Đề thi thử đại học lần 2 - Lớp 12 c5 môn thi: sinh học (thời gian làm bài: 90 phút)

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 2 - Lớp 12 c5 môn thi: sinh học (thời gian làm bài: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử Đại học lần 2 - Lớp 12 C5
Môn thi: Sinh học
(Thời gian làm bài: 90 phút)
(Đề thi gồm 50 câu trong 04 trang)
Trường THPT Triệu sơn 2
**************
Mã đề : 251
Họ và tên: ........................................................................
* Trong mỗi câu hỏi sau đây, có 04 phương án trả lời. Hãy chọn 01 phương án!
Câu
Nội dung
... không được coi là một dạng của đột biến.
 A. Chuyển đoạn trong một NST B. Thể khảm	
 C. Trao đổi chéo giữa các Crômatit trong giảm phân
 D. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các NST
Đột biến giao tử là
 A. đột biến phát sinh trong giảm phân ở một tế bào sinh dục nào đó.
 B. đột biến phát sinh trong các giao tử được sinh ra.
 C. đột biến phát sinh trong nguyên phân của một tế bào sinh dưỡng nào đó.
 D. đột biến phát sinh khi các giao tử thụ tinh với nhau.
Cho 2 mệnh đề sau:
(1) Đột biến dạng thay thế một cặp nuclêôtit làm thay đổi một axit amin trong phân tử prôtêin tương ứng.
(2) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở đầu gen thường ảnh hưởng lớn đến phân tử prôtêin tương ứng.
Trong 2 mệnh đề trên thì
 A. (1) đúng; (2) sai. B. (1) sai; (2) đúng.
 C. Cả 2 đều đúng. D. Cả 2 đều sai.
Bệnh ung thư máu ở người là do
 A. NST số 21 bị mất đoạn. B. NST số 21 gồm 3 chiếc.
 C. NST số 21 ở người bị rối loạn phân li trong phân bào.
 D. gen qui định nhóm máu bình thường bị đột biến gây bệnh ung thư máu.
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
 A. OY là hội chứng xảy ra ở nam, mù màu, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh, ...
 B. Thể dị bội không thấy ở người.
 C. Bố mẹ có thể truyền đạt cho conn những tính trạng đã hình thành sẵn. 
 D. Hội chứng Đao là một thể ba nhiễm.
Sự không phân li của NST trong nguyên phân của tế bào 2n xảy ra ở đỉnh sinh trưởng của một cây thì sẽ tạo nên
 A. thể tứ bội ở thực vật. B. cành tứ bội trên cây lưỡng bội.
 C. các giao tử không bình thường. D. một đỉnh sinh trưởng mới.
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
 A. Thường biến là một loại biến dị.
 B. Hoán vị gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
 C. Thể đa bội thường ít gặp ở động vật.
 D. Thể đa bội lẻ thường không sinh sản hữu tính được.
Trong các cách phân loại biến dị sau, cách nào là đúng?
 A. Biến dị gồm biến dị tổ hợp và đột biến.
 B. Biến dị gồm biến dị di truyền và biến dị không dị truyền.
 C. Biến dị gồm thể dị bội và thể đa bội.
 D. Biến dị gồm đột biến gen va đột biến NST.
Một gen dài 0,408m, có hiệu số của A với một loại nuclêôtit khác bằng 10%. Đột biến xảy ra không làm thay đổi số nuclêôtit của gen, nhưng làm cho gen sau đột biến tăng 1 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đột biến là
 A. A = T = 719; G = X = 481. B. A = T = 721; G = X = 479.
 C. A = T = 601; G = X = 899. D. A = T = 599; G = X = 901.
Một gen có 120 chu kì xoắn, có A/G = 3/2. Đột biến xảy ra không làm thay đổi số nuclêôtit của gen, nhưng làm cho gen sau đột biến tăng 1 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số liên kết hóa trị giữa các phân tử H3PO4 và các phân tử đường trong gen đột biến là
