Đề Thi Thử Đại Học – Cao Đẳng Lần II Địa Lí Trường THPT Quảng Xương III

doc3 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi Thử Đại Học – Cao Đẳng Lần II Địa Lí Trường THPT Quảng Xương III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT thanh hoá
Trường THPT quảng xương III
đề thi thử đại học – cao đẳng lần II
năm học 2010-2011
Môn: Địa Lí
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
CâuI. (2,0 điểm)
Tại sao khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới? Tính chất này được thể hiện như thế nào?
Làm rõ các vùng hay xảy ra ngập lụt, động đất ở nước ta và biện pháp khắc phục?
CâuII. (3,0 điểm).
Đông Nam Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. Anh (chị) hãy:
Giải thích tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước?
Phân tích phương hướng phát triển theo chiều sâu về cây công nghiệp dài ngày của vùng
CâuIII. (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây: 
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta
	Đơn vị: tỉ đồng
Năm
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
1990
19393,5
3701,0
572,0
1995
66793,8
16168,2
2545,6
1999
101648,0
23773,2
2995,0
2001
101403,1
25501,1
3273,1
2005
134754,5
45225,6
3362,3
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 – 2005.
Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn nói trên.
Phần riêng (2,0 điểm). Thí sinh chọn một trong hai câu IVa hoặc IVb
Câu IVa.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
CâuIVb.
Sự phân hoá theo độ cao của thiên nhiên nước ta được biểu hiện như thế nào? Tại sao lại có sự phân hóa đó?
Hết
Thí sinh không đợc sử dụng átlát. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
đáp án và hướng dẫn chấm môn địa lí
Kì thi thử đại học – cao đẳng lần II năm học 2010 - 2011
Câu
ý
Nội dung
Điểm
Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
I
1
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.
1,0
- Nguyên nhân: Do vị trí địa lí nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến. Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi địa phương trong năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh 
0,25
-Biểu hiện:
+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm làm cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. (dẫn chứng)
+Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C (trừ vùng núi cao)
+ Số giờ nắng lớn, đạt 1400 – 3000 giờ
0,25
0,25
0,25
2
Các vùng hay xảy ra ngập lụt, động đất ở nước ta và các biện pháp khắc phục.
1,0
-Ngập lụt:
+Vùng chịu ngập úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông cưu Long.
+ Biện pháp: Xây dựng các công trình thuỷ lợi để tiêu nước, các công trình để ngăn nước. 
0,25
0,25
-Động đất:
+Vùng hay chịu tác động của động đất ở nước ta là Tây Bắc, sau đó đến Đông Bắc.
+ Hiện nay, việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó nên đây vẫn là thiên tai bất thường, khó phòng tránh, chúng ta cần sống tránh xa các vùng đất có đứt gãy lớn.
0,25
0,25
II
1
Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước vì:
2,25
Đông Nam Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp:
-Điều kiện tự nhiên:
+Địa hình dạng đồi lượn sóng, khá phẳng với độ cao trung bình khoảng 200-300m thích hợp cho việc trồng tập trung trên quy mô lớn.
+Đất gồm hai loại đất chính là đất xám bạc màu trên phù sa cổ và đất ba dan (dẫn chứng). Đây đều là loại đất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp.
+Khí hậu cận xích đạo, ít có những biến động của thời tiết thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp
+ Nguồn nước khá phong phú với hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
-Điều kiện kinh tế – xã hội:
+ Có nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn kĩ thuật trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại phục vụ phát triển cây công nghiệp. 
+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
+Là vùng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước 
cho phát triển cây công nghiệp.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Hướng phát triển theo chiều sâu về cây công nghiệp dài ngày của vùng
-Đẩy mạnh phát triển thuỷ lợi
-Thay đổi cơ cấu cây trồng
-Thay thế các giống cây cũ bằng các giống cây mới cho năng suất cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.
0,25
0,25
0,25
III.
1
Vẽ biểu đồ thể hiện
-Xử lí số liệu
-Vẽ biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền. Yêu cầu:
