Đề thi thử đại học lần 2 năm 2013 môn: ngữ văn; khối c, d
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 2 năm 2013 môn: ngữ văn; khối c, d, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU II ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; Khối C, D ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1( 2.0 điểm) Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012), ở phần miêu tả cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài, có chi tiết: người đàn bà mếu máo gọi tên con, ôm lấy con, vái con, còn cậu bé “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt’’. Chi tiết đó có ý nghĩa gì? Câu 2 (3.0 điểm) “Những con người thông thái thực sự cũng tựa như những bông lúa: khi còn lép, chúng vươn cao đầu lên đầy kiêu hãnh, nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống” (Mongtetxkio, 365 danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày, NXB Thanh niên, 2008) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG (5.0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm) “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tần nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn lọan xô bồ” (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, ) Hãy phân tích nhân vật viên quản ngục để làm sáng tỏ nhận xét trên. Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà,từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu cho con mình tập nói Họ gáng theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại (Đất Nước-Trích trường ca Mặt đường khát vong, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.121) ……………..Hết…………….. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh……………………………………Số báo danh………………… TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ ĐH LẦN 2- NĂM 2013 CÂU Ý NỘI DUNG I Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012), ở phần miêu tả cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài, có chi tiết: người đàn bà mếu máo gọi tên con, ôm lấy con, vái con, còn cậu bé “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt’’. Chi tiết đó có ý nghĩa gì 2,0 1 Ý nghĩa chi tiết: người đàn bà mếu máo gọi tên con, ôm lấy con, vái con - Nỗi tủi hổ, xót xa của một người mẹ khi để cho đứa con mình chứng kiến cảnh bố hành hạ mẹ. Cảnh tượng ấy có thể làm tổn thương đến tâm hồn trong trẻo của những đứa trẻ. Đó là một sự thực quá tàn nhẫn mà bấy lâu nay người phụ nữ ấy không hề muốn nó xẩy ra. - Tấm lòng hi sinh vô bờ bến của người mẹ dành cho con, cho gia đình. Người phụ nữ ấy không muốn làm tổn thương tâm hồn của những đứa con. Đặc biệt, chị không muốn vì bảo vệ cho mình mà đứa con trai phải có những hành động trái với đạo đức, với luân thường đạo lí trong cuộc sống. 0,5 0,5 2 Ý nghĩa chi tiết: còn cậu bé “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt” -Tấm lòng yêu thương bao la dành cho người mẹ của mình. - Sự thấu hiểu, sẻ chia và khao khát chở che, bảo vệ cho người mẹ trước sự hành hạ của người cha vũ phu trong tấm lòng của cậu bé làng chài. * Kết luận: Từ hai chi tiết thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm 0,5 0,5 II “Những con người thông thái thực sự cũng tựa như những bông lúa: khi còn lép, chúng vươn cao đầu lên đầy kiêu hãnh, nhưng khi hạt đã đầy và chắc, chúng bắt đầu khiêm nhường cúi đầu xuống” (Mongtetxkio, 365 danh ngôn cho cuộc sống hàng ngày, NXB Thanh niên, 2008) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến 3,0 1 Giải thích ý kiến(1,0) - Người thông thái: là những người có hiểu biết rộng, có trí tuệ , có cách hành xử khôn ngoan và chính trực những công việc hàng ngày. - Người thông thái thực sự: giống như những hạt lúa: + So sánh bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lí + “Khi hạt còn lép thì ngẩng đầu lên”: để tiếp lấy ánh sáng, không khí, để vun đăp…cũng như con người -để khẳng mmmmmmm mình thì ngoài việc cố gắng