Đề Thi Thử Đại Học Lần II Địa Lí Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Thi Thử Đại Học Lần II Địa Lí Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 1 trang, 4 câu) SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1. Vị trí địa lí có ý nghĩa như thế nào đối với sự hình thành các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam? 2. Tại sao dân số là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay? Câu II (3,0 điểm) 1. Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 2. Tại sao các nhóm hàng công nghiệp nhẹ -tiểu thủ công nghiệp và thủy sản là những hàng hóa xuất khẩu chủ lực và có tốc độ tăng nhanh trong những năm gần đây? Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: Số thuê bao điện thoại của nước ta trong giai đoạn 1991-2005 Năm Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao) Số thuê bao/100 dân Tổng số Chia ra Cố định Di động 1991 126,4 126,4 0 0,2 1995 758,6 746,5 12,1 1,1 2000 3 286,3 2503,7 782,6 4,2 2001 4 308,7 3 022,1 1 286,6 5,5 2004 10 296,5 5 481,1 4 815,4 12,6 2005 15 845,0 7 126,9 8 718,1 19,1 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển mạng điện thoại của nước ta trong giai đoạn 1991-2005 2. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển mạng điện thoại PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) - Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu Câu IVa. 1.Phân tích điều kiện và hiện trạng phát triển cây công nghiệp của Đông Nam Bộ 2. Vì sao vấn đề kinh tế quan trọng nhất của Đông Nam Bộ lại là khai thác lãnh thổ theo chiều sâu Câu IVb. 1.Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm những tỉnh nào? 2. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc *** Thí sinh không được sử dụng tài liệu./. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 1 trang gồm 4 câu) SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1. Phân tích hoạt động của gió mùa và hệ quả 2. Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đồng đều. Nêu phương hướng giải quyết tình trạng đó Câu II (3,0 điểm) 1. Tại sao ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 2. Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta Câu III (3,0 điểm) 1. Vẽ lược đồ Việt Nam (chiều dài bằng tờ giấy thi) 2. Điền vào lược đồ đã vẽ: a. Các dãy núi chính: Puđenđinh, Pusamsao, Hoàng Liên Sơn, 4 cánh cung, dãy Trường Sơn b. Các hướng gió chính hoạt động trên lãnh thổ nước ta: Gió tín phong, gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) - Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu Câu IVa. 1.Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của Trung du miền núi phía Bắc đối với phát triển kinh tế-xã hội 2. Tại sao việc phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có ý nghĩa cả về chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng? Câu IVb. 1. So sánh đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại 2. Tại sao nói Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước *** Thí sinh không được sử dụng tài liệu./. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu Ý Nội dung Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) I 1 Phân tích hoạt động của gió mùa và hệ quả 1,0 điểm - Gió mùa: 2 loại gió mùa (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ), gió tín phong - Gió mùa mùa đông: + Nguồn gốc: Từ áp cao Xibia + Hướng: Đông Bắc + Phạm vi tác động: từ 160B trở ra Bắc + Thời gian và tính chất: . Nửa đầu và giữa mùa đông: lạnh, khô . Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm . Gió mùa mùa đông không kéo dài liên tục mà thành từng đợt... - Gió mùa mùa hạ: + Nguồn gốc: áp cao Bắc Ấn Độ dương, áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu + Hướng: Tây Nam, Đông Nam + Thời gian và tính chất: . Nửa đầu mùa hạ: xuất phát từ áp cao Bắc AĐD, hướng Tây Nam vào nước ta gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên,...gây hiệu ứng phơn cho vùng duyên hải trung bộ... . Nửa sau mùa hạ: từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu... - Hệ quả: + Tác động đến sự thay đổi chế độ nhiệt + Tác động đến sự thay đổi chế độ ẩm + Tác động đến sự phân hóa mùa 0,75 0,25 2 Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đồng đều. Nêu phương hướng giải quyết tình trạng đó 1,0 * Dân cư nước ta phân bố không đồng đều - Mật độ dân số trung bình: 254người/km2 - Phân bố dân cư không đều giữa trung du và miền núi(dẫn chứng) - Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn (d/c) * Phương hướng giải quyết tình trạng đó - Đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn - Kiểm soát xu hướng chuyển cư - Mở rộng quy mô các ngành công nghiệp và dịch vụ tại các đô thị 0,5 0,5 Câu II 1 Tại sao ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? * Về lí thuyết: - Là ngành có thế mạnh lâu dài - Có hiệu quả kinh tế cao - Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác * Về thực tế: - CN năng lượng là ngành có thế mạnh lâu dài (dẫn chứng thế mạnh về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ) - CN năng lượng là ngành có hiệu quả kinh tế cao (giá trị sản xuất, tỉ trọng GDP, giá trị xuất khẩu,...) - CN năng lượng có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác (với nông nghiệp, dịch vụ, các ngành Cn khác và đời sông con người) 1,5 0,25 0,5 0,5 0,25 2 Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta - Chuyển dịch giữa các khu vực(d/c) - Chuyển dịch trong nội bộ từng khu vực (d/c) - Nguyên nhân: định hướng và thành tựu công cuộc đổi mới, xu thế chung của khu vực và thế giới (qua trình khu vực hóa và toàn cầu hóa) 1,5 0,5 0,5 0,5 Câu III 1 Vẽ lược đồ Việt Nam (chiều dài bằng tờ giấy thi) - Yêu cầu: + đúng hệ thống điểm và đường khống chế + Hệ thống kinh vĩ tuyến + Các yếu tố khác: hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, đảo Phú Quốc, 2 quần đảo, thủ đô Hà Nội, hai Vịnh 1,5 2 Điền vào lược đồ đã vẽ: a. Các dãy núi chính: Puđenđinh, Pusamsao, Hoàng Liên Sơn, 4 cánh cung, dãy Trường Sơn b. Các hướng gió chính hoạt động trên lãnh thổ nước ta: Gió tín phong, gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ 0,75 0,75 PHẦN RIÊNG ( Thí sinh chỉ được làm 1 trong hai câu) 2,0 Câu IVa 1 Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của Trung du miền núi phía Bắc đối với phát triển kinh tế-xã hội - Thuận lợi (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội) - Khó khăn (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội) 1,0 2 Phát triển kinh tế ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lại có ý nghĩa cả về chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng - Khái quát về TDMNBB - TDMNBB có lịch sử khai thác từ lâu đời, có đường biên giới giáp với Lào và Trung Quốc. Vùng nằm liền kề với đbsh là vùng có tiềm năng lớn về lao động và là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước - TDMNBB là vùng rất giàu có về tài nguyên khoáng sản (d/c) - TDMNBB có tiềm năng về đất đai, khí hậu, địa hình (d/c) - TDMNBB là nơi cư trú của các đồng bào dân tộc ít người - TDMNBB nhiều năm qua bị khai thác và sử dụng chưa hợp lí nên gây nhiều hậu quả 1,0 IVb 1 So sánh đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại So sánh theo các tiêu chí: Mục đích sản xuất, quy mô, lao động, công cụ lao động, ... 