Đề thi thử đại học lần II năm 2013 Môn: Ngữ Văn 10 Trường THPT Quế Võ Số 1

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần II năm 2013 Môn: Ngữ Văn 10 Trường THPT Quế Võ Số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GD-ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM 2013
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài 150 phút

A. PHẦN CHUNG( 5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
	“Đại cáo bình Ngô” ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài cáo có thể chia thành mấy đoạn? Nêu đại ý của từng đoạn.
Câu 2. (3 điểm)
	Theo “ Quà tặng cuộc sống”, bên Pa – le – xtin có hai biển : Biển chết và biển Ga – li – lê. Điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ song Giooc – đăng. Nước sôn g chảy vào biển chết. Biển chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển trở nên mặn chát, không có một loài cá nào có thể sống nổi, kể cả xung quanh hồ cũng không có sự sống nào tồn tại. Trái lại, biển hồ Ga - li – lê cũng đón nhận nguồn nước từ song Giooc – đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
	Từ câu chuyện về nguồn gốc hai biển hồ, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày quan điểm của em về những phong cách sống?

B. PHẦN RIÊNG ( 5 điểm) ( Thí sinh được chon một trong hai câu sau)
 Câu 3a. (5 điểm)
	Thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn trong “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ”
 Câu 3b. (5 điểm)
	Thuyết minh về truyện “ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” ( Trích Đại Việt sử kí toàn thư ).


 -------------------------- Hết -------------------------
	 ( Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
	
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM 2013
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài 180 phút

A. PHẦN CHUNG( 5 điểm)

Câu
Nội dung
Biểu điểm
1
Yêu cầu nêu 3 ý:
Hoàn cảnh sáng tác “ Đại cáo bình Ngô”
 + 1407 giặc Minh xâm lược nước ta.
 + 1417 Lê Lợi dấy nghĩa ở Lam Sơn. Cuộc kháng chiến kéo dài 10 năm.
 + 1427 ta chiến thắng quân Minh, Lê Lợi sai Nguyễn Trãi viết “ Đại cáo bình Ngô”.
Bố cục : 4 đoạn , đại ý.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến …
+ Đoạn 2 :
+ Đoạn 3: 
+ Đoạn 4: 

 1







 1

2
Yêu cầu : Năm được cách làm bài văn nghị luận xã hội, lập luận chặt chẽ, Cảm xúc chân thực.
Giải thích ý nghĩa câu chuyện: Lẽ sống đẹp, sống có ích.
Chứng minh, bình luận:
Tại sao cần phải sống đẹp, sống có ích.
Biểu hiện của sống đẹp, sống có ích.
Vai trò của sống đẹp.
Rút ra bài học kinh nghiệm:

0.5


2.0


0.5
3
 3 a.Nhân vật Tử Văn:
-Là người “Khẳng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được,vùng Bắc người ta vẫn khen là người cương trực”
-Hành động:
 + châm lửa đốt đền tên tướng giặc họ Thôi
 + “ngất ngưỡng”, điềm nhiên không khiếp sợ trước lời đe doạ của tên hung thần
 + Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và khung cảnh đáng sợ nơi cõi âm
 + Cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực
-Thắng lợi của Ngô Tử Văn trong cuộc đấu tranh:
 + giải trừ được tai hoạ, đem lại an lành cho nhân dân
 + diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt
 + trở thành người đảm nhiệm chức phán sự đền Tản Viên#sự thưởng công xứng đáng, khích lệ mọi người dũng cảm chống lại cái xấu,bất tử hoá khát vọng chính nghĩa của con người
=>Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn sau nhiều gian nguy, thử thách khẳng định niềm tin chính nhất định thắng tà; thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽsự đấu tranh quyết liệt với cái xấu để bảo vệ dân, bảo vệ chính nghĩa
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 + Miêu tả trong hành động...
 + Trong yếu tố kì ảo....
3b.
 1. Tác giả, tác phẩm 
 Chưa rõ năm sinh năm mất 
Người làng Chúc lý , huyện chương Đức – hà tây 
 năm 1442 đỗ tiến sĩ được cử vào viện hàn lâm dưới triều Lê Thái Tông đến đời Lê Thánh Tông giữ chức Hữu thị Lang bộ lễ 
 Ông vâng lệnh vua soạn bộ đại việt sử ký toàn thư 
 Là bộ chính sử lớn của VN thời Trung cổ gồm 15 quyển , ghi chép sử nước ta từ thời Hồng bàng đến khi Lý thái Tổ lên ngôi 
 Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ vừa có giá trị sử học vứa có giá trị vănhọc 
 Bố cục 3 đoạn 
 Đoạn 1 : Từ đầu …. giữ được vậy ; Kế sách giữ nước của TQT tâu lên vua khi lâm bệnh 
 Đoạn 2 Tiếp theo ,,,,, Quốc tảng vào viếng : Tám lòng trung nghĩa của TQT 
 đoạn 3..: còn lại Những chi tioết làm tôn thêm đức độ của TQT 
 2/ Hình tượng Trần Quốc Tuấn: 
 Những phẩm chất của Trần Quốc Tuấn 
 * Tài mưu lược của một vị tương kiềt suất 
 Đưa ra kế sách giữ nước lâu dài 
 + Phải tuỳ cơ có sách luợc phù hợp ,linh hoạt 
 + điầu quan trọng để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng 
 Vì vậy “ Thượng sách giữ nước là “ Khoan thư sức dân : giảm thuế khóa , bớt hình phạt , không phiền nhiễu dân , châm lo đời sống cùa nhân dân đưỡc ấm no hạnhn phúc 
 => TQT không chỉ có tầm nhìn xa trông rộng tài mưu lược thâm sâu dựa trên sự hiểu biết về nghệt thuật chiến tranh từ cổ kim mà ở ông còn có tám lòng thương dân lo cho dân trọng dân ccủa một vị tương nhân đức cao cả 

