Đề thi thử đại học cao đẳng lần 2, năm học 2013 – 2014 môn: ngữ văn; khối c và khối d

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học cao đẳng lần 2, năm học 2013 – 2014 môn: ngữ văn; khối c và khối d, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT MINH KHAI
 ĐỀ CHÍNH THỨC 


ĐỀ THI THỬ ĐH – CĐ LẦN 2, NĂM HỌC 2013 – 2014 
Môn: NGỮ VĂN; Khối C và khối D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 5,0 điểm )
 Câu 1 ( 2,0 điểm )
 Mở đầu chương “ Hạnh phúc của một tang gia” Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Thằng bồi tiêm đã đếm được bao nhiêu câu gắt của cụ cố Hồng? Nội dung? Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật này?.
 Câu 2 (3,0 điểm )
 “ Bổn phận và hạnh phúc là cốt sống cho người khác”
Auguste de Comte- 
 Anh / chị hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400-600 từ ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm )
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3.a hoặc câu 3.b )
 Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điểm )
 Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Chiều tối thể hiện bản lĩnh và tâm hồn cao đẹp của người tù chiến sĩ- nhà thơ Hồ Chí Minh. Phân tích bài thơ và làm sáng tỏ ý kiến trên. 
 Phiên âm : Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
 Cô vân mạn mạn độ thiên không;
 Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
 Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.
 Dịch thơ : Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
 Cô em xóm núi xay ngô tối,
 Xay hết, lò than đã rực hồng.
 NAM TRÂN dịch – Ngữ văn 11 tập 2
 Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm )
 Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi, nhân vật Việt vẫn còn bản chất hồn nhiên, vô tư nhưng cũng thật đàng hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường không khuất phục giặc bạo tàn.
 	Anh( chị ) hãy phân tích để làm rõ ý kiến trên. 
--------------HẾT------------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
 
 

Họ và tên thí sinh……………………………………………;Số báo danh ……...…

SỞ GD – ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT MINH KHAI
 ĐỀ CHÍNH THỨC 


