Đề thi thử đại học lần 2 năm 2012-2013 môn hoá học - khối a thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 2 năm 2012-2013 môn hoá học - khối a thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM 2012-2013 MÔN HOÁ HỌC - KHỐI A Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 142 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho dữ kiện nguyên tử khối sau: H = 1; Li = 7; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 58; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85; Sr = 88; Ag = 108; I = 127; Cs = 133; Ba = 137; Pb = 207. A. Phần chung cho tất cả các thí sinh( 40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Oxit Y của một nguyên tố X có thành phần % theo khối lượng của X là 42,86%. Hãy cho biết trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Liên kết X với O trong Y là liên kết cộng hóa trị. (2). Y có thể khử được nhiều oxit kim loại. (3). Y là khí không màu, không mùi, không vị, không độc. (4). Y tan nhiều trong nước. (5). Y có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng giữa X và hơi nước nóng. (6). Y nặng hơn không khí. (7). Từ Y, bằng một phản ứng trực tiếp có thể điều chế được axit etanoic. A. 3. B. 4 C. 5. D. 6. Câu 2: Có 5 dung dịch riêng biệt: H2SO4, CuSO4, Fe2(SO4)3, HCl có lẫn CuSO4, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 3: Cho các chất: metylclorua, vinylclorua, anlylclorua, etylclorua, điclometan, 1,2-đicloetan, 1,1-đicloetan, 1,2,3-triclopropan, 2-clopropen, triclometan, phenylclorua, benzylclorua. Số chất khi thủy phân trong môi trường kiềm ở điều kiện thích hợp thì thu được ancol đơn chức là: A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. Câu 4: Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hiđrocacbon A cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn X qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng lên 0,82 gam, khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Xác định phần trăm thể tích của A trong hỗn hợp X. A. 75% B. 50% C. 33,33% D. 25%. Câu 5: Các chất khí sau: SO3, NO2, Cl2, N2O, CO2, CO, H2S. Số chất khi tác dụng với dung dịch KOH ở điều kiện thường luôn tạo ra hai muối là: A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 6: Phản ứng nào được dùng để điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm A. 5Mg + 12 HNO3loãng → 5 Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O B. 2NH3 (t0C) → N2 + 3H2 C. NH4Cl + NaNO2 (t0C) → N2 + NaCl + H2O D. Cl2 + NH3 → HCl + N2 Câu 7: Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Fe trong 200,0 gam dung dịch HNO3 nồng độ 63%, đun nóng thu được khí NO2(sản phẩm khử duy nhất). Trong dung dịch sau phản ứng, nồng độ % của HNO3 là 36,92%. Thể tích khí NO2 (đo ở 270C và 1,12 atm) thoát ra là: A. 9,92 lít. B. 9,74 lít. C. 9,89 lít. D. 9,15 lít. Câu 8: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là: A. 0,775 mol B. 0,809 mol C. 0,750 mol D. 0,785 mol Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3. (2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4) Cho dung dịch AlCl3 tới dư vào dung dịch NaOH . (5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch nước vôi trong. (6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4. (7) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 10: Dung dịch A chứa 0,04 mol Fe(NO3)3 và 0,6 mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là: A. 14,4 gam. B. 12,8 gam. C. 11,52 gam. D. 15,68 gam. Câu 11: Cho các quá trình sau: (1) Al →AlO2- (2) HCHO →HCOOH (3) NH4+ →NH3 (4) Cl2→2Cl- (5) CH4 →C2H2 (6) CrO42- → Cr2O72-. Số quá trình diễn ra sự oxi hóa và số quá trình diễn