1,0 2 Tại sao nói Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước * ĐNB có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Điều kiện kinh tế-xã hội * ĐNB dẫn đầu cả nước về 1 số chỉ tiêu: diện tích trồng cây CN, sản lượng,... 1,0 0,75 0,25 MA TRẬN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC: 2011-2012 CHỦ ĐỀ BIẾT HIỂU VẬN DỤNG THẤP CAO Địa lí tự nhiên 1,0 đ=100% - Nêu được tên các loại gió mùa ở VN - Nêu được đặc điểm hoạt động 0,75đ = 75% - phân tích được hệ quả của gió mùa 0,25đ = 25% Địa lí dân cư 1,0 đ = 100% - Nêu được dẫn chứng bằng mật độ dân số 0,5 đ = 50% - Phương hướng giải quyết 0,5đ = 50% Địa lí ngành, vùng kinh tế 5đ = 100% - Biết được xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành KT - KN ngành CN trọng điểm - Thuận lợi khó khăn cho phát triển kt của TDMNBB - đặc điểm nền nông nghiệp 4đ = 80% - Ý nghĩa về kt-chính trị-an ninh quốc phòng của TDMNBB - Nguyên nhân khiến ĐNB là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất 1,0đ = 20% Kĩ năng 3đ=100% - Vẽ khung lược đồ và hình dáng lãnh thổ VN 1,5đ = 50% - Điền vào lược đồ 1 số thông tin 1,5đ=50% Tổng: 10đ=100% 6,75đ=67,5% 1,25đ=12,5% 0,5đ=5% 1,5đ=15% ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC: 2011-2012 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 1 trang gồm 4 câu) SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1. Phân tích nguyên nhân gây ra sự phân hóa của thiên nhiên Việt Nam 2. Vì sao Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả nước? Câu II (3,0 điểm) 1. Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta và giải thích? 2. Hãy kể tên một số quốc lộ quan trọng theo hướng Tây- Đông và vai trò của các tuyến quốc lộ đó. Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I (oC) Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC) Nhiệt độ trung bình năm (oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP.Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 1. Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình tháng I, tháng VII của các địa điểm nêu trên. 2. Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích tại sao có sự thay đổi đó. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) - Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu Câu IVa. 1. Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm? Trình bày sự thay đổi về phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. 2. So sánh thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Câu IVb. 1. So sánh thế mạnh để phát triển kinh tế của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 2. Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông-lâm- ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ *** Thí sinh không được sử dụng tài liệu./. ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II MÔN: ĐỊA LÍ Câu Ý Nội dung Điểm I 2,0 1 Phân tích nguyên nhân gây ra sự phân hóa của thiên nhiên Việt Nam - Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ =>(phân tích) - Địa hình (độ cao, độ dốc, hướng)=>phân tích - Tác động của hoàn lưu khí quyển: các loại gió(gió mùa, gió tín phong)=>phân tích Cụ thể 1.VTDL – hình dạng lãnh thổ Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến BCB qui định tính chất nhiệt đới của khí hậu. Hằng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn do trong năm mặt trời thiên đỉnh hai lần. Trên cả nước Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Do lãnh thổ kéo dài theo chiều B-N nên khí hậu có sự khác biệt giữa 2 miền, càng xuống phía Nam nền nhiệt càng cao, biện độ nhiệt nhỏ Địa hình Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, trong