Đề thi thử Đại học Lần thứ I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Chuyên Quốc Học (Có đáp án)

doc10 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học Lần thứ I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Chuyên Quốc Học (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC
THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ I- NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau với dung dịch X chứa lòng trắng trứng:
- Thí nghiệm 1: Đun sôi dung dịch X.
- Thí nghiệm 2: Cho dung dịch HCl vào dung dịch X, đun nóng.
- Thí nghiệm 3: Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch X, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào.
- Thí nghiệm 4: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch X, đun nóng.
- Thí nghiệm 5: Cho dung dịch AgNO3 trong NH3 vào dung dịch X, đun nóng.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
	A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 2: Dãy polime đều thuộc loại poliamit là
	A. Tơ nilon-6,6, tơ capron, tơ nitron.	B. Tơ visco, tơ nilon-6; tơ nitron.
	C. Tơ enang, tơ capron, tơ visco.	D. Tơ capron, tơ nilon-6,6, tơ tằm.
Câu 3: Chất hữu cơ X (C4H6O2) đơn chức, mạch hở, tham gia phản ứng thủy phân tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo X thỏa mãn là
	A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 4: Nhỏ dung dịch xút dư vào dung dịch gồm glyxin, amoni clorua, metylamoni clorua. Sau đó, đun nhẹ dung dịch sau phản ứng. Số chất khí và số chất muối tạo thành là
	A. 2 khí và 1 muối	B. 2 khí và 2 muối	C. 1 khí và 1 muối	D. 1 khí và 2 muối
Câu 5: Cho hỗn hợp rắn gồm Mg, MgCO3 vào dung dịch HNO3 dư thu được một chất khí duy nhất và dung dịch X. Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa và khí thoát ra. Sản phẩm khử HNO3 là
	A. NH4NO3	B. NO2	C. NO	D. N2
Câu 6: Cho a gam Mg vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M và CuSO4 3M thu được 21,9 gam hỗn hợp chất rắn gồm hai kim loại. Giá trị của a là
	A. 10,8	B. 14,4	C. 13,4	D. 21,6
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm tetrapeptit A và pentapeptit B đều mạch hở bằng dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn sản phẩm thu được (m + 5,71) gam hỗn hợp muối khan của Gly và Val. Đốt muối sinh ra bằng O2 vừa đủ được 1,232 lít (đktc) N2 và 22,38 gam hỗn hợp CO2 và H2O. % về khối lượng của B trong hỗn hợp X
	A. 44,59%	B. 45,98% 	C. 46,43%	D. 43,88%
Câu 8: Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm là
	A. Nhiệt luyện	B. Điện phân dung dịch
	C. Điện phân nóng chảy	D. Thủy luyện
Câu 9: Để phân biệt các chất sau: alanin, axit axetic, etylamin, anilin bằng phương pháp hóa học có thể dùng các thuốc thử là
	A. Dung dịch brom, Cu(OH)2	B. Dung dịch Na2CO3, dung dịch AgNO3/NH3
	C. Quỳ tím, Cu(OH)2	D. Quỳ tím, dung dịch brom
Câu 10: Cho một lượng α – aminoaxit X vào cốc đựng 100 ml dung dịch HCl 2M. Dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 0,45 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 46,45 gam muối khan. Tên gọi của X là
	A. Valin	B. Axit glutamic	C. Glyxin	D. Alanin
Câu 11: Hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este đơn chức (mạch hở, cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng vừa đủ V lít khí oxi (đktc) thì thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Mặt khác, m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 0,15 mol hỗn hợp ancol. Giá trị gần nhất với giá trị của V là
	A. 11,8	B. 12,9	C. 24,6	D. 23,5
Câu 12: 7,2 gam vinyl fomat tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được hỗn hợp X có chứa a gam muối. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được b gam Ag. Tổng a + b là
	A. 28,4	B. 51,6	C. 50,0	D. 30,0
Câu 13: Khi cho 0,2 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 16 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 39,6 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là
	A. 5	B. 2	C. 4	D. 6
Câu 14: Este X có công thức phân tử là C9H8O2 tác dụng với một lượng tối đa dung dịch NaOH đun nóng thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Thêm Br2 dư vào dung dịch Y (sau khi đã được axit hóa bằng HCl loãng dư) thu được 43,8 gam kết tủa chứa 4 nguyên tử Br trong phân tử. Tổng khối lượng muối (gam) trong Y là
	A. 20,6	B. 28,0	C. 21,0	D. 33,1
Câu 15: Để phân biệt các dung dịch ZnCl2, NH4Cl, KNO3, CuSO4 bằng phương pháp hóa học có thể dùng dung dịch thuốc thử duy nhất là
	A. BaCl2	B. NaOH	C. HNO3	D. Na2CO3
Câu 16: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Lấy 3,7 gam hỗn hợp X cho tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí hidro (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Khối lượng muối của kim loại có khối lượng mol nhỏ hơn trong m gam chất rắn là
	A. 7,45	B. 8,50	C. 5,85	D. 14,35
Câu 17: Cho hai dung dịch: dung dịch A chứa KOH 1M và Ba(OH)2 0,5M; dung dịch B chứa AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M.