ra sự khử lần lượt là: A. 2 và 3 B. 2 và 2 C. 3 và 1 D. 3 và 2 Câu 12: Cho các nguyên tố: 8O; 25Mn; 2He; 11Na; 9F; 24Cr; 19K. Số các nguyên tố có số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử là A. 6. B. 7. C. 4. D. 5. Câu 13: Hỗn hợp khí A gồm CO và H2 có tỉ khối đối với hiđro bằng 4,25, hỗn hợp khí B gồm O2 và O3 có tỉ khối đối với H2 là 20. Để đốt cháy hoàn toàn 10V lít khí A cần lượng thể tích hỗn hợp khí B là: (các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) A. 6V B. 8V C. 4V D. 10V Câu 14: Cho các phản ứng hoá học sau: 1. C6H5CH(CH3)2 4. CH3CH2OH + CuO 2. CH2 = CH2 + O2 5. CH3 – C ≡ CH + H2O 3. CH2=CH-Cl + NaOH 6. CH ≡ CH + H2O Số các phản ứng có thể tạo ra sản phẩm là anđehit là: A. 4 B. 3 C. 6 D. 5 Câu 15: Cho m gam ancol đơn chức X tác dụng với Na (dư) thu được 3,36 lít H2. Oxi hóa m gam ancol này một thời gian, sản phẩm thu được (gồm anđehit, axit, ancol dư và nước) lại cho tác dụng với Na (dư) thấy thoát ra 4,48 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hiệu suất chuyển hóa ancol thành axit là: A. 33,33%. B. 75,00%. C. 25,00%. D. 66,67%. Câu 16: Cho 2,04 gam một este đơn chức X có công thức C8H8O2 tác dụng hết với dung dịch chứa 1,60 gam NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,37 gam chất rắn khan. Số đồng phân thỏa mãn điều kiện trên của X là A. 4. B. 5. C. 1. D. 3. Câu 17: Số hiđrocacbon ứng với công thức phân tử C4H8 có thể làm mất màu nước brom là A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 18: Nung 8,42 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe trong oxi sau một thời gian thu được 11,62 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3 phản ứng là: A. 0,56 mol B. 0,72 mol C. 0,64 mol D. 0,48 mol Câu 19: Có các thí nghiệm sau: (I) Nhúng lá đồng vào dung dịch H2SO4 loãng có mặt oxi. (II) Sục khí clo vào dung dịch muối natribromua. (III) Dẫn khí CO2 qua than nóng đỏ. (IV) Nhúng đinh sắt vào axit H2SO4 đặc, nguội. (V) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 20: Để hòa tan vừa đủ 9,6 gam hỗn hợp gồm một kim loại R thuộc phân nhóm chính nhóm II (nhóm IIA) và oxit của nó cần vừa đủ 400ml dung dịch HCl 1M. Xác định R A. Ca B. Be C. Mg D. Sr Câu 21: Dung dịch X gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 a mol/l. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe cho vào 100ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại. Cho Y vào dung dịch HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Xác định giá trị của a: A. 0,4 M B. 0,3 M C. 0,45 M D. 0,42 M Câu 22: Cho 20,4 gam (tương ứng 0,3 mol) hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic và 1 ancol no đơn chức đều mạch hở cháy hoàn toàn thì thu được 0,6 mol CO2 và 0,6 mol H2O. Công thức cấu tạo của axit và ancol lần lượt là: A. C2H5COOH, CH3OH B. (COOH)2, C2H5OH C. CH3COOH, C2H5OH D. CH2=CH-OH, CH3COOH Câu 23: Hợp chất hữu cơ X có công thức C4H11NO2 cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH được chất khí Y bậc một (trong dung dịch làm hồng phenolphtalein) và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với H2SO4 loãng rồi chưng cất được axit D có cùng số nguyên tử các bon với Y. Nhận xét nào sau đây đúng A. Có thể điều chế D bằng phản ứng khử anđehit axetic . B. X là muối của amoniac với axit hữu cơ. C. Công thức cấu tạo của Y có thể là C2H5NH2 hoặc CH3-NH-CH3. D. Dung dịch Z có môi trường pH > 7. Câu 24: Một nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 20,8.10-19 Culông. Hạt nhân của nguyên tử đó có khối lượng là 45,09.10-27 kg. Cho các nhận định sau về X: (1). Ion tương ứng của