Đề thi thử đại học, cao đẳng năm 2009 môn học: ngữ văn - Khối c (lần 1)

pdf3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học, cao đẳng năm 2009 môn học: ngữ văn - Khối c (lần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 
 
 SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG 
 THPT PHAN CHÂU TRINH 
-----&&&---- 
 
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2009 
MÔN: NGỮ VĂN - Khối C (Lần 1) 
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) 
 
 
 
Câu 1 (2điểm): Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh? 
 
Câu 2 (3điểm): 
 “ Ta muốn ôm, 
 Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; 
 Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 
 Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 
 Ta muốn thâu trong 1 cái hôn nhiều 
 Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
 Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, 
 Cho no nê thanh sắc của thời tươi; 
 - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! ”. 
 ( Trích Vội vàng - Xuân Diệu ) 
 Từ quan niệm của Xuân Diệu trong đoạn thơ trên, anh (chị) nghĩ gì về quan niệm 
sống của tuổi trẻ ? 
 
Câu 3 (5điểm): 
 Hình tượng Tổ quốc qua bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích 
Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. 
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM 
 
Câu Ý Nội Dung Điểm 
1 
 
 
- 
 
 
 
 
 
- 
 
 
 
- 
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890-1969) là anh hùng 
giải phóng dân tộc, nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn của đất 
nước ta. Quan điểm sáng tác văn học: 
 Là một nhà CM với “ham muốn tột bậc” đấu tranh giành 
độc lập, tự do cho đất nước. Hồ Chí Minh coi văn chương là vũ 
khí chiến đấu có đối tượng và mục tiêu rõ ràng. Khi viết, nhà 
văn phải tự hỏi viết cho ai, viết để làm gì, sau đó mới quyết 
định viết cái gì (nội dung) và viết như thế nào (hình thức). 
 Chức năng của văn nghệ đối với Hồ Chí Minh là tuyên 
truyền, cổ động, ca tụng cái anh hùng, chiến sĩ xả thân vì nước, 
những người tốt, việc tốt để động viên nhân dân và làm gương 
cho con cháu mai sau. 
 Sức mạnh của văn học cốt ở tính chân thực, hiện thực, chống 
văn học “giả dối, bịa đặt”. Tuyên truyền cách mạng nhằm vào 
công nông binh . Người chủ trương phải viết cho dễ hiểu, cho 
“thấm thía” thì quần chúng mới thích đọc. 
2 
điểm 
 
 
0,1 
 
 
 
 
 
0,5 
 
 
 
0,5 
2 Từ quan niệm của Xuân Diệu trong vội vàng, nghĩ về quan 
niệm sống của tuổi trẻ. 
3 
điểm 
 - 
 
 
 
 
- 
 
 
- 
 Giới thiệu sơ lược về bài thơ “Vội vàng”. Bài thơ thể hiện 
quan niệm và thái độ sống của nhà thơ Xuân Diệu. Từ đoạn thơ 
làm rõ những khía cạnh tích cực trong quan niệm, thái độ sống 
của Xuân Diệu : Quan niệm sống mới của 1 hồn thơ yêu đời, 
yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt. 
 Trình bày những suy nghĩ chân thật của tuổi trẻ, nhận thức 
về lý tưởng, ước mơ, khát vọng, xác định được thái độ sống 
đúng và có trách nhiệm đối với yêu cầu của thời đại. 
 Nâng cao ý nghĩa vấn đề: Học tập Xuân Diệu thái độ sống 
tích cực, biết phê phán quan niệm sống thụ động, ích kỉ hoặc 
những quan niệm sống vội, sống gấp, hưởng thụ thực dụng 
trong một số bộ phận giới trẻ hiện nay. 
0,5 
 
 
 
 
1,5 
 
 
 
0,1 
3 Sự phát triển của hình tượng Tổ quốc qua hai bài thơ “Đất 5 
nước” của Nguyễn Đình Thi và “Đất nước” của Nguyễn 
Khoa Điềm. 
điểm 
 - 
 
 
- 
 
 
 
 
 
 
 
 
- 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- 
 Hình tượng Tổ quốc, cảm hứng về đất nước là nét chủ đạo 
trong thơ ca 1945-1975. Hai bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn 
Đình Thi và Nguyền Khoa Điềm. 
 Với Nguyền Đình Thi, Tổ quốc là ý thức làm chủ, là lòng 
yêu đất nước giàu đẹp, đầy sức sống (Trời xanh đây là của 
chúng ta…) 
 + Cảm xúc bao trùm là niềm tự hào kiêu hãnh về 
truyền thống bởi oanh liệt của dân tộc (Nước chúng ta…nói về) 
 + Đất nước đau thương trong chiến tranh. Nhưng đất 
nước đứng lên chiến đấu và chiến thắng (Súng nổ rung trời … 
sáng loà). 
 
 Với Nguyễn Khoa Điềm, Tổ quốc được nhìn từ phía truyền 
thống văn hoá, cội nguồn dân tộc. Đất nước được hình thành 
lâu đời từ “Ngày xửa, ngày xưa … mẹ thường hay kể”. Đất 
nước đọng lại trong cổ tích, trong những hình ảnh quen thuộc, 
trong tính cách, tập quán đẹp của dân tộc (Đất nước bắt đầu 
miếng trầu … cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn). 
 + Đất nước được cụ thể hoá bằng những kỉ niệm thời 
niên thiếu, thành rung động đầu đời khó quên (Đất là nơi anh 
đến trường… nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm). 
 + Tổ quốc là điểm hội tụ chung của cộng đồng dân tộc 
có chung “huyết thống”, cùng chung cội nguồn Hùng Vương 
(Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ … đẻ ra đồng bào ta trong 
bọc trứng). 
 + Tổ quốc gắn liền với sự đoàn kết, tương thân tương 
ái. Tổ quốc gắn liền với mệnh lệnh : 
 Phải biết gắn bó và san sẻ. 
 Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở. 
 Làm nên Đất nước muôn đời !. 
Cảm xúc về Tổ quốc qua hai bài thơ. 
0,5 
 
 
2 
 
 
 
 
 
 
 
2 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0,5 
 

File đính kèm:

  • pdfThi thu Truong Phan Chu Trinh.pdf