 A. 2400. B. 4800. C. 2398. D. 4798.
Nếu bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 22 thì số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng ở thể khuyết nhiễm, thể đơn nhiễm, thể tam nhiễm lần lượt là
 A. 20, 21, 23. B. 0, 11, 33. C. 21, 11, 33. D. 21, 20, 23.
Một gen dài 17000 Ao, có tỉ lệ A/G = 3/2. Gen bị đột biến mất một số cặp nuclêôtit và làm cho số liên kết hiđrô của gen còn lại là 10700. Biết rằng đoạn bị mất có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp là
 A. A = T = 21000; G = X = 14000. B. A = T = 1400; G = X = 2100.
 C. A = T = 19600; G = X = 11900. D. A = T = 8400; G = X = 5100.
Trong kĩ thuật cấy gen, yếu tố thường không được sử dụng làm thể truyền là 
 A. virut. B. phagơT. C. vi khuẩn. D. plasmit.
Tế bào cho trong kĩ thuật cấy gen là tế bào
 A. có thể cho một đoạn AND mang gen quí.
 B. có thể cho một đoạn plasmit.
 C. có thể cho một loại phagơ.
 D. có thể cho một loại AND tái tổ hợp dạng vòng.
Loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kĩ thuật cấy gen?
 A. Tirôzinaza. B. Restrictaza. C. Lipaza. D. ARN - pôlimeraza.
Chất hóa học Etylmêtan Sunfonat (EMS) có tác dụng gây đột biến gen dạng
 A. thay T, biến đổi cặp A-T thành cặp G-X.
 B. thay G bằng U hoặc X, biến cặp G-X thành cặp T-A hoặc cặp X-G.
 C. thay G bằng T hoặc X, biến cặp G-X thành cặp T-A hoặc cặp X-G.
 D. thay G bằng T hoặc X, biến cặp G-X thành cặp A-T hoặc cặp X-G.
Các yếu tố có thể được ví như “siêu tác nhân đột biến” là
 A. các tia phóng xạ: tia ; tia ; tia gama, ...
 B. các chất hóa học: NMU, EMS, ...
 C. các chất hóa học: cônsixin, KMnO4, ...
 D. tia tử ngoại, sốc nhiệt, ...
Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hóa giống?
 A. Lai gần. B. Lai xa.
 C. Giao phối cận huyết. D. Tự thụ phấn.
Cho phép lai sau: 
P : giống A x giống B
 F1 x giống B
	F2 x giống B
	 ...
Đây là
 A. lai cải tiến giống. B. lai kinh tế.
 C. lai tạo giống mới. D. lai luân chuyển.
Trong tương lai có thể tạo ra cơ thể lai giữa động vật và thực vật. Đó có thể là ứng dụng của 
 A. lai hữu tính. B. nhân giống vô tính.
 C. lai tế bào. D. lai xa.
Sản lượng trứng gà Lơgo có hệ số di truyền vào khoảng
 A. 33 - 57%. B. 25 - 38%. C. 36 - 93%. D. 9 - 22%.
Gen mã hóa insulin của người đã được chuyển vào vi khuẩn E. Côli. Đó là thành tựu nổi bật trong
 A. thập niên 60. B. thập niên 70. C. thập niên 80. D. thập niên 90.
Để nghiên cứu chức năng sinh học của một gen nào đó, người ta thường 
 A. cấy gen đó vào tế bào vi khuẩn va tạo điều kiện cho nó được biểu hiện.
 B. dùng ligaza tách gen đó ra khỏi tế bào và nghiên cứu.
 C. gây đột biến làm biến đổi chức năng gen đó và theo dõi sự biến đổi các tính trạng của cơ thể.
 D. gây đột biến làm ngừng trệ hoạt động của tất cả các gen khác để việc nghiên cứu gen đó được thuận tiện.
ở người, tật dính 6 ngón tay được di truyền theo
 A. qui luật đa gen. B. qui luật đa hiệu.
 C. gen đột biến lặn. D. gen đột biến trội.
Ông X có nhóm máu A, vợ ông ta sinh được 1 đứa con có cùng nhóm máu với ông. Điều khẳng định nào dưới đây là đúng?
