Đề thi thử đại học lần III môn Ngữ Văn khối D - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

doc3 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần III môn Ngữ Văn khối D - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THPT ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III (07/5/2010)
CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Môn: NGỮ VĂN - Khối D
 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)

 --------------------------------

PHẦN CHUNG:

Câu 1 (2 điểm): 

Trình bày hiểu biết của anh/chị về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 

Câu 2 (3 điểm):

Viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) nêu suy nghĩ của anh/chị khi đọc câu chuyện sau: 

Xén lá
      Mẫu  đơn là vua các loài hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc, trồng ở giữa sân. Khi hoa nở, màu  đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát. Người nào đi qua trông thấy cũng thốt lên: “Hoa đẹp biết bao !”. Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà không thấy nói gì đến cành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc đầu, nhíu mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang không hiểu, làu bàu: “Sao hôm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đầu như vậy?”.
 (Theo Trần Tử Ích - Ngụ ngôn thi thoại - NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2003)

PHẦN TỰ CHỌN (5 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

Câu 3a (Dành cho chương trình cơ bản): 
 
Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động Việt Nam được thể hiện trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

Câu 3b (Dành cho chương trình nâng cao):

Phân tích điểm giống và khác nhau trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Trích Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng.

Hết.










TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN KỲ THI THỬ ĐH LẦN III
 LÊ QUÝ ĐÔN Môn Ngữ Văn – Khối D
 Thời gian: 180 phút

CÂU
Ý
 NỘI DUNG
ĐIỂM
I

Trình bày hiểu biết về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
2

1
- Đặc điểm nổi bật nhất là sự tài hoa uyên bác
0,5

2
- Có cảm hứng đặc biệt trước những cảnh tượng gây ấn tượng mạnh và sự cảm nhận tinh tế về cây cỏ, sông núi quê hương …
0,5

3
- Tiếp cận sự vật hiện tượng ở phương diện văn hóa thẩm mĩ. Nhân vật thường được khắc họa ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. 
0,5

4
- Ngôn ngữ phong phú, sáng tạo. Thể văn sở trường: tùy bút
0,5
II

Nêu suy nghĩ khi đọc câu chuyện…
3

1
Nội dung câu chuyện: Mọi người chỉ khen Hoa mẫu đơn đẹp khi nó kết hợp với màu xanh của lá. Xén hết cành lá, bông hoa trơ trụi, khiến ai nhìn cũng phải lắc đầu, bỏ đi à Nội dung đơn giản nhưng hàm chứa nhiều bài học sâu sắc về lẽ sống. 
1

2
Ý nghĩa :
Câu chuyện nói về mối quan hệ giữa hoa và lá gợi nghĩ đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự có ý nghĩa khi họ sống hòa mình vào cộng đồng .
Anh nhà giàu không hiểu hết ý nghĩa lời khen cũng như giá trị cái đẹp nên đã tự mình hủy hoại vẻ đẹp àCần phải tỉnh táo, sáng suốt trong cuộc sống.
1

2
Bài học rút ra:
- Phải có cái nhìn toàn diện về cuộc sống, tránh cái nhìn đơn giản, một chiều 
- Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác nhưng cũng phải có chính kiến, quan điểm, lập trường của mình

1
Câu IIIa

Vẻ đẹp tâm hồn người lao động Việt Nam được thể hiện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
5

1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị luận 
0,5

2
Vẻ đẹp của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt (HS phân tích hành động liều lĩnh của Thị khi quyết định theo Tràng, quyết định dứt khoát của Tràng sau giây phút đắn đo “chợn nghĩ”, việc Tràng chi tiền mua dầu để thắp trong đêm tân hôn, tâm trạng phơi phới của anh ta khi đi bên Thị…)
1,5

3
Vẻ đẹp của tình yêu thương giữa những người cùng chung cảnh ngộ (sự ái ngại và lòng hào hiệp của Tràng khi đãi Thị một bữa bánh đúc, sự xót xa thương cảm của bà cụ Tứ trước tình cảnh của nàng dâu, sự quan tâm của bà con lối xóm trước hạnh phúc của Tràng…) 
1,25

4
 - Vẻ đẹp của niềm tin, niềm lạc quan hướng về cuộc sống (lời động viên con của bà cụ Tứ, suy nghĩ của Tràng vào buổi sớm hôm sau, cảnh gia đình quây quần …) 
1,25

5
Qua việc miêu tả, Kim Lân đã thể hiện cái nhìn đầy trân trọng của mình với người lao động nghèo khổ. Đây là yếu tố làm nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. 
0,5
Câu IIIb

Phân tích điểm giống và khác nhau trong tính cách của hai nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
5

1
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật…
0,5

2
Điểm giống nhau:
Đều say mê, trân trọng cái Đẹp
Có bản lĩnh, có nhân cách cao đẹp
àPhải chịu kết cục bi thảm 
2

3
Điểm khác nhau:
- Vũ Như Tô Là nghệ sĩ say mê sáng tạo cái Đẹp nhưng không thực hiện được giấc mộng lớn của mình./ Đan Thiềm là người trân trọng cái Tài, cái đẹp nhưng phải lâm vào oan ức đau thương
- Vũ Như Tô bướng bỉnh, cực đoan, ảo tưởng, khó thích ứng với những diễn biến phức tạp của cuộc đời/ Đan Thiềm tỉnh táo sáng suốt, dễ thích ứng với hoàn cảnh
2

4
Qua hai nhân vật, thấy được sự trân trọng và lòng cảm thông của nhà văn trước vẻ đẹp nhân cách và nỗi oan khuất của người tài hoa bạc mệnh…
0,5
 
*Lưu ý:
HS có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản phải đáp ứng được những nội dung trên.
Giám khảo chỉ cho điểm tối đa đối với những bài trình bày sáng, rõ, sạch, đẹp; hành văn lưu loát chặt chẽ.

File đính kèm:

  • docdap an de thi thu dai hoc truong THPT Le Quy Don.doc