tích lũy, học hỏi có lúc cũng phải tự tin, kiêu hãnh . + “Khi đầy hạt thì cúi đầu xuống”, không phải vì đã quá mỏi mệt hay quá hài lòng, mà đó là đức khiêm nhường - Người thông thái, khôn ngoan thực sự cũng tựa như những bông lúa phải biết rõ về chính mình 0,5 0,5 2 Bàn luận ý kiến (1,5) - Đôi khi người ta kiêu hãnh vì người ta chưa đủ thông thái để biết cái giá của kiêu hãnh! Người ta khiêm nhường vì người ta đủ thông thái để biết cái hay của sự khiêm nhường. Bông lúa ngẩng cao đầu khi còn lép vì khi đó nó chưa có giá trị, khi đó nó cần phải có thêm năng lượng để làm đầy mình, nó trĩu hạt cúi đầu vì nó đã biết được bổn phận cao quý của mình, biết được giá trị của mình - Những người thông thái phải biết ngẩng lên đúng lúc để đón ánh mặt trời soi rọi, để kiêu hãnh, tự tin, để không phải hổ thẹn trước bao người. Biết cúi xuống đúng thời điểm để nhìn lại những giọt mồ hôi đã đổ, có lúc chúng xóa nhòa cả những bước chân ta trên đoạn đường đầy cam go đã và sẽ còn phải trải qua. Phải biết cúi xuống, để biết nâng niu và trân trọng, để biết hòa mình vào mọi thứ có giá trị xung quanh. - Nhưng trong thực tế không phải ai cũng biết ngẩng cao và biết cách cúi đầu. : +Trong cuộc sống, trên con đường mình đang đi, nhiều lúc cần nhìn lên để tự tin bước tiếp,có lúc cần cúi xuống để học hỏi, để xem những gồ ghề mà mình đã bước qua, phải bước qua...thì chúng ta mới có thể đi đến cuối con đường. Biết cách cúi đầu, biết cách khiêm nhường đúng lúc, chúng ta sẽ có được sự tôn trọng của mọi người. + Nếu không biết cách cúi đầu sẽ biến mình thành một người kiêu căng, ngạo mạn và như thế sẽ dễ gặp thất bại 0,5 0,5 0,5 3 Bài học nhận thức và hành động (0,5) - Câu nói đem đến một kinh nghiệm sống rất quý giá: + Hãy biết vươn lên để thu nhận + Hãy biết cúi đầu đúng lúc bởi sự khiêm nhường là một trong những đức tính quý báu của con người, bất kỳ ai cũng cần học để biết được mình là ai và người khác là ai. - Học cách khiêm nhường là bạn đang tôn trọng mình và tôn trọng người khác. 0,5 IIIa Phân tích nhân vật viên quản ngục 1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (0,5) - Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách tài hoa, độc đáo, giàu tinh thần dân tộc.Là nhà văn chuyên săn tìm những cái đẹp. Ngay từ trước CMT8 ngòi bút ấy đã biết hướng thiện, hướng mỹ để tìm ra và lưu giữ những vẻ đẹp của một thời vang bóng. - Trong nhiều vẻ đẹp của Vang bóng một thời, nổi bật lên vẻ đẹp biết tri nhận cái đẹp, biết trân trọng giá trị con người của viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ ngưởi tử tù 0,5 2 Phân tích nhân vật để làm sáng tỏ ý kiến (4,0) - Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ máy thống trị đương thời. Môi trường sống của quản ngục đầy rẫy những cái xấu, cái ác, đầy rẫy những sự tàn nhẫn, lừa lọc, đau khổ, tuyệt vọng…Sống trong môi trường ấy, con người sẽ dễ dàng đánh mất tính thiện, phẩm chất của quản ngục cũng hoen ố đi ít nhiều. Ông ta cũng chính là tù nhân chung thân của cái nhà tù do ông cai quản. Cái danh, cái lợi, trách nhiệm, bổn phận của một ngục quan là những thứ gông cùm, xiềng xích vô hình xiết chặt tâm hồn quản ngục suốt đời. - Nhưng quản ngục lại là người có thú chơi thanh tao- chơi chữ. Ngay từ khi mới “biết đọc vỡ nghĩa thánh hiền” ông đã có ước nguyện “một ngày kia được treo ở nhà riêng của mình một câu đối do Huấn Cao viết. sơt thích ấy dường như là một sự đối nghịch so với nghề nghiệp, môi trường sống của ông.. Tình cờ, viên quản ngục gặp được ông Huấn Cao, gặp thần tượng của mình, gặp trong hoàn cảnh cực kì éo le : giữa chốn ngục thất, thần tượng của ông giờ đây lại là một tử tù, còn ông là cai ngục. Một tình huống đầy kịch tính được mở ra - Viên quản ngục biết trân trọng giá trị con người. Điều đó được thể hiện qua sở nguyện thanh cao, dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch, dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục, kiên