đó đồi núi thấp 2000m chiếm 1 %. Khí hậu chịu sự chi phối của địa hình: + Tạo nên sự phân hóa KH theo đai cao: từ 0-600m: vành đai KH nhiệt đới Từ 600-700 đến 2600: vành đai KH cận nhiệt trên núi Từ > 2600m: vành đai KH ôn đới núi cao + Phân hóa theo hướng sườn: sườn đón gió mưa nhiều, khuất gió mưa ít Gió mùa Có 2 loại gió hoạt động luân phiên quanh năm trên lãnh thổ nước ta + Gió mùa mùa đông: gió ĐB và gió Tín Phong + Gió mùa mùa hạ: Gió Tây Nam + Sự hoạt động luân phiên của các khối khí theo mùa khác nhau về hướng và tính chất tạo nên sự phân mùa của khí hậu nước ta. (Thiếu 1 ý trừ 0,25, thiếu 2 ý trừ 0,5đ) 1,0 2 Vì sao Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả nước? - Khái quát mật độ dân số của Tây Bắc và Tây Nguyên so với cả nước - Do khó khăn về điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu) - Trình độ phát triển kinh tế thấp kém, không tạo điều kiện để thu hút dân cư - Các yếu tố khác 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 II 3,0 1 Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta và giải thích? - Phân hóa về mức độ tập trung các TTCN + KV có mức độ tập trung các TTCN cao(d/c) + KV có mức độ tập trung các TTCN ở mức TB (d/c) + KV có mức độ tập trung các TTCN ở mức thấp (d/c) - Phân hóa về quy mô giá trị sản xuất (phân tích) 1,5 0,75 0,75 2 Hãy kể tên một số quốc lộ quan trọng theo hướng Tây- Đông và vai trò của các tuyến quốc lộ đó. - Các tuyến quốc lộ quan trọng theo hướng T-Đ: Quốc lộ 279, quốc lộ 5, 18, 9, 24-26 - Vai trò của các tuyến quốc lộ đó: + Quốc lộ 279: . Là tuyến đường dài nhất theo chiều T-Đ ở nước ta . Là tuyến đường quan trọng nhất nối vùng Tây Bắc với Đông Bắc của TDMNBB . Tạo ra sự giao lưu về Kt, giảm sự chênh lệch giữa hai vùng . là tuyến đường ra biển của Tây Bắc + Quốc lộ 5 và 18: . Là 2 tuyến quan trọng ở phía nam của ĐBSH . Là 2 tuyến nối ĐBSH với cụm cảng phía Đông là Hải Phòng, Quảng Ninh . Là 2 tuyến đường tập trung nhiều TTCN, tạo thành vành đai công nghiệp ở vùng phụ cận Hà Nội . Có vai trò quan trọng đối với du lịch, thương mại + Quốc lộ 9: . Nối cửa khẩu Lao Bảo với vùng biển phía Đông, là cửa ngõ ra biển của Lào . Có vai trò phát triển kinh tế, du lịch của vùng BTB + Quốc lộ 24-26: . Là tuyến nối Tây Nguyên với DHNTB, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các quốc gia phía tây của VN . Nối với đường 14-HCM, đường 1A, là hai tuyến quan trọng trong phát triển kt-xh theo chiều B-N 1,5 0,5 0,5 0,25 0,25 III 3,0 1 Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình các tháng I, VII của các địa điểm - Vẽ biểu đồ cột nhóm ( Các dạng biểu đồ khác không cho điểm) - Yêu cầu: chính xác về chia đơn vị, đầy đủ gốc tọa độ, đơn vị 2 trục, chú giải, tên biểu đồ + thiếu 1 yếu tố trừ 0,25 điểm 1,5 2 Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích tại sao có sự thay đổi đó. * Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ: - NXC: + Nhiệt độ TB tháng I, VII, nhiệt độ TB năm có xu hướng tăng dần từ B-N + Biên độ nhiệt giảm dần từ B-N - Cụ thể: + Nhiệt độ TB năm: tăng dần từ B-N, đều trên 200C (d/c) + Nhiệt độ TB tháng 1: tăng dần từ B-N, có thể chia thành 2 bộ phận . từ Huế trở ra đến Lạng Sơn: nhiệt độ TB tháng 1 nhỏ hơn 200C. Thấp nhất là Lạng Sơn 13,3 .từ sau Huế trở vào đến TP.HCM: nhiệt độ TB tháng 1 lớn hơn 200C, cao nhất là TPHCM 25,8 + Nhiệt độ trung bình tháng 7: đều lớn hơn 270C, cao nhất là các tỉnh thuộc miền Trung như: Vinh (29,6), Huế (29,4), Quy Nhơn (29,7) *Giải thích: + VN nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến bán cầu Bắc, mang đặc điểm của tính chất nhiệt