nhận được trong thế hệ sau theo lý thuyết là bao nhiêu %? Biết rằng tình trạng lông ráp không làm ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của chồn.
A. 5.3%	B. 1.2%	C. 7.3%	D. 2.5%
Câu 43: Trên một phân tử ADN đang nhân đôi có 6 đơn vị tái bản, ở mỗi đơn vị đã tổng hợp được 20 phân đoạn Okazaki, khi đó tổng số các đoạn mồi đã được tổng hợp là:
A. 123 đoạn .	B. 110 đoạn .	
C. 100 đoạn .	D. 132 đoạn .
Câu 44: Loài lúa mỳ hoang dại có gen qui định khả năng kháng bệnh “gỉ sắt” trên lá. Loài lúa mì trồng lại có gen mẫn cảm với bệnh gỉ sắt. Hai loài này có họ hàng gần gũi nên có thể lai được với nhau và cho ra một số ít con lai có khả năng sinh sản. Hãy cho biết làm thế nào người ta có thể tạo ra được giống lúa mỳ trồng có gen kháng bệnh gỉ sắt từ lúa mỳ hoang dại nhưng lại có đầy đủ các đặc điểm của lúa mỳ trồng?
A. Lai tế bào xôma rồi tiến hành chọn lọc.
B. Gây đột biến đa bội ở con lai khác loài rồi tiến hành chọn lọc.
C. Gây đột biến chuyển đoạn ở cây lai F1 rồi lai trở lại với lúa mì trồng và tiến hành chọn lọc, các thế hệ sau lại lai trở lại với lúa mì trồng và tiếp tục chọn lọc.
D. Cho cây lai F1 lai trở lại với lúa mì trồng rồi tiến hành chọn lọc nhiều lần.
Câu 45: Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt đỏ trội so với tính trạng mắt trắng, tính trạng cánh dài trội so với tính trạng cánh ngắn. Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng này phân li độc lập. Một quần thể của loài ở trạng thái cân bằng Hacđi–Vanbec có 68% cá thể mắt đỏ và 48% cá thể cánh dài. Tỉ lệ cá thể có kiểu hình mắt trắng, cánh ngắn trong quần thể là
A. 16,64%.	B. 84%.	
C. 64,16%.	D. 36,64%.
Câu 46: Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, có tỉ lệ nhóm máu O là 25%, nhóm máu A là 24%, nhóm máu B là 39% và nhóm máu AB là 12%. Tần số các alen IA, IB và Io của quần thể này lần lượt là
A. 0,3; 0,2;0,5.	B. 0,2; 0,5; 0.3.	
C. 0,1; 0,4; 0,5.	D. 0,2; 0,3; 0,5.
Câu 47: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống biến đổi gen?
A. Tạo giống nho và dưa hấu tam bội có năng suất l cao , không có hạt.
B. Chuyển gen trừ sâu bệnh từ vi khuẩn vào cây bông, tạo đưộc giống bông kháng sâu bệnh
C. Tạo cừu biến đổi gen tạo prôtêin người trong sữa
D. Tạo chuột nhắt chứa hoocmôn sinh trưởng của chuột cống
Câu 48: Ở một loài động vật, khi cho giao phối một con cái với một con đực qua nhiều lần đẻ đã thu được tổng số 512 cá thể con có kiểu gen khác nhau. Khi phát sinh giao tử ở con cái đã xẩy ra hoán vị gen tại một điểm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, ở con đực không xẩy ra hoán vị gen. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n của loài là:
A. 2n = 10	B. 2n = 32	
C. 2n = 16	D. 2n = 8
Câu 49: Nguyên nhân làm cho tính trạng do gen nằm trong tế bào chất di truyền theo một cách thức rất đặc biệt là
A. ADN trong tế bào chất thường là dạng mạch vòng.
B. Giao tử đực không đóng góp gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử.
C. Gen nằm trong tế bào chất của giao tử cái luôn trội hơn so với gen trong giao tử đực.
D. Giao tử cái đóng góp lượng gen nằm trong tế bào chất cho hợp tử nhiều hơn so với giao tử đực.
Câu 50: Hóa xơ nang là bệnh di truyền do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Nếu cả 2 bố mẹ là dị hợp tử về gen này có 3 người con thì xác suất 2 trong 3 người con bình thường là bao nhiêu
A. 27/64	B. 3/8	
C. 9/64	D. 9/32
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docde thi thu dai hoc.doc
Đề thi liên quan