 
 * Tấm lòng trung quân sâu sắc , cảm động 
 - Trung quân là yêu nước 
 - Hoàn cảnh đầy thử thách đầy khắc nghiệt : Mâu thuẫn gia dình , mâu thuẫn giữa trung và hiếu 

 - TQT đã đặt trung lên hiếu , nợ nước lên trên tình nhà được biểu hiện một cách sâu sắc và nhẫt quán :
 + về lời cha dặn lúc lâm chnug “ông để điều đó trong lòng , nhưng không cho là phải , hỏi ý kiến hai 
gia nô để làm phép thử 
 + Khi nghe câu trả lời của hai gia nô (Yết Kiêu & Dã tượng ) Ông “ cảm phục đến khóc và khen ngợi hai người “
 + Trước lời nói không đồng tình của con trai Hưng Vũ Vương Ông “ngầm cho là phải “ 
 + Trước lời nói tán đồng của Hưng Nhương Vương Quốc Tảng : Ông nỗi giận rút gươm định trị tội , và không cho Quốc Tảng nhìn mẵt ông lần cuối 
 => TQT đã đặt chữ trung lên chữ hiếu một lòng trung nghĩa ,dẹp thù riêng để phụng sự đất nước một con người thẳng thắn , chân thành , và là người cha nghiêm khắc trong việc gia1o dục con cái và lòng trung quân ái quốc đó đáng được nêu gương muôn đời 
* Đức độ lớn lao của một nhân cách lớn 
 là người có công lao lớn , được quyền phong tước cho những người khác nhưng ông không một lần dùng quyền , lạm quyền vì tư lợi cá nhân -.> kính cẩn giữ tiết làm tôi –vô tư khiêm tốn
 - Tận tình dạy bảo , khích lệ tướng sĩ dưới quyền 
 - Khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước 
 - Cẩn thận phòng xa trong việc hậu sự 
 - Chủ trương “ khoan thư sức dân “
 - Trong tín ngưỡng của nhân dân , khi mất ông vẫn hiể linh phò trợ nhân dân chống tai nạn dịch bệnh 
 => Là người có đức độ trong sáng muôn đời trở thành mẫu mực trong lịch sử và trong tâm thức của nhân dân là tấm gương sáng về đạo làm người 
 
 3. Đặc sắc nghệ thuật của Sử ký 

 Nghệ thuật kể chuyện 
 Cách kể chuyện mạch lạc khúc chiết vừa giải quyết được những vấn đề then chốt 
 Kể chuyện lịch sử nhưng không đơn điệu theo trình tự thời gian 
 Đan xen giữa những chi tiết , sự kiện là lời nhận xét khéo léo -> Nghệ thuật kể chuyện điêu luyện hấp dẫn cách kể đầy hứng thú 
 Nghệ thuật khắc họa nhân vật 
Đặt nhân vật vào tình huông đầy thử thách , tình huống mâu thuẫn giữa hiếu và trung -> làm nổi bật tính cách phẩm chất dũng khí của nhân vật 
Đặt nhân vật trong mối quan hệ nhiều chiều , với nước , với vua , với dân , với tướng sĩ , với con cái , với bản thân -> Làm nổi bật phẩm chất nhất quán , tận tụy , hết lòng với dân , với nước , nghiêm khắc với con cái 
 Kết luận 
 Ca ngợi tài năng đức độ mẫu mực sáng ngời của một vị tướng toàn tài toàn đức , ông là một trong số ít các vị anh hùng dân tộc được nhân dân tôn xưng là Thánh
5
0.5
1.5




2





0.5

0.5


0.5












3.5
1









1.5














1










1










0.5



File đính kèm:

  • docdap an thi thu dai hoc lan 3.doc