ĐỀ THI THỬ ĐH – CĐ LẦN 2, NĂM HỌC 2013 – 2014 
Môn: NGỮ VĂN; Khối: C; D.
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
HƯỚNG DẪN CHẤM 
 Câu1 ( 2,0 điểm)
 Bài làm của học sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau : 
 - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.(0,5điểm)
 - Trong lúc gia đình nhốn nháo, thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một ngìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt “ Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” của cụ cố Hồng.( 0,5 điểm)
 - Cái chết của cụ Tổ đã đem lại biết bao nhiêu vui sướng cho con cháu của cụ. Con trai người quá cố là cụ cố Hồng được biểu hiện như một kẻ ngu ngốc nhưng luôn tỏ ra thông thái với câu nói cửa miệng “ Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã được lặp lại lần thứ 1872 với những lời nói tiếng Tây giả cầy “ toa, moa” với thằng con của mình là Văn Minh.( 0,5điểm)
 - Là kẻ tuy mới ngoài năm mươi tuổi nhưng luôn bắt người ta gọi mình là “cụ cố Hồng”. Cụ cố Tổ chết - giấc mơ đã thành hiện thực – Bây giờ đích thực phải gọi “ cụ cố Hồng” . Côt lõi thực chất bên trong là sự ích kỉ tính toán: Cụ cố Hồng rất ham mê và muốn chiếm đoạt quyền lực tuyệt đối ở trong nhà , để điều khiển gia đình , để làm cho cái câu cửa miệng “ Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” không chỉ là câu cửa miệng mà là câu có trọng lượng hơn đối với gia đình và mọi người.( 0,5 điểm )
 Câu 2 ( 3,0 điểm )
 I. Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả,dùng từ, ngữ pháp .
II. Yêu cầu về kiến thức : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát theo yêu cầu của đề bài, cần làm sáng rõ những ý sau: 
Giải thích câu nói: (0,5điểm)-Sống có bổn phận là cốt sống cho người khác: tức là một trong những trách nhiệm của mình là phải sống cho người khác , người có tinh thần trách nhiệm, sống đúng vị trí và bổn phận của mình chính là sống cho người khác : những người thân trong gia đình, anh chị em, bà con họ hàng thân thích, những người xung quanh, những người ngoài xã hội .
- Hạnh phúc là sống cho người khác : sống cho người khác trước hết là bổn phận- mang tính trách nhiệm – nhưng cao hơn bổn phận là hạnh phúc . Được sống cho người khác là niềm vui, niềm hạnh phúc của chính mình. Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác cũng chính là đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho chính mình.
– Vậy “ Bổn phận và hạnh phúc là cốt sống là cốt sống cho người khác” có thể nói cách khác là : sống cho người khác chính là bổn phận và hạnh phúc của chính mình.
Bình luận câu nói: -Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn và tích cực, mang tinh thần nhân ái, nhân văn và nhân đạo cao cả.
 - Trước hết, sống cho người khác là một bổn phận, là trách nhiệm mà ta cần thực hiện, vì có sống cho người khác, hy sinh cho người khác, mang đến những điều tốt đẹp cho người khác,… thì người khác cũng sẽ sống cho mình, đem lại những điều tốt đẹp cho mình.Chúng ta thường nói: mình vì mọi người và mọi người vì mình cũng chính là thực hiện tinh thần câu nói của Augste de Comte. (1,0 điểm )
 - Sống cho người khác là niềm vui, hạnh phúc của chính mình, điều này còn cao hơn cả bổn phận.Trong cuộc sống, chúng ta được sống cho người mà mình yêu thương chính là điều hạnh phúc của con người ( dẫn chứng : bằng thực tiễn đời sống của bản thân, gia đình…có nhiều tấm gương sống cho người khác, cho cộng đồng; trong chiến tranh những người lính đã hy sinh…những người làm công tác xã hội v.v…( 1,0điểm)
3. Bài học nhận thức và hành động: (0,5điểm) - Đây là câu nói có ý nghĩa giáo dục rất tích cực đối với chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Cần phát huy những tác động tốt ấy đến với mọi người xung quanh.
 - Tuy vậy vẫn còn nhiều người trong cuộc sống, lao động, học tập và công tác chỉ sống cho riêng mình. Đó là lối sống ích kỉ cần phê phán, cần phải thay đổi.
 - Bài học đối với bản thân và những người khác.
Câu 3a (5,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc.
II. Yêu cầu về nội dung:
 1.Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề.(0,5điểm)
 - Hồ Chí Minh là một nhà lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc.
- Trong suốt mười bốn tháng bị giam cầm trong nhà lao của chính quyền Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã viết tập thơ Nhật kí trong tù.
- Bài thơ Chiều tốinằm trong hệ thống thơ “chuyển lao” của Hồ Chí Minh. Bài thơ đã thể hiện bản lĩnh và tâm hồn cao đẹp của người tù chiến sĩ- nhà thơ Hồ Chí Minh.
2. Chi tiết hóa ý kiến: Bài thơ Chiều tối thể hiện bản lĩnh và tâm hồn cao đẹp của người tù chiến sĩ- nhà thơ Hồ Chí Minh: tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khổ cực của bản thân. Bài thơ có vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.(0,5điểm)
3.Một bức tranh thiên nhiên mang tâm trạng : ( 1,75 điểm )
 - Thiên nhiên buồn: thiên nhiên của chiều tối với hình ảnh cánh chim mỏi mệt, chòm mây cô lẻ lững lờ trôi.
 - Thiên nhiên nói hộ tâm trạng Hồ Chí Minh: cũng lẻ loi, cũng mệt mỏi,…sau một ngày chuyển lao.
 - Bức tranh thiên nhiên thể hiện khát vọng tự do và tình yêu thiên nhiên của Hồ Chí Minh. Trong hoàn cảnh tù đày, Người vẫn dõi theo cánh chim, chòm mây trên bầu trời, vẫn hướng về thiên nhiên, về sự sống hàng ngày, vẫn có sự giao cảm cùng cảnh vật
 - Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên qua bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại.
4. Một bức tranh cuộc sống đầy tươi vui, khỏe khoắn.(1,75điểm)
 - Bức tranh về cuộc sống của người lao động mà hình ảnh trung tâm là người thiếu nữ xay ngô.
 - Bức tranh về người thiếu nữ “ Thiếu nữ xóm núi xay ngô”
 - Bức tranh của công việc lao động “ xay ngô” .
 - Bức tranh cuộc sống thể hiện khuynh hướng vận động của hình tượng thơ: từ buồn sang vui,từ tối thành sáng, từ hiện tại tới tương lai; thể hiện sự cao đẹp trong tâm hồn Hồ Chí Minh: lạc quan, yêu đời, yêu người, trong hoàn cảnh tù đày vẫn cảm thông chia sẻ với nỗi vất vả, với niềm vui của người lao động.
 -Bức tranh cuộc sống được thể hiện hàm súc, thông qua bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại.
5.Đánh giá chung.(0,5 điểm )

