Đề thi thử đại học lần II năm học: 2013 -2014 môn: ngữ văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần II năm học: 2013 -2014 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT AN LÃO
------------------------------

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II
Năm học: 2013 -2014
MÔN: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này gồm 03 câu 01 trang)


Phần I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1.(2 điểm) 
	 Sau khi nghe câu chuyện người đàn bà hàng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, “một cái gì vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Theo em cái gì đã vỡ ra trong đầu Đẩu?
Câu 2. (3 điểm) 
Goethe, một nhà tư tưởng nổi tiếng của Đức có nói: "Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu" 
Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy bàn luận? 
Phần II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
 	Thí sinh chỉ được chọn câu 3a hoặc 3b
Câu 3a 
	Bàn về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, có ý kiến cho rằng: "Chí Phèo vừa là gã mất trí, công cụ nguy hiểm trong tay bọn thống trị" vừa là "một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại"
	Ý kiến anh (chị) trên như thế nào?
	
Câu 3b.
	Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng Gaxia Lorca trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" - Thanh Thảo?

------------------Hết------------------






SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT AN LÃO
------------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỦ ĐẠI HỌC LẦN II
Năm học: 2013 -2014
MÔN: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 180 phút
(Hướng dẫn này gồm 03 câu 04 trang)

Câu
Đáp án
Điểm
1
Sau khi nghe câu chuyện người đàn bà hàng chài, Đẩu đã vỡ ra trong đầu rất nhiều điều:
Tấm lòng nhân hậu bao dung, hi sinh, sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà lam lũ ấy
Sự thiếu kiến thức thực tế của mình. 
Cần nhìn đời, con người toàn diện, sâu sắc
Cần làm thế nào để chấm dứt nạn bạo hành gia đình?

2,0
2
2.1 Hình thức một bài văn; không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt
0,5

2.2 Về nội dung: Hs trình bày các ý chính sau:
- Giới thiệu câu nói
- Gt, tìm ý nghĩa câu nói:
 + "Chiến đấu" là đấu tranh giành phần thắng về mình
 + Câu nói của Goethe gửi gắm một tư tưởng mang ý nghĩa triết lý: Cuộc đời con người là một trường tranh đấu, con người luôn phải chiến đấu để dành phần thắng lợi về mình.
- Bàn luận:
+ Trong cuộc sống con người phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức mà con người phải đấu tranh: Thiên nhiên, Cái ác, cái xấu trong xã hội và trong bản thân mỗi người…
+ Đấu tranh không chỉ để sinh tồn mà còn để phát triển, để hoàn thiện mình. Chinh phục thiên nhiên để con người tồn tại và phát triển, chiến đấu với cái ác, tranh đấu về kinh tế… để con người, xã hội ngày càng phát triển. Chiến đấu với phần Con trong con người mình để sống Người hơn. Như vậy, là người phải luôn tranh đấu để cuộc sống này tốt đẹp hơn.
- Mở rộng:
+ Cần hiểu đúng ý nghĩa của câu nói. Trong xã hội, con người đấu tranh vì sự phát triển của xã hội loài người, chứ không phải là tiêu diệt nhau. Những cuộc chiến đấu đẫm máu thường để lại những hậu quả nặng nề (VD)
+ Giá trị đích thực của đấu tranh muốn nhắc đến ở đây là đấu tranh để xây dựng xã hội hòa bình, công bằng, tôn trọng và yêu thương nhau…
- Bài học nhận thức: Trong các cuộc chiến đấu, chiến đấu với bản thân là cuộc chiến khó khăn nhất nhưng cũng vẻ vang nhất




0,5





1,0








1,0






0,5


3a
1.Yêu cầu về kĩ năng, hình thức
- Kĩ năng: Biết cách làm văn NLVH về một hình tượng
- Hình thức: Bài viết sáng rõ, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả
0,5

2.Nội dung


a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hình tượng Chí Phèo cùng ý kiên đánh giá.
0,25

b. Giải thích và đánh giá về ý kiến
* GT
+ "Mất trí': là không có ý thức, lý trí của con người trong mọi việc làm, hành động..
+ "đầu óc sáng sủa" thì ngược lại, tỏ ra tỉnh táo, khôn ngoan
Lời nhận xét trên đánh giá Chí Phèo ở hai mặt: Vừa là gã mất trí, mất đi ý thức của con người nhưng lại đồng thời là người khôn ngoan, sáng sủa nhất làng Vũ Đại.
* Đánh giá
- Nam Cao rất tài tình và chứng tỏ ngòi bút đầy bản lĩnh của mình khi miêu tả nhân vật Chí Phèo lúc say, lúc tỉnh. Lúc say là lúc CP mất trí, lúc hắn trở thành con quỷ dữ của làng VĐ, còn lúc đầu óc tỉnh táo, sáng sủa nhất là khi lương tri trở về, được sống trong tình yêu hạnh phúc của Thị Nở và khi đến nhà Bá Kiến đòi quyền sống.
- Tuy nhiên cái tài của NC là ngay cả khi CP mất trí, ta vẫn nhận thấy một tâm lí tỉnh táo tiểm ẩn. Cuộc đời của CP là cuộc đấu tranh giữa say và tỉnh. Cuối cùng CP đã chiến thắng "gã mất trí" để trở thành "một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại"
c. Phân tích, chứng minh
 - Chí Phèo là "gã mất trí":
+ CP vốn là người nông dân lương thiện nhưng bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa để trở thành "gã mất trí"
+ Chí mất đi nhân hình, nhân tính và trở thành tay sai cho Bá Kiến thực hiện tội ác
+ Ngay cả khi CP triền miên trong cơn say, trong tiếng chửi tưởng như mất trí hoàn toàn ấy, ta nhận ta trong sâu thẳm của hắn một tâm lí con người. Đó là cô đơn, lạc lõng, thèm khát được giao tiếp với đồng loại (đoạn đầu)
- Nhưng nhà văn không để cho CP mãi là gã mất trí mà đã để cho Chí tỉnh, trở thành con người có đầu óc sáng sủa
+ Cuộc gặp gỡ với Thị Nở làm cho Chí có đầy đủ mọi cảm giác của tình yêu cuộc sống, ý thức về cuộc sống
+ Được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của TN, CP trở nên hiền lành, đáng yêu. Đặc biệt khát vọng làm người lương thiện, khát vọng hạnh phúc bình dị trong Chí trỗi dậy
→ CP đã chiến thắng phần quỷ dữ trong mình để hướng thiện nhờ tình yêu mộc mạc của TN. Điều đó chỉ có được ở một con người tỉnh táo
+ Bị cự tuyệt tình yêu, CP đến nhà BK dõng dạc đòi quyền sống. Những lời nói đầy bi phẫn, mạnh mẽ tố cáo BK và xã hội để đi đến hành động quyết liệt là giết BK và tự sát mấy ai ở vào hoàn cảnh như Chí đã làm được! Bao kẻ như CP, không dám đấu tranh còn CP đã dám làm. Tuy là hành động tự phát nhưng nó là kết quả của lòng căm phẫn dồn nén và sự ý thức đúng đắn về cuộc sống rất cao ở CP.
0,5





















