Đề thi thử đại học lần I năm học 2012-2013 môn: ngữ văn

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần I năm học 2012-2013 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

Đề chính thức
(Đề thi có 01 trang)
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I
Năm học 2012-2013
Môn: Ngữ Văn 
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)

A. Phần chung cho tất cả thí sinh:
Câu 1 (2điểm): Trong phần cuối của truyện ngắn “Chữ người tử tù”của Nguyễn Tuân (SGK 11- ban cơ bản), sau khi cho chữ, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì? Theo anh/ chị lời khuyên đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (3 điểm): Ngạn ngữ Latinh có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta hi vọng quá xa”, Điđrô lại cho rằng: “Chỉ có những khát vọng và khát vọng lớn lao mới có thể nâng tâm hồn lên tầm vĩ đại”. Suy nghĩ của anh/ chị về hai ý kiến trên?
B. Phần riêng: (Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b)
Câu 3a (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình ban cơ bản)
 Từ hình tượng ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn: “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, Anh/ chị hãy làm rõ những thông điệp tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm? 
Câu 3b (5 điểm): (Dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
 “Nhớ gì như nhớ người yêu
 Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
 Nhớ từng bản khói cùng sương
 Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
 Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
 Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
 Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
 Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”.
(Tố Hữu, Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, Tập I-NXB GD)

 “Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!”
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu, SGK Ngữ văn12, Tập I- NXB GD)

…………….Hết…………….
 
      
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
  1. Yêu cầu chung về kĩ  năng
Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội và bài nghị luận văn học. Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác. 
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. 
Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ. 
  2. Yêu cầu chung về nội dung 

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I


2.0

1
- Giới thiệu vài nét về truyện ngắn: “Chữ người tử tù”là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng, trong đó Huấn Cao là nhân vật chính ,được xây dựng theo bút pháp lý tưởng hóa nhằm thể hiện những tư tưởng, tình cảm và quan niệm có ý nghĩa triết lý sâu sắc của nhà văn. 
- Nhân vật Huấn cao đã khuyên viên quản ngục:+ Hs có thể trả lời theo dạng dẫn trực tiếp: “Ở đây lẫn lộn, ta khuyên thầy quản nên thay đổi chốn ở đi. Chổ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn, nó nói lên hoãi bão tung hoành của một đời con người....Thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”.
+ Hs có thể trả lời theo đại ý: Huấn Cao khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bần, tìm về chốn thanh tao để có thể tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ thiên lương cho lành vững.
0,25đ




0,5đ

2

 - Ý nghĩa:
+ Di huấn của người tử tù mà cũng chính là người nghệ sỹ Nguyễn Tuân muốn nhắn nhủ tới người đọc: Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương. Trong môi trường cái ác, cái đẹp khó có thể tồn tại vững bền. Chữ nghĩa và thiên lương không thể chung sống với lũ người quay quắt nơi chốn ngục tù đen tối tàn bạo. + Cái gốc của chữ nghĩa chính là thiên lương, chơi chữ không chỉ là nghệ thuật viết chữ đẹp mà còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa.
+ Qua hình tượng đẹp của người tử tù cao cả, hiên ngang đầy sức hấp dẫn và lời khuyên hướng thiện, ta thấy tấm lòng của nhà văn với cuộc sống, nhà văn đã đốt cháy lên ngọn đuốc của cái Đẹp.

1đ

0,5


0,25



0,25
II

 
3.0


. Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Biết phối hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục. Diễn đạt ngắn gọn, văn phong trong sáng. 
.VÒ kiÕn thøc: HS cã thÓ lµm bµi theo c¸ch riªng nh­ng cÇn ®¸p øng ®­îc nh÷ng n«i dung sau:





