Đề thi thử đại học lần 4, năm học 2012 - 2013 môn thi: ngữ văn 12

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần 4, năm học 2012 - 2013 môn thi: ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1

Đề thi gồm có 01 trang
 
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 4, NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn thi: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1: (2,0 điểm) 
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (SGK Ngữ Văn 12, Tập 1,NXB Giáo Dục 2011)có nhắc đến cuốn sổ gia đình mà chú Năm cất giữ và giao cho Chiến và Việt khi hai chị em chuẩn bị lên đường.Cuốn sổ ấy có ý nghĩa như thế nào?Việc Chú Năm trao cuốn sổ cho Chiến và Việt đã khẳng định điều gì? 
Câu 2: (3 điểm) 
Trong Bài thơ số 27 ,tập Người làm vườn của Tagore có một câu thơ tác giả đã mượn hình ảnh hoa sen để gửi gắm vào đấy một triết lí cuộc sống:
“Thà làm một bông sen nở khi thấy mặt trời rồi mất hết tinh nhụy còn hơn giữ nguyên hình nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông.”
Anh/ chị suy nghĩ gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3a : Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm) 
	Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nói: “Tình huống là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại”.Và trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của ông đã có cái khoảnh khắc kì diệu ấy.
	Anh/ chị hãy phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa để làm rõ điều đó. 
Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao ( 5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: 
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.” 
 (Vội vàng– Xuân Diệu, Ngữ văn 11, 
 Tập 2, NXB Giáo dục 2011) 	
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.” 
 (Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11, 
 Tập 2, NXB Giáo dục 2011) 

 ---------- Hết ---------- 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................ 

TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM 2013
Môn thi: Ngữ Văn 12



CÂU

NỘI DUNG
ĐIỂM
1(2.0đ)
-Giới thiệu truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi
-Chi tiết cuốn sổ gia đình của Chiến và Việt là một sáng tạo độc đáo đầy ý nghĩa:
 +Là cuốn sổ ghi lại những đau thương mất mát và chiến công của gia đình được chú Năm gìn giữ và ghi chép tỉ mỉ , chi tiết bằng nét chữ “lòng còng”,lời văn giản dị , mộc mạc.
 +Cuốn sổ là bằng chứng nóng hổi về tội ác của kẻ thù và sự kiên cường dũng cảm và chiến công của gia đình,cuốn sổ là một kiểu gia phả,một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống gia đình…
 +Chú Năm giao cuốn sổ cho Chiến và Việt khẳng định hai chị em đã trưởng thành để gánh vác trách nhiệm và ghi tiếp truyền thống gia đình,hành động ấy còn gửi gắm niềm tin tưởng của chú Năm vào Chiến và Việt-khúc sông sau đầy mạnh mẽ của dòng sông truyền thống gia đình…
0.25


0.5


0.5


0.75
2(3.0 đ)
I.Yêu cầu chung
-Học sinh biết cảm nhận giá trị của lời bàn, biết bình luận và rút ra bài học cho bản thân.
- Học sinh biết vận dụng các thao tác nghị luận để bàn luận một vấn đề xã hội
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc,không mắc những lỗi diễn đạt.
II.Yêu cầu cụ thể
1.MB(0.25) Mỗi người cần sống hết mình,sống dâng hiến những gì tốt đẹp cho cuộc đời… 
2.TB(2.5)
a.Giải thích được 
-Hình ảnh bông sen nở khi thấy ánh mặt trời rồi mất hết tinh nhụy:biểu tượng cho cách sống hết mình,sống dâng hiến tất cả những gì tốt đẹp cho cuộc đời rồi lụi tàn cũng không hối tiếc.
-Giữ nguyên nụ búp trong sương lạnh vĩnh cửu của mùa đông:là cách sống ích kỉ,mờ nhạt
->Tago đã bày tỏ một quan niệm nhân sinh tích cực:sống hết mình để rồi tàn lụi còn hơn sống một cuộc đời mờ nhạt…
b.Bàn luận
-Sống trên đời con người phải biết yêu thương,chia sẻ,sống vì mọi người,đem sức mình cống hiến cho xã hội,đó là sống đẹp,có ý nghĩa nhất.(liên hệ với quan niệm của nhà thơ Xuân Diệu và nhà thơ Tố Hữu)
-Nếu ta không tự thể hiện và khẳng định mình ta sẽ bị lu mờ,không có khát vọng ta sẽ không đủ sức mạnh và nghị lực để vượt qua những trở ngại và gặt hái những thành công
(lấy dẫn chứng để chứng minh…)
->Câu thơ của Tago là một bài học thú vị về lẽ sống: sống hết mình, sống cống hiến chứ không chỉ sống cho bản thân.Quan niệm này đã khẳng định giá trị tồn tại của con người trong cuộc đời.
c.Mở rộng
-Phải biết thể hiện tài năng ,khẳng định tài năng đúng thời điểm,khẳng định mình không đồng nghĩa với tự cao tự đại
-Phải biết lượng sức mình để cống hiến mà không mất hết tinh nhụy.
-Phê phán những những người hèn nhát không dám đối diện với những khó khăn thử thách,co mình trong vỏ bọc,sẽ bị xã hội đào thải.(lấy dẫn chứng)
d.Rút ra bài học nhận thức và hành động: Có thái độ sống và học tập,và lao động hết mình để có một tương lai tốt đẹp để cống hiến cho đất nước.Sống đẹp, sống có ích để không ân hận..
3.KB(0.25)
 Khẳng định ý nghĩa nhân văn của triết lí sống đẹp, sống có ý nghĩa.