 A. Đứa con đó chắc chắn là của ông X.
 B. Đứa con đó không phải là con của ông X.
 C. Cơ thể ông X mang gen trội về nhóm máu A nên sinh con luôn giống mình.
 D. Có thể đứa con đó không phải là con của ông X.
Điều khằng định nào sau đây có thể sai?
 A. Ngày nay sự sống không thể tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
 B. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là prôtêin và axit nuclêic.
 C. CLTN đã giữ lại hệ tương tác giữa prôtêin - axit nuclêic vì nó có thể phát triển thành cơ thể sống.
 D. Sự hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên là tiến hóa tiền sinh học.
“Thật là nực cười nếu nghĩ rằng Quả đất là cái nôi duy nhất của sự sống. Quả đất chỉ là một hạt cát trong vũ trụ bao la và sự sống là phổ biến”. Câu nói trên là của
 A. S. R. Đacuyn. B. Galilê.
 C. J. Brunô. D. Côpecnic.
Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là
 A. giải thích được sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình.
 B. nêu bật vai trò của con người trong lịch sử tiến hóa.
 C. chứng minh sinh giới là kết quả của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp.
 D. bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật.
Nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là
 A. chọn lọc tự nhiên.
 B. chọn lọc nhân tạo.
 C. sự phân li tính trạng từ một vài dạng ban đầu.
 D. sự thích nghi cao độ với nhu cầu và lợi ích của con người.
Trong một quần thể giao phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra
 A. 4 tổ hợp kiểu gen. B. 6 tổ hợp kiểu gen.
 C. 8 tổ hợp kiểu gen. D. 10 tổ hợp kiểu gen.
Nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là
 A. quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình CLTN.
 B. quá trình đột biến, quá trình CLTN.
 C. quá trình đột biến, quá trình CLTN, quá trình phân li tính trạng.
 D. các cơ chế cách li, CLTN.
Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức
 A. có ở thực vật và động vật ít di động xa.
 B. chỉ có ở chim và thú.
 C. có cả ở thực vật và động vật.
 D. thường xảy ra ở thực vật, ít gặp ở động vật.
Trong sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí là
 A. nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên kiểu hình cơ thể.
 B. nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi trên kiểu hình cơ thể.
 C. là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
 D. nơi mà các sinh vật cư trú với những điều kiện khác nhau.
Theo quan niệm của Đacuyn, thực chất của CLTN là
 A. sự phân hóa khả năng sống sót của những cá thể trong quần thể.
 B. sự phân hóa khả năng sống sót của những cá thể trong loài.
 C. sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen trong loài.
 D. sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen trong quần thể.
Theo quan niệm hiện đại, đối tượng của CLTN là
 A. cá thể. B. quần thể.
 C. cá thể và quần thể. D. cá thể, quần thể và các cấp độ khác.
Điều nào dưới đây là sai khi nói về thể song nhị bội?
 A. Cơ thể chứa bộ NST của cả 2 loài bố mẹ.
 B. Được tứ bội hóa từ cơ thể 2n.
 C. Không sinh sản hữu tính được.
 D. Thường gặp phổ biến ở thực vật.
Để phân biệt 2 loài vi khuẩn, người ta thường sử dụng
 A. tiêu chuẩn hình thái. B. tiêu chuẩn địa lí - sinh thái.
 C. tiêu chuẩn sinh lí - hóa sinh D. tiêu chuẩn di truyền.
Theo quan niệm ngày nay, đơn vị cơ bản trong cấu trúc của loài là
 A. cá thể. B. quần thể. C. nòi. D. giống.
Khi phun DDT để diệt ruồi muỗi, sau một thời gian, hiệu lực giảm rất nhanh. Đó là do
 A. khi tiếp xúc với DDT, các loài ruồi muỗi đã tiếp thu được những đặc tính chống DDT...
 B. khi tiếp xúc với DDT, các loài ruồi muỗi đã phát sinh các đội biến để thích nghi...
 C. các loài ruồi muỗi đã mang các biến dị phát sinh từ trước với khả năng thích nghi khác nhau đối với DDT...
 D. DDT khi bào quản đã bị giảm độc lực...
Cho 2 quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
 P1 = 100% aa.