1




2

3










4




5

6





7


8
a.Giải thích ý kiến:
* Ý kiến 1:+Hi vọng: có nghĩa là tin tưởng và mong chờ vào những điều tốt đẹp nào đó sẽ xãy ra ,sẽ trở thành hiện thực.
+Hi vọng quá xa: ước muốn, hi vọng quá cao xa không thực hiện được điều mơ ước sẽ dẫn đến bất hạnh.
+ Cuộc s=>Ý của cả câu: Cuộc sống ngắn ngủi, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ưhhiện ước mơ, vì vậy không nên mơ ước quá nhiều, quá xa rời thực tế.
*Ý kiến 2: +Khát vọng: Là những mong muốn, đòi hỏi với một sức thôi thúc mạnh mẽ.
+ Khát vọng lớn lao: những khát vọng cao đẹp, có giá trị to lớn về tinh thần, có ý nghĩa đối với con người.
=> Ý của cả câu: Con người cần có những mong muốn, mơ ước nhiều hơn, khát khao mãnh liệt hơn để hướng tâm hồn lên đến tầm cao , có giá trị to lớn và được khâm phục, khát vọng lớn lao góp phần hoàn thiện nhân cách, là sức mạnh tinh thần “để biến cái không thể thành có thể”.
  b. Bình luận ý kiến: 
 *Khẳng định tính đúng đắn của mỗi ý kiến:
  Ý kiến 2:  + Trong cuộc sống, nếu không có nhiều mơ ước, không có những ước mơ cao, xa, con người sẽ không thể vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu. khát vọng, hi vọng , ước mơ đều là những điều chưa xãy ra trong thực tại, nó chỉ là những mô hình còn ở dạng xây đắp trong tương lai, nhưng nếu thiếu nó con người sẽ không hình dung được và định hướng được cuộc sống của mình.
+ Khát vọng lớn lao hướng con người tới cái tiến bộ, nhân văn và cao cả.
  Ý kiến 1: + Không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở thành hiện thực. Nếu chúng ta chỉ chạy theo những ước mơ, hi vọng mà không phù hợp với hoàn cảnh thực tế sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại: ảo tưởng, xa rời thực tế, vô ích, thậm chí đẩy bản thân vào trạng thái bi kịch, mất niềm tin vào chính mình, mất niềm tin vào cuộc sống.
*Nhìn từ góc độ khác:
+ Sống không có ước mơ, luôn bằng lòng với những gì đang có thì cũng dễ bị trì trệ, lạc hậu. Mơ ước, khát vọng luôn là động lực cho sự phát triển và sáng tạo.
+ Phải biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, ước mơ phải bắt nguồn từ cuộc sống, ước mơ, khát vọng phải phù hợp với sức mình. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ ước hão huyền. 
Bài học nhận thức và hành động:
+ Phê phán những người không có mơ ước, khát vọng đẹp đẽ và những kẻ mơ tưởng viển vông. Ước mơ phải phù hợp với năng lực, hoàn cảnh thực tế.
	
+ Phương hướng rèn luyện của bản thân để nuôi dưỡng những khát vọng đẹp đẽ có ý nghĩa đối vơi bản thân, xã hội.

