Đề thi thử đại học (đợt 2) năm học 2011-2012 môn: ngữ văn (khối c)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học (đợt 2) năm học 2011-2012 môn: ngữ văn (khối c), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC (ĐỢT 2) NĂM HỌC 2011-2012
Môn: NGỮ VĂN (khối C)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Anh/ Chị hãy nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Câu II. (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
“Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng…
… Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa”.
(trích bài văn của em Nguyễn Trung Hiếu – cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam)
Đoạn văn trên đã gợi cho Anh/ Chị những suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa đồng tiền và tình yêu thương trong cuộc sống hôm nay ?

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo Chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
	Nêu những cảm nhận của Anh/ Chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?

Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
 (trích Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” để làm nổi bật cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường.


…………………. Hết ……………………..






 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

ĐÁP ÁN THI THỬ ĐẠI HỌC (ĐỢT 2) NĂM HỌC 2011-2012
Môn: NGỮ VĂN (khối C)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu

Các ý cần đạt

Biểu điểm
1
Anh/ Chị hãy nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu


Chiếc thuyền ngoài xa là một nhan đề mang tính biểu tượng và có ý nghĩa sâu sắc:
0.25

Ở góc nhìn viễn cảnh: chiếc thuyền là hiện thân của cái đẹp đầy thơ mộng, gợi nhiều cảm xúc…
0.5

Ở góc nhìn cận cảnh: chiếc thuyền là hiện thân của biển đời với biết bao khó khăn, gian khổ mà con người phải đối diện và chịu đựng…
0.5

Nhan đề tác phẩm là một dụng ý nghệ thuật và tư tưởng của tác giả: Người nghệ sĩ phải có cái nhìn đa chiều, toàn diện, sâu sắc về cuộc sống… mới tạo nên những tác phẩm có ý nghĩa.
0.5

Diễn đạt lưu loát, mạch lạc; văn phong giàu hình ảnh…
0.25
2
Đoạn văn trên đã gợi cho Anh/ Chị những suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa đồng tiền và tình yêu thương trong cuộc sống hôm nay ?


Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
0.25

- Thuyết minh về mối quan hệ giữa đồng tiền và tình yêu thương trong cuộc sống hôm nay:
+ Có người đã để đồng tiền ngự trị trên tình cảm;
+ Có nhiều người vẫn rất quý tiền nhưng tiền với họ không phải là tất cả: Nguyễn Trung Hiếu là minh chứng cho điều đó… nó không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc của con người;
0.75

- Đi tìm nguyên nhân của những quan niệm đó: do lòng tham lam, ích kỉ…/ sự hi sinh, chấp nhận…
0.75

- Giải pháp: phải biết quý, biết trân trọng đồng tiền nhưng cũng nên nhớ tình yêu thương giữa con người với con người mới làm nên những giá trị vĩnh hằng của cuộc sống.
0.75

Hiểu đề; hành văn mạch lạc; lập luận chặt chẽ, xác thực… 
0.5



PHẦN RIÊNG THEO TỪNG BAN (5 điểm)
3a
Nêu những cảm nhận của Anh/ Chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:


Giới thiệu vài nét về Hàn Mặc Tử và luận đề của bài viết;
1.0

- Hai khổ thơ là hai thế giới (ngoài đó và trong này) thể hiện rất đậm tâm trạng của Hàn Mặc Tử: cô dơn, đau khổ, trông ngóng, hoài nghi…
1.0

- Nhiều hình ảnh, chi tiết độc đáo, giàu sức gợi; cùng những biện pháp tu từ… đã gợi dẫn những cảm nhận đa chiều của người đọc về tâm trạng của chủ thể;
1.0

à Bài thơ vì thế mà thống nhất, hài hòa làm nổi bật mạch cảm xúc của Hàn Mặc Tử trong những ngày yêu thương cuối đời.
1.0

Phân tích sâu các chi tiết và hình ảnh nổi bật; văn viết mạch lạc, giàu cảm xúc…
1.0
3b
Phân tích tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” để làm nổi bật cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường.


Giới thiệu vài nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và nêu được luận đề của bài viết (cái Tôi tác giả);
0.5

- Qua Ai đã đặt tên cho dòng sông? Thể hiện một cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường rất trí tuệ, uyên bác: Sự am tường về văn hóa, lịch sử, địa lí… ; cùng với những trải nghiệm thực tế (sông Nêva ở Lêningrat…); những so sánh với sông Xen của Paris, sông Đa nuýp của Buđapét … sông Hương qua những trang văn của ông vì thế mà trở nên thú vị, hấp dẫn và lôi cuốn du khách;
1.0

- Tác phẩm còn thể hiện chất nghệ sĩ hêt sức tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Ngôn ngữ giàu có sinh động; câu văn ấn tượng, nhiều gợi cảm bởi sự kết hợp của các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh, nhân hóa… vốn là đặc trưng thế mạnh của thể loại này làm cho dòng sông vốn đã đẹp lại càng lộng lẫy hơn trong trí tưởng tượng và cảm xúc của người đọc;
1.0

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? Còn thể hiện một Hoàng Phủ Ngọc Tường rất giàu tình cảm và say mê trước cái Đẹp của phong cảnh và con người xứ Huế;
1.0

à “Nhân vật trung tâm của thể loại tùy bút là cái Tôi tác giả. Sự hấp dẫn của tùy bút, xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy”.
0.5

Hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu hình ảnh và biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả…
1.0
Học sinh có thể có những cảm nhận riêng (trong từng câu);
Đáp án chỉ mang tính tham khảo và định hướng;
Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi cho điểm.





File đính kèm:

  • docDE THI THU DH VAN KHOI C DOT 2 2012 CHUYEN LQD QUANG TRI CO DAP AN.doc