đới, 1 năm hai lần mặt trời lên TĐ, lượng bức xạ lớn, số giờ nắng nhiều=> nhiệt độ Tb > 200C + Do lãnh thổ kéo dài và chịu ảnh hưởng của gió mùa, càng vào nam càng gần xích đạo nên góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt lớn và khoảng cách giữa 2 lần MT lên TĐ xa nhau. Ảnh hưởng của gió mùa ĐB yếu dần khi đến Huế, phía Nam hầu như không chịu tác động của gió mùa ĐB + Nhiệt độ tháng 1: có sự chênh lệch lớn từ B-N vì đây là thời kì hoạt động mạnh của gió mùa ĐB ở phía Bắc (từ Huế trở ra). Lạng Sơn có nhiệt độ thấp nhất vì là nơi đón gió mùa ĐB sớm nhất với cường độ mạnh nhất + Nhiệt độ tháng 7:Nền nhiệt cả nước đều cao do trùng với thời kì cđbk của MT trên LT. Do hoạt động của gmmh, nên sự chênh lệch nhiệt độ ít. Các tỉnh miền Trung chịu tác động của hiệu ứng Phơn nên nhiệt độ cao trên 290C. Huế và TPHCM có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn 1,5 0,5 0,5 0,5 IV 2,0 1 Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm? Trình bày sự thay đổi về phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. * Nguyên nhân: Phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm vì : - Thực trạng nền kinh tế trước công cuộc Đổi mới: xuất phát điểm nền KT thấp, trình độ phát triển KT còn hạn chế. Vì vậy để rút ngắn khoảng cách KT, tránh sự tụt hậu về KT đồng thời hội nhập với nền KT khu vực và thế giới => phải các vùng “đầu tầu” về KT để có thể tạo ra tốc độ tăng trưởng KT nhanh cho cả nước. - Khai thác tối đa các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế của các vùng KTTĐ vì đây là các vùng hội tụ các thế mạnh so với các vùng khác để đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH. Mặt khác, do tiềm lực KT trong nước còn nghèo, nguồn vốn trong nước có giới hạn, vì vậy phải chọn hình thức đầu tư có hiệu quả, nghĩa là đầu tư có trọng điểm. - Hình thành vùng KTTĐ là vùng hội tụ đầy đủ các thế mạnh về KT và trở thành địa bàn thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho sự phát triển kinh tế của các vùng nói riêng và cả nước nói chung. * Thay đổi về phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: - Năm 90 của thế kỉ XX: 5 tỉnh (HN, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh) - Sau 2000: thêm 3 tỉnh : Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh (nâng tổng số thành 8 tỉnh) 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2 So sánh thực trạng phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam * Giống nhau: - Đều có tốc độ tăng trưởng KT cao: 11,7%, cao hơn trung bình cả nước - Chiếm tỉ trọng GDP lớn trong tổng GDP cả nước - Chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu cả nước - Cơ cấu ngành có sự khác biệt giữa hai vùng nhưng ưu thế đều nghiêng về công nghiệp và dịch vụ với tỉ trọng cao * Khác nhau: -Tốc độ tăng trưởng KT: + Phía Bắc: 11,2% + Phía Nam: 11,9% => Tốc độ tăng trưởng GDP ở VKTTĐ phía nam cao hơn VKTTĐ phía Bắc và cao nhất cả nước - Tỉ trọng GDP: + Phía Bắc: 18,9% + Phía Nam: 42,7% => Đánh giá - Cơ cấu ngành: + Phía Bắc: tỉ trọng KV1,2,3 tương ứng là: 12,6; 42,2; 45,2 + Phía nam: 7,8; 59; 33,2 => VKTTĐ phía Nam cơ cấu ngành tiến bộ hơn, với ưu thế phát triển nghiêng về công nghiệp và dịch vụ. Tỉ trọng ngành nông nghiệp nhỏ. - Tỉ trọng xuất khẩu: +Phía Bắc: 27% + Phía Nam: 35,3% nhận xét 1,0 0.5 0,5 IV 2,0 1 So sánh thế mạnh để phát triển kinh tế của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ * Khái quát: nêu số liệu về S, DS, hành chính của 2 vùng * Giống nhau: - 2 vùng có VTĐL thuận lợi, là cầu nối giữa vùng KT phía Bắc với phía Nam - Tất cả các tỉnh đều giáp biển => thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển - Hai vùng có khả năng khai thác các nguồn TN cho PT ngành công nghiệp: khoáng sản, dầu khí, cát thủy tinh, vật liệu xây dựng, sản xuất muối - Điều kiện đất đai, khí hậu cho phép khai thác lợi ích của nền nông nghiệp nhiệt đới - Các thuận lợi khác về ĐKTN: sông ngòi, sinh vật (dẫn chứng) - 2 vùng có những thuận lợi nhất định về điều kiện KT-XH: dân cư, cơ sở vật chất hạ tầng-kĩ thuật (dẫn chứng) * Khác nhau: - Thế mạnh của Bắc Trung Bộ so với DHNTB: + Thế mạnh về TN khoáng sản : Trữ lượng lớn thứ 2 cả nước sau TDMNBB,. + Thế mạnh về du lịch: du lịch sinh thái (hệ thống Vườn quốc gia, hệ thống hang động kaxto,..) + Thế mạnh khai thác cơ cấu ngành nông-lâm-ngư kết hợp Thế mạnh của DHNTB so với Bắc Trung Bộ + Có thế mạnh hơn hẳn về PT tổng hợp linh tế biển . Thế mạnh về khai thác, nuôi trồng thủy hải sản (d/c) . Thế mạnh du lịch biển và du lịch với những di sản văn hóa thế giới (d/c) + Có thế mạnh hơn về điều kiện kt-xh đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng (d/c) + Thế mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài 1,0 0,25 0,25 0,5 2 Tại sao nói việc phát triển cơ cấu nông-lâm-nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ Cơ cấu nông-lâm-ngư kết hợp giúp phát triển kinh tế theo không gian, liên kết cả vấn đề bảo vệ cân bằng môi trường sinh thái giữa 3 dải địa hình Việc phát triển cơ cấu nông- lâm-ngư nghiệp góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ là do khai thác được tối đa các lợi thế về nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn của vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể Nông nghiệp Phát triển trên cơ sở khai thác tổng hợp các thế mạnh của vùng trung du và đồng bằng: + Trung du nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu, chè,) + Đồng bằng phát triển các vùng thâm canh lúa, cây công nghiệp hang năm (lạc, mía, thuốc lá,) + Ven biển phát triển rừng ngập mặn, trồng cói. Lâm nghiệp: Diện tích rừng của toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8 % (2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên Trong rừng có nhiều loại gỗ quý và nhiều lâm sản, chim thú có giá trị Phát triển trồng rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển để bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió bão, cát bay, Ngư nghiệp Nhiều bãi cá tôm, nhiều loại hải sản quý, giá trị cao, chú trọng đánh bắt xa bờ Bờ biển dài nhiều vũng vịnh phát triển nuôi trồng, chế biến hải sản và xây dựng cảng cá, 1,0 0,25 0,75 MA TRẬN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC: 2011-2012 CHỦ ĐỀ BIẾT HIỂU VẬN DỤNG THẤP CAO Địa lí tự nhiên 1,0 đ=100% - phân tích được nguyên nhân gây ra sự phân hóa của TN VN 1,0đ=100% Địa lí dân cư 1,0 đ = 100% - Nêu được dẫn chứng về số liệu mật độ dân số của Tây Bắc và Tây Nguyên 0,5 đ = 50% - PT được nguyên nhân khiến Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả nước 0,5đ=50% Địa lí ngành, vùng kinh tế 5đ = 100% -Trình bày sự phân hóa lãnh thổ CN theo mức độ tập trung TTCN và quy mô giá trị sản xuất -Kể tên các tuyến đường theo chiều T-Đ - Trình bày sự thay đổi phạm vi hành chính của vùng KTTĐ phía Bắc 1,75đ = 35% -PT vai trò của các tuyến quốc lộ theo chiều T-Đ - Nguyên nhân hình thành các vùng KTTĐ - So sánh thực trạng PT kinh tế của 2 vùng KTTĐ - PT vai trò của cơ cấu nông lâm ngư đối với PT bền vững ở BTB 3,25đ = 75% Kĩ năng 3đ=100% - Vẽ biểu đồ theo yêu cầu của BSL 1,5đ=50% - Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ và giải thích 1,5đ=50% Tổng: 10đ=100% 2,25=22,5% 4,75=47,5% 1,5đ=15% 1,5đ=15%
File đính kèm:
- thithudh2012.doc