1,5










1,75



Khái quát, nâng cao
- Lời nhận xét trên đã bao quát được cuộc đời của CP. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật, NC đã dựng lên sinh động, chân thực hình tượng CP. CP là một điển hình cho số phận người nông dân TCM bị đẩy vào con đường tha hóa.
- Qua cuộc đời CP, nhà văn tố cáo xã hội đanh thép và cảm thông sâu sắc trước số phận của người nông dân.
- Đôi mắt tình thương của NC đã thức tỉnh mỗi con người…
0,5
3b
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hình tượng Lorca
0,25

a. Giới thiệu chung về Lorca của đất nước TBN và Lorca trong thơ Thanh Thảo
- Lorca là một trong những sáng chói của vh hiện đại TBN. Lorca đã nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh vì tự do và là người khởi xướng, thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong nghệ thuật. 
- Sợ sự ảnh hưởng của Lorca, chế độ phản động phát xít đã bắt giam và bắn chết ông. Cái chết của Lorca đã để lại niểm tiếc thương vô hạn đối với đất nước TBN và nhân loại
- Lorca là nhà thơ mà TT rất ngưỡng mộ. Bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" được viết như một khúc ca tưởng niệm Lorca, làm sống dậy hình ảnh Lorca trong sự tri âm, đồng cảm và ngưỡng vọng của TT
- Lorca trở thành hình tượng trung tâm xuyên suốt trong bài thơ.
0,25

b. Phân tích
- Mở đầu bài thơ bằng bút pháp chấm phá, thiên về ấn tượng, TT đã dựng lên hình ảnh Lorca trên cuộc hành trình tranh đấu đầy say mê. (6 dòng thơ đầu)
+ Tiếng đàn ghi ta biểu tượng cho khát vọng nghệ thuật của L được miêu tả như "bọt nước" tròn trịa, trong sáng nhưng số phận của nó thật ngắn ngủi, mong manh, dễ vỡ
+ Lorca hiện lên trên phông nền của văn hóa, chính trị đất nước TBN (Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt)
+ Con đường hành trình tranh đấu vì tự do và nghệ thuật của L dù cô đơn, mỏi mệt nhưng đầy men say lý tưởng (chú ý những từ láy)
- Cái chết của Lorca được khắc đậm trong sự tiếc thương vô hạn của tác giả
+ Cái chết đến bất ngờ và đầy đau đớn ( nghệ thuật tương phản, hình ảnh tượng trưng "áo choàng bê bết đỏ",…)
+ Tiếng đàn vỡ ra thành màu sắc, hình khối và dòng máu chảy(qua hành loạt h/a ẩn dụ chuyển đổi cảm giác). 
+ Giọng thơ bi tráng, TT tố cáo tội ác của bọn phát xít và đồng cảm tiếc thương cho Lorca
- Thương Lorca, hiểu Lorca, Thanh thảo đã tạo nên cuộc giải thoát cho L (3 khổ cuối)
+ Bằng hình ảnh so sánh liên tưởng, hình ảnh siêu thực, đa nghĩa, TT đã bất tử hình ảnh của ông (Tiếng đàn như cỏ mọc hoang/ Giọt nước mắt vầng trăng…)
+ Bài thơ khép lại bằng sự siêu thoát của linh hồn Lorca, bằng tiếng đàn ngân nga, vang vọng.
3,5

c. Khái quát, nâng cao
- Bằng bài thơ tự do, phóng khoáng, giàu hình ảnh tượng trưng, siêu thực, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ và chất nhạc, Thanh Thảo đã dựng lên chân thực, sinh chân dung người nghệ sĩ, chiến sĩ Lorca.
- Bài thơ là tiếng nói tri âm của người nghệ sĩ với người nghệ sĩ, người chiến sĩ với người chiến sĩ. Sự đồng cảm của TT đới với Lorca làm cho người đọc vừa hiểu Lorca vừa có cái nhìn trọn vẹn hơn về con người Thanh Thảo - một trí thức giàu suy tư và một người nghệ sĩ tràn đầy nhiệt huyết, lý tưởng.
0,5

File đính kèm:

  • docDe thi thu Dai hoc 2014.doc