Câu 3b.(5,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng.
 - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học.
 - Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc.
II. Yêu cầu về nội dung:
 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và giới hạn đề.(0,5 điểm)
 - Nguyễn Thi là nhà văn – chiến sĩ quê ở Nam Định nhưng gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ trong thời kì chống Mỹ cứu nước.
 - Những Đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được viết ngay trong những ngày chống đế quốc Mỹ ác liệt(1966)
 - Nhân vật chính trong truyện là Việt hiện lên cụ thể, sống động trước mắt người đọc. Anh còn bản chát hồn nhiên, vô tư nhưng cũng thật đàng hoàng, chững chạc trong tư thế người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường.
2.Phân tích (4,0 điểm )
 - Bản chất hồn nhiên, vô tư của nhân vật Việt: (1,5 điểm)
 + Ngây thơ hiếu động( thích bắt ếch, câu cá, bắn chim, đi bộ đội còn mang theochiếc ná thun,…)
 + Rất thương chị nhưng hiếu thắng, hay giành phần hơn ( giành công bắt ếch, đánh tàu giặc, giành ghi tên nhập ngũ,…). Hay vô tâm: mọi việc đều ỷ lại cho chị hoặc chú Năm,…
 + Cách thương chị cũng rất trẻ con, hồn nhiên, “ giấu chị như giấu của riêng…” trước những lời đùa của anh em …
 + Lúc bị thương nằm ở chiến trường không sợ giặc, không sợ chết chỉ sợ ma, đến khi gặp đồng đội thì vừa khóc lại vừa cười,…
 - Tư thế của người chiến sĩ trẻ: ( 2,5 điểm )
 + Tuy còn vẻ hồn nhiên, vô tư nhưng Việt cũng thật đàng hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu truyền đời của gia đình, của dân tộc Việt Nam gan góc…
 + Còn nhỏ mà Việt đã xung phong tòng quân, ra trận để trả thù cho ba má .
 +Ý thức rõ kẻ thù xâm lược, mối thù nặng trĩu trên vai qua suy nghĩ của Việt khi cùng chị khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm…
 + Khi xung trận, Việt chiến đấu rất dũng cảm gan góc, đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch.
 + Khi bị thương nằm lại giữa chiến trường Việt vẫn đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ngón tay đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng “ tao sẽ chờ mày đến”…
 Hành động giết giặc để trả thù nhà đền nợ nước đã trở thành thước đo quan trọng nhất về phẩm cách con người qua nhân vật Việt
 + Việt còn là người giàu tình cảm yêu thương- nằm ở chiến trường không nghĩ đến mình, chỉ nhớ gia đình, anh em đồng đội. Chính điều đó tạo sức mạnh tinh thần để anh vượt qua đau đớn.
Đánh giá chung.(0,5điểm )




Lưu ý: Thí sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục: nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa
 Trân trọng những bài làm sáng tạo. 

File đính kèm:

  • docvan mk lan 22014.doc