0.25


0.25







1.25
0.5


0.5



0.25


0.5





0.25


0.25
3.a
1.MB(0.5)
Giới thiệu Nguyễn Minh Châu và Chiếc thuyền ngoài xa với một tình huống truyện độc đáo .
2.TB(4.0)
a.Giới thiệu chung(0.75)
-Tình huống là một sự kiện đặc biệt cuả đời sống được mô tả trong tác phẩm ,tại đó nhà văn làm sống dậy một tình thế éo le,bất ngờ nhờ đó tính cách nhân vật được bộc lộ sắc nét và ý tưởng của tác giả đươc bộc lộ đầy đủ.
Nguyễn Minh Châu khẳng định: “Tình huống là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại”
-Giới thiệu tình huống:Trong Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức bởi nó hướng tới bộc lộ sự nhận thức của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật qua sự nhận thức của các nhân vật trong tác phẩm.Đó là tình huống mà nhân vật Phùng- một phóng viên nhiếp ảnh trải qua
 +Phùng phát hiện một cảnh đẹp tuyệt vời và nhận ra bản thân các đẹp là đạo đức
 +Anh phát hiện ra sự tàn nhẫn của cuộc đời khi chứng kiến cảnh bạo hành trong một gia đình thuyền chài
 +Đến tòa án huyện, nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài anh lại phát hiện ra vẻ đẹp của chị và nhận thức về bản chất con người,về sự phức tạp của đời sống.
b.Phân tích tình huống(3.25)
*Phùng đã gặp tình huống bất ngờ:(1.5)
 -Sau nhiều ngày chờ đợi ,kiếm tìm,cuối cùng Phùng đã có được một bức ảnh vào lúc bình minh ở bãi biển,một chiếc thuyền lưới vó trong sương sớm, một khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn
 - Ngay sau đó anh lại chứng kiến từ chiếc thuyền lưới vó xuất hiện hai vợ chồng thuyền chài,người chồng đánh vợ một cách tàn nhẫn.Phùng vừa kinh ngạc vừa tức giận và đã can thiệp…
 -Ở tòa án huyện Phùng và chánh án Đẩu ngạc nhiên về thái độ của người đàn bà hàng chài khi được yêu cầu bỏ chồng…Chị đã kể chuyện về cuộc đời mình cho Phùng và Đẩu nghe,hai người nhận ra vẻ đẹp tâm hồn người đàn bà đằng sau sự nhẫn nhục cam chịu…
(Lấy dẫn chứng phân tích)
*Ý nghĩa của tình huông bất ngờ(Nhận thức về những nghịch lí của nghệ thuật và cuộc đời)
-Cái đẹp của nghệ thuật lại có từ sự nghiệt ngã của cuộc sống. Nghệ thuật phải gắn bó với cuộc đời, người nghệ sĩ phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật(hình ảnh người đàn bà bước ra khỏi bức ảnh..)
-Nghịch lí cuộc đời,khát vọng và nhu cầu của con người không thể thoát khỏi thực tế:Khát vọng của người đàn bà hàng chài,…,khát vọng của Phùng khi muốn giúp đỡ chị.
-àTình huống tạo bước ngoặt trong nhận thức;không thể nhìn cuộc sống một cách giản đơn,không thể đánh giá con người ở vẻ bề ngoài,phải có cái nhìn thấu đáo về con người để đánh giá đúng không suy xét một phía…từ đó phát hiện vẻ đẹp tâm hồn ẩn chứa sau vẻ ngoài lam lũ thô kệch của người đàn bà hàng chài.Đây chính là khoảnh khắc kì diệu không chỉ đối với Phùng mà còn quan trọng với rất nhiều người khi nhận thức về nghệ thuật về cuộc đời và con người
3.KL :Khẳng định sự thành công của NMC khi sáng tạo một tình huống truyện độc đáo, cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại.