trì, nhẫn nại để có được chữ và có những hành động biệt đãi đối với Huấn Cao. Việc muốn đạt được sở nguyện bất chấp nguy hiểm, thái độ thành kính đón nhận chữ, đón nhận di huấn thiêng liêng của Huấn Cao(vái kạy HC) cho thấy tấm lòng biệt nhỡn liên tài, biết trân trọng nhâ cách con người, trân trọng những giá trị văn hóa của viên quản ngục. - Bi kịch của ngục quan là bi kịch lầm đường. kẻ lầm đường lạc lối, may thay, vẫn còn có lương tri, lương năng, còn có “lòng biệt nhỡn liên tài”, còn có khát vọng giải thoát. Y tôn thờ cái đẹp, say mê cái đẹp để hi vọng tự giải thoát. Lúc ngục quan gặp Huấn Cao thì “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”, “bộ mặt tư lự” đã hằn nhiều nếp nhăn của cuộc đời “tù nhân” nhọc nhằn, nhưng khát vọng giải thoát biểu hiện ở khát vọng hướng tới cái đẹp, cái thiện vẫn vô cùng mãnh liệt. Quản ngục chính là một tri ấm tri kỉ của HC. HC là người sáng tạo cái đẹp còn quản ngục là người thưởng thức cái đẹp - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Dù là tác phẩm lãng mạn nhưng nhân vật viên quản ngục được xây dựng với các chi tiết giàu chất hiện thực, gần với cuộc đời hơn, thật hơn.Đọc truyện, người đọc như thấy hiện ra trước mắt dáng đi, điêu đứng, lời ăn tiếng nói của viên quản ngục này..Và chính ở đây thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.. + Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt..... 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 3. Kết luận (0,5) - Nhân vật viên quản ngục là một sáng tạo rất mực sinh động của Nguyễn Tuân, để vừa tô đậm vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật Huấn Cao, lại vừa thể hiện vẻ đẹp của một con người đang được dắt dẫn bởi cái đẹp và cái thiện. Đây là kiểu sáng tạo nhân vật rất mới trong văn học hiện đại Việt Nam, cái cách để cho nhân vật tự tạo tính cách. - Góp phần thể hiện quan niệm về cái Đẹp của Nguyễn Tuân: Cái đẹp gắn liền với cái thiện, cái đẹp có khả năng cứu rỗi thế giới.. 0,5 III.b Cảm nhận về đoạn thơ trong đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm) 5.0 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm 0.5 - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước với một hồn thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước và con người Việt Nam. 0.5 - Đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”) rất tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm, thể hiện tư duy đa chiều, mới mẻ của tác giả về đất nước. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. 2 Cảm nhận đoạn thơ 4.5 - Nói đến bốn nghìn năm của lịch sử Đất Nước, nhà thơ không điểm tên các triều đại, các anh hùng lưu danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những con người bình dị và vô danh nhưng chính họ đã làm nên Đất Nước. 1.0 - Nhân dân chính là người đã sáng tạo, gìn giữ và lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị vật chất lẫn tinh thần của Đất Nước, sáng tạo nên văn hóa, phong tục, lối sống, làm nên cốt cách riêng của con người Việt Nam.(Phân tích) 1.5 - Trong khói lửa khốc liệt của chiến tranh, người ta mới nhận ra được sức mạnh vô của Nhân dân. Những con người lao động bình dị ấy, khi Tổ quốc bị đe dọa đã sẵn sàng đứng lên đánh đuổi cả ngoại xâm lẫn nội thù để bảo vệ sự bình yên cho Đất Nước, làm nên truyền thống kiên cường, bất khuất cho dân tộc Việt Nam.(Phân tích) 1.5 - Ngôn từ bình dị,thấm đẫm chất liệu văn hóa dân gian, hình ảnh gần gũi, thể thơ tự do nồng nàn cảm xúc, suy tư đã góp phần tái hiện thành công hình ảnh Đất Nước trong chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa, phong tục, nhấn mạnh công lao to lớn của Nhân dân. Góp phần thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. 0.5 Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và có cách lý giải phù hợp. Hết
File đính kèm:
- de thi thu dai hoc mon van lan 2 2013.doc