0.75



0,25


0,25





0,25



1,75đ

0,5đ





0,25đ
0,5đ






0,25đ



0,25đ

0,5đ

0,25


0,25
.III
a

5.0

1
+ Giới thiệu vài nét về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ: Thạch Lam ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn - truyện nhưng không có cốt truyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng , cảm giác mơ hồ , mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi. , nhà văn thành công trong việc tạo nên sự tương phản giữa hai hình ảnh ánh sáng và bóng tối . 
 + Ánh sáng và bóng tối như là những hình ảnh vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tựơng, gắn với cảm xúc vui buồn của con người, đời người, mang ý nghĩa nhân văn. 
 +Ánh sáng và bóng tối như là những hình ảnh nói lên đặc điểm kết cấu nghệ thuật của tác phẩm ( đối lập tương phản), ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt "biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả" của tác giả .
 + Hai hình tượng nghệ thuật này tồn tại song hành trong tác phẩm, góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn. 
 * Hình tượng bóng tối: 
 + Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hỉện khá nhiều trong truyện ngắn của ông. Đó là một không gian đan xen giữa làng quê và thành thị. Thời gian vận động từ buổi chiều tàn cho đến khi đêm khuya. Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chạp, đơn điệu của cuộc sống nơi đây.
 - Bóng tối của thiên nhiên trong tác phẩm đậm đặc, trở đi, trở lại như một ám ảnh không dứt. 
=>Bóng tối gần như chiếm lĩnh cả không gian bao la , tĩnh mịch nơi phố huyện. 
- Bóng tối cuộc đời và bóng tối của cuộc sống con người: 
 + Đôi mắt Liên “ngập dần vào cái buồn của buổi chiều quê” 
 + Hình ảnh của bà cụ Thi và tiếng cười khuất dần trong bóng tối như cảnh đời đen tối, bức bối , vật vờ của cụ Thi 
 - Mẹ con chị Tý với cái chõng nước và ngọn đèn dầu leo lét… 
 => Chừng ấy con người trong bóng tối sống lặng thầm, nghèo khổ lay lắt, như bị chìm khuất giữa màn đêm tăm tối của cuộc đời mênh mông, bế tắc.
 * Ánh sáng và niềm khao khát tội nghiệp của người dân nghèo nơi phố huyện: 
 - Đối lập với bóng tối dày đặc là hình ảnh nhỏ nhoi, mỏng manh của ánh sáng. Cái hay, độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của Thạch Lam là nhà văn đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối: 
 + Trên trời : Ánh sáng xuất hiện với sự lấp lánh của những ngôi sao …và những ánh đom đóm lập lòe.=>ánh sáng xa xôi
 + Ở dưới đất : ánh sáng được hiện lên với ngọn đèn của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, và những hột sáng lọt ra từ những liếp cửa của những ngôi nhà => ánh sáng của hiện tại: có ý nghĩa biểu trưng cho những kiếp sống bé nhỏ,mòn mỏi leo lét, lay lắt của người lao động nghèo ở nông thôn trước cách mạng tháng Tám.… ... ; 
+ Ánh sáng của đoàn tàu lấp lánh, chói lóa, rực rỡ=> ánh sáng của ước mơ, khát vọng hướng đến một cuộc sống no đủ, sung túc và có ý nghĩa hơn với con người, ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ.
+ Ánh sáng của Hà Nội xa xăm, sáng rực...hiện lên trên hồi ức tươi đẹp của chị em Liên=> niềm tiếc nuối về một cuộc sống tươi đẹp không còn. vừa là quá khứ,vừalà tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; 
 
 - Những thông điệp , tư tưởng của tác giả :
+ Qua hai hình tượng bóng tối và ánh sáng, tác giả đã gợi đến hai thế giới hoàn toàn khác nhau, hai cuộc sống khác hẳn nhau: thế giới của hiện thực và thế giới của ước mơ.
+ Bóng tối của thực tại: đó là số phận những con người sống âm thầm, lay lắt, tàn lụi trong bóng tối của cuộc đời cũ. Họ là những kiếp người nhỏ bé, vô danh, nhà văn thể hiện niềm đồng cảm và xót thương sâu sắc với những con người bé nhỏ đó.
+ Ánh sáng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nó là biểu tượng cho ước mơ, khao khát của con người hướng tới một cuộc sống có ý nghĩa hơn, là khát khao thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang muốn vùi lấp họ. Ánh sáng có ý nghĩa đánh thức những khát vọng đẹp đẽ, những mơ ước dẫu mong manh, mơ hồ. 
025







0,25


0,25

0,25



1,5
0,25đ 





0,5



0,5đ



0,25

2,0


0,25


0,25

0,5





0,5


0,5





1,0
0,25



0,25đ


0,5









III.b

Cảm nhận về hai đoạn thơ trong hai bài thơ Việt Bắc và Tiếng hát con tàu
5.0

1
Vài nét về tác giả, tác phẩm
− Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lý tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc truyền thống. Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, ra đời vào tháng 10/1954, thể hiện tình cảm cách mạng sâu nặng đối với chiến khu và những kỷ niệm kháng chiến.
− Chế Lan Viên là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Chế Lan Viên giàu chất triết lí, suy tưởng, hình ảnh thơ sinh động, sáng tạo. Được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế-xã hội, xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân và niềm vui tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng, sáng tạo nghệ thuật, Chế Lan Viên viết bài thơ Tiếng hát con tàu.