0.5




0.25




0.5











1.5
0.25


0.75


0.75




1.0

0.5


0.5


0.75






0.5
3.b
1.MB(0.5) Giới thiệu tác giả Tố Hữu và Xuân Diệu với hai tác phẩm là tuyên ngôn sống của một thi nhân đắm say với cuộc đời (Vội vàng)và của một chiến sĩ cộng sản(Từ ấy).Đặc biệt là hai khổ thơ….
2.TB(4.0)
a.Giới thiệu khái quát về hai tác giả và hai bài thơ hai khổ thơ
-Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới luôn đắm say với cuộc đời,khao khát tận hưởng cuộc sống,có quan niệm sống đẹp.Bài thơ “Vội vàng”(1938) tiêu biểu cho hồn thơ XD trước cách mạng tháng tám với cái tôi khao khát,cuồng nhiệt khổ thơ mở đầu bài thơ đã gửi gắm khát vọng níu giữ vẻ đẹp cuộc đời của cái tôi ấy;
 “Tôi muốn….”
-Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, một chiến sĩ cộng sản sẵn sàng hiến dâng cuộc đời vì lí tưởng cộng sản. “Từ ấy” (1938) gửi gắm lẽ sống đẹp,đầy lãng mạn,say mê là tiếng reo náo nức của một cái tôi đầy ý thức trách nhiệm.Niềm khao khát cống hiến và sẻ chia được bày tỏ trong khổ thơ:
 “Tôi buộc lòng tôi….”
b.Phân tích hai khổ thơ để thấy cảm xúc trữ tinh của cái tôi của hai nhà thơ
* Khổ thơ trong bài Vội vàng: (1.25)
+ Điệp ngữ “tôi muốn” khẳng định ước muốn cháy bỏng đầy uy quyền của XD.
- Ước muốn kì lạ ,táo bạo “tắt nắng”, “buộc gió”,thực chất là để níu giữ hương sắc cuộc đời,để thời gian không trôi qua,cái đẹp không tàn phai.
- Thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ ngắn ,nhanh như sự gấp gáp vội vàng của thi sĩ,như niềm cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt…
àước muốn lạ lùng của thi sĩ hé mở một lòng yêu say đắm với cảnh trời với cuộc đời, một cái tôi khát khao giao cảm và tận hưởng,một tâm hồn luôn nhạy cảm trước bước chân của thời gian để tư đó sống hết mình để tận hưởng những gì tươi đẹp mà cuộc đời ban tặng cho con người…
*Khổ thơ trong Từ ấy(1.25)
+Khổ thơ là sự nhận thức,chuyển biến trong tư tưởng và tình cảm của người thanh niên lần đầu bắt gặp ánh sáng của lí tưởng cách mạng.
-Từ “tôi buộc” khẳng định sự gắn bó và sẵn sàng hiến dâng của người chiến sĩ cách mạng
-Điệp từ “để” nhấn mạnh mục đích của sự gắn bó và ý thức đấu tranh cho nhân dân,cho những con người lao khổ…
àMột khát vọng sống cống hiến,một tuyên ngôn sống của người chiến sĩ cộng sản tràn đầy nhiệt huyết,một lẽ sống đẹp…
c.So sánh sự tương đồng và khác biệt:(1.0)
-Sự tương đồng:
 +Hai bài thơ ra đời cùng thời,cùng bày tỏ khát vọng mãnh liệt của hai nhà thơ,đặc biệt là cái tôi trữ tình đầy đắm say và khao khát sống,gửi gắm lẽ sống đẹp(liên hệ với tư tưởng của cả bài thơ).
 +Giọng điệu đầy lãng mạn bồng bột
-Sự khác biệt:
 +Khổ thơ của XD là khát vọng của một thi sĩ thơ mới khao khát tận hưởng, một cái tôi lãng mạn đắm say cảnh trời,cuống quýt vội vàng trước thời gian.
 +Khổ thơ của TH bày tỏ khát vọng được hiến dâng cho lí tưởng cách mạng cho nhân loại cần lao của một chiến sĩ cộng sản,một nhận thức xuất phát từ sự giác ngộ từ trong tư tưởng đến tình cảm.
3.KL:(0.5)
 Khẳng định giá trị của hai khổ thơ,vẻ đẹp trong tâm hồn và khát vọng của hai nhà thơ.
0.5



0.5











2.5


0.75





0.5




0.75





0.5


0.5




0.5






0.5


---------- Hết ---------- 

File đính kèm:

  • docThi DH lan 4 nam 2013.doc
Đề thi liên quan