+Chính xác về tỉ lệ
+Có chú giải và tên biểu đồ
+Chính xác về các đối tượng biểu hiện trên biểu đồ.
0,5
1,0
2
Nhận xét và giải thích:
1,5
-Nhận xét:
+Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ trong rất lớn, tỉ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ còn nhỏ, nhất là dịch vụ (dẫn chứng)
+Cơ cấu nông nghiệp có sự thay đổi: tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ. (dẫn chứng)
+Sự thay đổi cơ cấu giữa các ngành khác nhau theo thời gian (dẫn chứng) 
-Giải thích:
+Ngành trồng trọt chiếm tỉ trong lớn do đây là ngành truyền thống có nhiều nguồn lực phát triển, nhu cầu lớn của thị trường trong nước và ngoài nước.
+Sự thay đổi cơ cấu theo hướng trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hoá cơ cấu nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trong chưa cao và ổn định vì nông nghiệp nước ta đang chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.
+Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi được phát huy và sự tác động của thị trường
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần riêng (2,0 điểm)
IVa
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
2,0
1
Thuận lợi
1,5
a. Địa hình:
-Địa hình:
+Vùng đồng bằng duyên hải thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
+Vùng đồi, núi phía tây thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi gia súc lớn.
-Đất đai: Đất phù sa, đất đỏ ba dan là những loại đất có giá trị kinh tế cao đối với sản xuất nông nghiệp, đất feralit ở vùng đồi núi phía tây thích hợp với việc trồng rừng.
-Nguồn nước: Phong phú do có mạng lưới sông khá dày.
-Tài nguyên rừng: Là vùng có trữ lượng rừng lớn thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên), rừng có nhiều lâm sản quý.
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Kinh tế- xã hội:
-Nguồn lao động khá đông đảo, người dân cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm chung sống với thiên nhiên khắc nghiệt của vùng.
-Bước đầu hình thành được một số cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản ở vùng duyên hải.
0,25
0,25
2
Khó khăn:
-Thiên nhiên khắc nghiệt nhiều thiên tai: bão, lũ, gió tây khô nóng
-Vấn đề sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn: đất nghèo dinh dưỡng, nạn cát bay
-Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, quá mức làm cho diện tích rừng bị suy giảm.
-Các cơ sở chế biến cũng như các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp, lâm nghiệp còn nhiều hạn chế.
0,25
0,25
IVb
Sự phân hoá theo độ cao của thiên nhiên nước ta.
2,0
1
Biểu hiện:Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:
-Đai nhiệt đới gió mùa:
+Giới hạn: Độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền Bắc; dưới 900-1000m ở miền Nam
+Đặc điểm: 
* Khí hậu nhiệt đới (biểu hiện), độ ẩm thay đổi tuỳ theo nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt
*Thổ nhưỡng: Gồm hai nhóm đất, đất phù sa chiếm 24% S tự nhiên.; Nhóm đất feralit vùng đồi núi chiếm hơn 60% S
*Sinh vật bao gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng, phần lớn là cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật đa dạng phong phú; Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô
-Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:
+Giới hạn: ở miền Bắc từ độ cao 600-700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900-1000m đến 2600m
+Đặc điểm:
 *Khí hậu mát mẻ không có tháng nào nhiệt trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
*Thổ nhưỡng ở độ cao 600-700m đến 1600-1700m nhiệt độ giảm nên quá trình phong hoá, phá huỷ yếu do đó tầng đất mỏng chủ yếu là đất feralit có mùn, tính chất chua. Trên độ cao 1600-1700m hình thành đất mùn.
*Sinh vật: Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, các loại chim thú cận nhiệt phương Bắc có lớp lông dàynhw gấu, chồn, sóc. Trên độ cao 1600-1700m thực vật kém phát triển chủ yếu là rêu và địa y, các loài chim di cư thuộc khu hệ himalaya.
-Đai ôn đới gió mùa trên núi:
+Giới hạn: Độ cao từ 2600m trở lên
+Đặc điểm: Kí hậu ôn đới quanh năm nhiệt độ dưới 150 C mùa đông xuống dưới 50C . Đất chủ yếu là đất mùn thô. Các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
0,75
0,75
0,25
2
Nguyên nhân:
Do đặc điểm địa hình: (độ cao, hướng nghiêng) cùng với ảnh hưởng của các yếu tố gió mùa, biển Đông
0,25

File đính kèm:

  • docDE THI THU DAI HOC MON DIA LAN II.doc
Đề thi liên quan