 P2 = 50% AA + 50% aa.
Trong 2 quần thể trên thì
 A. P1 cân bằng, P2 không cân bằng. B. P1 không cân bằng, P2 cân bằng.
 C. cả 2 quần thể đều cân bằng. D. cả 2 quần thể đều chưa cân bằng.
Giả thiết trong một quần thể người, tần số tương đối của các nhóm máu là:
 Nhóm A = 0,45; nhóm B = 0,21
 Nhóm AB = 0,3; nhóm O = 0,04
Gọi p, q, r lần lượt là tần số của alen IA, IB, IO. Khi đó p, q, r lần lượt là
 A. 0,5; 0,3; 0,2. B. 0,5; 0,2; 0,3.
 C. 0,3; 0,4; 0,3. D. 0,2; 0,5; 0,3.
Giữa người và thú có 
 A. quan hệ nguồn gốc. B. quan hệ rất gần gũi.
 C. quan hệ thân thuộc rất gần gũi. D. quan hệ họ hàng.
Hóa thạch người tối cổ Xinantrốp được phát hiện
 A. năm 1924 ở Nam Phi.
 B. năm 1891 ở Java (Inđônêxia).
 C. năm 1927 ở gần Bắc Kinh (Trung Quốc).
 D. năm 1856 ở nước Đức.
Số NST được thấy trong một tế bào của ruồi giấm ở kì sau của giảm phân I là
 A. 4 cặp NST đơn. B. 4 NST kép.
 C. 8 NST đơn. D. 8 NST kép.
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN là
 A. hai bazơ cùng loại không liên kết với nhau.
 B. A liên kêt với G bằng 3 liên kết hiđrô, T liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô.
 C. A+T = G+X.
 D. Một bazơ lớn (A, G) được bù bằng một bazơ bé (T, X) và ngược lại.
Cho lai 2 cơ thể có 3 cặp gen dị hợp qui định 3 cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn, mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng. Số lượng các loại kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu gen ở thế hệ sau lần lượt là
 A. 33 và (3 : 1)3. B. 43 và (1 : 2 : 1)3
 C. 33 và (1 : 2 : 1)3 D. 23 và (1 : 2 : 1)3
Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỉ lệ:
+ 406 cây cao, quả tròn, chín sớm.
+ 135 cây cao, quả bầu dục, chín muộn. 
+ 136 cây thấp, quả tròn, chín sớm.
+ 45 cây thấp, quả bầu dục, chín muộn.
(Cho biết: Gen A qui định cây cao, a qui định cây thấp
 Gen B qui định quả tròn, b qui định quả dài
 Gen D qui định chín sớm, d qui định chín muộn).
Kiểu gen của F1 là
 A. Aa. B. AaBbDd. C. Aa. D. Dd.
ở một loài thực vật, cây cao trội so với cây thấp, quả đỏ trội so với quả vàng. Biết rằng 2 gen nói trên cùng nằm trên 1 NST thường. Cho 2 cây bố mẹ giao phấn với nhau được F1 gồm:
3 cây cao, quả đỏ : 3 cây thấp, quả vàng : 1 cây cao, quả vàng : 1 cây thấp, quả đỏ.
Tần số hoán vị gen ở cây bố (hoặc mẹ là)
 A. 16%. B. 18%. C. 25%. D. 40%.
Nhân tố quyết định nhịp sinh học là
 A. nhiệt độ. B. ánh sáng.
 C. nước. D. gió.
Khái niệm có sự khác biệt lớn nhất với các khái niệm còn lại là
 A. vùng đệm. B. tác động rìa.
 C. độ đa dạng. D. sức sinh sản.
***** Hết *****

File đính kèm:

  • docDe thi thu DH(2).doc
Đề thi liên quan