X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p6. (2). Ở trạng thái cơ bản X có một electron độc thân. (3). X có tổng số electron thuộc phân lớp p là: 10. (4). Oxit và hiđro xít của X là các hợp chất lưỡng tính. Số nhận định đúng là: A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 25: Cho 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 0,5M và KAlO2 1,5M. Thêm từ từ 670ml dung dịch H2SO4 vào dung dịch X cho đến khi kết tủa tạo thành bị tan một phần, phần kết tủa còn lại đem nung đến khối lượng không đổi thu được 24,32 gam chất rắn Z. Xác định nồng độ dung dịch H2SO4. A. 0,2M B. 1 M C. 0,7M D. 0,5M Câu 26: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (trong đó MY < MZ). Cho 2,835 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 27,54 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 1,176 lít (đktc) khí T không màu. Tên của Z là: A. anđehit propionic. B. anđehit axetic. C. anđehit butiric. D. anđehit acrylic Câu 27: Chất X là một aminoaxit thiên nhiên, mạch không nhánh, trong phân tử chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 13,1 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 16,75 gam muối khan. Tên gọi của X là A. Axit 2-amino-2-metylpentanoic. B. Axit -aminovaleric. C. Axit -aminocaproic. D. Axit 2-aminohexanoic. Câu 28: Cho các chất: Al2O3; Al(NO3)3; Zn(OH)2; NaHCO3; K2SO3; (NH4)2CO3; H2N-CH2-COOH; CH3-COOH3N-CH3, CH3COOC2H5. Số chất lưỡng tính là: A. 5 B. 6 C. 7 D. 4 Câu 29: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 0,24 mol O2 thu được CO2 và 0,2 mol H2O. Công thức hai axit là: A. HCOOH và C2H5COOH B. CH3COOH và C2H5COOH C. CH3COOH và CH2=CHCOOH D. CH2=CHCOOH và CH2=C(CH3)COOH Câu 30: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit là Glyxin, Valin. Lấy 4,59 gam X thực hiện phản ứng hóa hợp được một penta peptit. Tính khối lượng penta petit biết tỉ lệ phần trăm khối lượng nitơ trong X là 15,25%. A. 3,69 gam B. 3,87 gam C. 4,59 gam D. 5,31 gam Câu 31: Thủy phân 4,3 gam poli(vinyl axetat) bằng dung dịch NaOH thu được 2,62 gam polime. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là A. 85%. B. 75%. C. 80%. D. 60%. Câu 32: Trong các phát biếu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng (1) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột. (2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo mạch. (3) Khi thủy phân hoàn toàn saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit. (4) Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ. (5) fuctozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm – CHO . A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 33: Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH 0,20M và Ba(OH)2 0,10M; dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 0,05M và HNO3 0,04M. Trộn V lít dung dịch X với V’ lít dd Y thu được dd Z có pH = 13. Tỉ lệ V/V’ là: A. 0,08. B. 12,5. C. 0,8. D. 1,25. Câu 34: Cho các phát biểu sau đây (1). Trong công nghiệp một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng, glixerol và chế biến thực phẩm. (2). Poli(metyl acrylat) có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ. (3). Trong y học glucozơ dùng làm thuốc tăng lực. (4). Cao su lưu hóa là sản phẩm của quá trình lưu hóa cao su tự nhiên với lưu huỳnh. (5). Muối đinatri glutamat là thành phần chính của bột ngọt. (6). Protein là thành phần không thể thiếu của tất cả các cơ thể sinh vật, nó là cơ sở của sự sống. (7). Tơ tằm và tơ visco đều là tơ tự nhiên. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 7. C. 4. D. 6. Câu 35: Cho các dung dịch riêng biệt chứa các chất: Anilin (1);Metylamin (2) ; Glixin (3); Axitglutamic (4), Axit 2,6- điaminohexanoic (5); Natri amino axetat (6); phenylamoniclorua (7); natriphenolat (8). Các dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là: A. (2), (5), (7), (8) B. (2), (5), (6), (8) C. (2), (3), (5), (6) D. (1), (2), (5), (6), (8). Câu 36: Cho hỗn hợp X gồm 1,5mol Na2O, 1mol NH4Cl, 2mol NaHCO3 và 2mol BaCl2 vào nước dư được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được chất rắn khan là: A. NaHCO3, NaOH, CaCl2, NH4Cl B. NaCl C. NaCl, Na2CO3, BaCl2 D. NaCl, NaOH Câu 37: Cho các phát biểu sau: (1) Tách nước rượu no đơn chức ở 1700C xúc tác H2SO4 thì thu được anken. (2) Cho 1- ankin tác dụng với nước (xúc tác Hg2+) thì được anđehit đơn chức. (3) Trùng ngưng các amino axit thì được poli peptit. (4) Có thể phân biệt mantozơ và sacarozơ bằng phản ứng tráng bạc. (5) Rượu etylic có tính axit yếu hơn tính axit của phenol. (6) Giống như anđehit, axetilen cũng tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu không đúng là A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp M gồm anđehit X và este Y, cần dùng vừa đủ 0,155 mol O2, thu được 0,13 mol CO2 và 2,34 gam H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag. Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là A. CH3CHO và HCOOCH3. B. CH3CHO và HCOOC2H5. C. HCHO và CH3COOCH3 D. CH3CHO và CH3COOCH3. Câu 39: Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ∆H < 0. Cho các biện pháp: (1) Tăng nhiệt độ, (2) Tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) Hạ nhiệt độ, (4) Dùng thêm chất xúc tác V2O5, (5) Giảm nồng độ SO3, (6) Giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận ? A. (1), (2), (4), (6) B. (1), (2), (4), (5). C. (2), (3), (5). D. (2), (3), (6). Câu 40: Cho 94,8 gam phèn chua (KAl(SO4)2.12H2O) tác dụng với 350 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam kết tủa. Giá trị m là: A. 56,375 gam B. 101 gam C. 111,4 gam D. 48,575 gam B. Phần riêng( 10 câu) Thí sinh chỉ được chọn làm 1 trong 2 phần (phần I hoặc phần II) Phần I: Theo chương trình Chuẩn ( từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon chủ yếu là do: A. Mưa axit. B. Quá trình sản xuất gang thép. C. Clo và các hợp chất của clo. D. Khí CO2. Câu 42: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với H2 là 18,8). Khối lượng của Cu(NO3) trong hỗn hợp là A. 9,40 gam. B. 20,50 gam. C. 8,60 gam. D. 11,28 gam. Câu 43: Cho các phản ứng oxi hoá- khử sau: 3I2 + 3H2O ® HIO3 + 5HI (1) 2HgO ®2Hg + O2 (2) NH4NO3 ® N2O + 2H2O (3) 2KClO3 ® 2KCl + 3O2 (4) 3NO2 + H2O ® 2HNO3 + NO (5) 2H2O2 ® 2H2O + O2 (6) Cl2 + Ca(OH)2 ® CaOCl2 + H2O (7) KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2 (8) Trong số các phản ứng oxi hoá- khử trên, số phản ứng oxi hoá- khử nội phân tử là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 44: Cho sơ đồ phản ứng: X ( C3H6) + Br2 → X1 (1) X1 + NaOH dư( t0C) → X2 + Y1 (2) X2 + CuO dư (t0C) → X3 + Y2 + Cu (3) Biết 1 mol X3 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 4 mol Ag kim loại. Tên gọi của X là: A. propen B. Xiclopropan C. prop-1-en D. xiclopropen Câu 45: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là A. 2,016 lít. B. 1,008 lít. C. 1,344 lít. D. 0,672 lít. Câu 46: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Mantozơ và fructozơ đều thuộc loại monosaccarit. B. Tinh bột thuộc loại polime không nhánh. C. Dung dịch saccarozơ tạo được kết tủa đỏ gạch khi phản ứng với Cu(OH)2. D. Sobitol là hợp chất đa chức. Câu 47: Cho 70 gam hỗn hợp phenol và cumen tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau phản ứng thấy tách ra hai lớp chất lỏng phân cách, chiết lấy lớp phía trên có thể tích là 80ml và có khối lượng riêng 0,86 gam/cm3. Phần trăm theo khối lượng của cumen trong hỗn hợp ban đầu là: A. 26,86% B. 98,29% C. 73,14% D. 56,8%. Câu 48: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C2H12N2O4S. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thu được muối vô cơ Y và thấy thoát ra khí Z (phân tử chứa C, N, H và làm xanh giấy quì tím ẩm). Tỉ khối của Z đối với hiđro là: A. 30,0 B. 15,5 C. 22,5 D. 31,0 Câu 49: Hỗn hợp X gồm metanol, etanol và propan-1-ol. Dẫn 19,3 gam hơi qua bột CuO nung nóng để phản ứng oxi hóa xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. Khối lượng anđehit thu được là A. 11,9 gam B. 17,5 gam C. 18,85 gam D. 18,4 gam Câu 50: Cho các phản ứng xảy ra sau đây: (1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓ (2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑ Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là A. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+. B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. C. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. Phần II: Theo chương trình nâng cao ( từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho các phản ứng sau: 4 NH3 + 5O2 → 4NO + 6 H2O (1) NH3 + H2SO4 → NH4HSO4 (2) 2NH3 + 3 CuO → 3Cu + N2 + 3 H2O (3) 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6 NH4Cl (4) NH3 + H2S → NH4HS (5) 2NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (6) NH3 + HCl → NH4Cl (7) Số phản ứng trong đó NH3 đóng vai trò là chất khử là A. 4. B. 3 C. 2 D. 5 Câu 52: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (hay [Ag(NH3)2]OH dư), thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 9,504. B. 7,776. C. 8,208. D. 6,480. Câu 53: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở điều kiện tiêu chuẩn) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là: A. 15,7 gam. B. 16,5 gam. C. 8,9 gam. D. 14,3 gam. Câu 54: Cho các chất: Propan, Propin, 2,2-điclopropan, Propan-2-ol, Propan-1-ol, Propen, anlyl clorua, 2-clopropen. Số chất có thể điều chế được axeton chỉ bằng một phản ứng là: A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 55: Đun nóng 10,71 gam hỗn hợp X gồm propyl clorua và phenyl clorua với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ và đun nóng, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 8,61 gam kết tủa, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp X là A. 2,71 gam. B. 4,71 gam C. 6,0 gam. D. 4,0 gam Câu 56: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Cu, Ag vào dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được kết tủa Y. Đem Y tác dụng với dung dịch NH3 (dư), đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa Z. Số hiđroxit có trong Y và Z lần lượt là A. 3; 2. B. 5; 2. C. 4; 2. D. 7; 4. Câu 57: Cho sơ đồ chuyển hoá: . Trong đó X, Y, Z là sản phẩm chính. Công thức của Z là : A. (CH3)2CH-CH2-MgBr. B. CH3-CH2-CH2 -CH2-MgBr. C. CH3-CH(MgBr)-CH2-CH3. D. (CH3)3C-MgBr. Câu 58: Có bốn chất bột màu trắng: BaSO4, CaCO3, Na2CO3, NaCl. Có thể dùng những chất nào để phân biệt? A. H2SO4 B. Quì tím C. Ba(OH)2 D. H2O, CO2 Câu 59: Cho các thế điện cực chuẩn ; ; ; . Trong các pin sau đây, pin nào có suất điện động chuẩn lớn nhất? A. Pin Zn – Cu. B. Pin Pb – Cu. C. Pin Zn – Pb. D. Pin Al – Zn Câu 60: Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 2,32 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa đủ 50 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Giá trị của m là A. 0,48. B. 1,6. C. 0,32. D. 0,62. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- ĐH_LẦN_2_2012_2013_HOA_A_142.doc