0,5





0,5

2
Cảm nhận về hai đoạn thơ
a. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc:
− Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho cảnh vật , con người và cuộc sống ở Việt Bắc.
+ Thiên nhiên được gợi tả qua những hình ảnh đẹp: “trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, qua những địa danh lịch sử: ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê, qua những hình ảnh liệt kê: từng bản, từng rừng nứa bờ tre.
+ Khái quát về sự gắn bó giữa người cán bộ với Việt Bắc, họ cùng đồng cam cộng khổ chia ngọt sẻ bùi với những tình nghĩa sâu nặng: “ta đi...bùi”
+Tuy cuộc sống gian khổ thiếu thốn nhưng người Việt Bắc vẫn chan chứa nghĩa tình “ chia ngọt sẻ bùi”
+ Hai câu sau: hình ảnh người mẹ Việt Bắc tần tảo chắt chiu, cần cù lao động
− Về nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát với nhịp điệu linh hoạt, uyển chuyển; âm hưởng tha thiết, ngọt ngào.
+ Hình ảnh tượng trưng “chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng” kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa “ chia, sẻ, cùng” diễn tả được mối tình cảm , tình nghĩa sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. . .
Hình ảnh chọn lọc: “ người mẹ nắng cháy lưng” tiêu biểu cho cái đẹp, cái ân tình trong cuộc sống kháng chiến không thể phai nhòa trong kí ức của người về xuôi.

b. Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu
− Về nội dung: đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ của tác giả về những kỉ niệm sâu sắc với nhân dân Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp; từ đó khái quát thành những quy luật có ý nghĩa phổ quát của tình cảm con người.
*khổ 1:
+ Hai câu đầu: nhớ lại kỷ niệm với “mế” người mẹ Tây Bắc đã nuôi dưỡng, đùm bọc cán bộ kháng chiến
+ Hai câu sau: lòng biết ơn, tình cảm yêu thương, ân nghĩa và sự cảm phục của tác giả đối với người mẹ Tây Bắc.
*khổ 2:+ hai câu đầu gợi lại ký ức về những nơi, những vùng đất mà chủ thể trữ tình đã từng sống, từng đi qua, nay hiện ra trong nỗi nhớ: “bản sương giăng, đèo mây phủ”, đó là những hình ảnh thực nhưng cũng là những hình ảnh được gợi lên trong màn sương của kỷ niệm, của nỗi nhớ thương nên càng đẹp.
+ hai câu sau tác giả đã chiêm nghiệm và khái quát thành một chân lý sâu sắc: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”. câu thơ không chỉ thể hiện sự gắn bó giữa đất và người mà còn nói được mối quan hệ giữa tâm hồn và ngoại giới, chủ thể và khách thể.
− Về nghệ thuật:
+ Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc trực tiếp; lời thơ thấm thía, da diết.
+ Hình ảnh thật , cụ thể đến từng chi tiết nhỏ mà giàu sức gợi tả, nghệ thuật đối lập (lửa hồng – tóc bạc), thành ngữ được vận dụng sáng tạo ( hòn máu cắt).
+ Cách xưng hô tự nhiên “con”, “mế” chỉ mối quan hệ gia đình thân tình ruột thịt ; sử dụng cụm từ khắc họa bối cảnh thời gian, gợi rõ sự thử thách, hi sinh trọn vẹn, vĩnh cửu, cao cả “ một mùa dài”, “trọn đời”.

1,0










0,5













1.0



0, 5




0,5







0,5

3
Nét tương đồng và khác biệt:
a. Tương đồng
− Hai đoạn thơ đều thể hiện hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tập trung ở hình ảnh người mẹ. Đó là những con người nghèo khó nhưng giàu tình nghĩa, lặng lẽ âm thầm cống hiến cho cách mạng …
− Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng, ngợi ca, biết ơn nhân dân.
b. Khác biệt
− Đoạn thơ trong bài “ Việt Bắc” viết về nhân dân Việt Bắc bằng thể thơ lục bát truyền thống…
− Đoạn thơ trong bài “ Tiếng hát con tàu” viết về nhân dân Tây Bắc bằng thể thơ thất ngôn, đậm chất suy tưởng, triết lý…

0.5






0,5

File đính kèm:

  • docde thi thu 2013 lan 1.doc