- Cho V1 lít dung dịch A vào V2 lít dung dịch B thu được 53,92 gam kết tủa.
- Cho dung dịch BaCl2 dư vào V2 lít dung dịch B thu được 69,9 gam kết tủa.
Tỉ lệ V1 : V2 là
	A. 0,99	B. 4,51 hoặc 0,99	C. 4,51 hoặc 1,60	D. 1,60
Câu 18: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch CuSO4.
(2) Cho Al vào dung dịch H2SO4 loãng nguội.
(3) Cho PbS vào dung dịch HCl.
(4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
(5) Đun nóng hỗn hợp gồm C và Fe3O4.
Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí là
	A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Phát biểu đúng về tính chất của X và Y là
	A. Y và G đều tham gia phản ứng tráng gương.	
	B. Chất X có tham gia phản ứng thủy phân.
	C. Y và Z đều làm mất màu dung dịch brom.
	D. Dung dịch X làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 20: Trong các phát biểu sau, phát biểu đúng là
	A. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có cùng công thức phân tử là (C6H10O5)n.
	B. Saccarozơ và mantozơ là đồng phân của nhau.
	C. Fructozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
	D. Glucozơ không có tính khử.
Câu 21: Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, trimetylamin, metyl aminoaxetat, mantozơ, nilon-6,6. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH (trong điều kiện thích hợp) là
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 5
Câu 22: Cho các phát biểu sau:
1. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.
2. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu đen. 
3. Ở nhiệt độ cao, tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với nước.
4. Hợp kim đồng thau (Cu – Zn) để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa.
5. Hỗn hợp KNO3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư.
6. Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần. 
Số phát biểu đúng là
	A. 2	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 23: X là trieste của glixerol và hai axit Y, Z (Y thuộc dãy đồng đẳng của axit focmic và Z thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic). Cho m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 7,1 gam muối và glyxerol. Lượng glyxerol phản ứng vừa đủ với 1,225 gam Cu(OH)2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư, sau đó cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi a gam. Giá trị a gần nhất với giá trị là
	A. 13,1	B. 41,8	C. 42,4	D. 38,8
Câu 24: Cho hỗn hợp X gồm Ba, Fe, Al, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Cho khí CO dư đi qua chất rắn Y, đun nóng, phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Z. Thành phần chất rắn Z là
	A. Fe, Mg	B. Fe, MgO	C. BaO, MgO, Fe	D. MgO, Al2O3, Fe
Câu 25: Hóa chất được sử dụng để thu được Fe tinh khiết từ hỗn hợp của Fe và Al là
	A. Dung dịch HNO3 đặc nguội	B. Dung dịch ZnSO4
	C. Dung dịch NaOH	D. B và C đều đúng.
Câu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt cháy hỗn hợp sắt và lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí).
(3) Cho sắt (II) oxit vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng.
(4) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(5) Cho đồng vào dung dịch sắt (III) clorua.
(6) Cho oxit sắt từ tác dụng với dung dịch axit clohidric.
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
	A. 4	B. 3	C. 5	D. 2
Câu 27: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al; 0,02 mol Cr2O3 và 0,03 mol FeO thu được 7,36 gam hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch NaOH 0,1M. Giá trị của V là
	A. 1,2	B. 0,5	C. 0,2	D. 0,8
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(1) Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
(2) CrO3 là oxit lưỡng tính.
(3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.
(4) Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với dung dịch HCl và Cr tác dụng với Cl2 đều tạo thành CrCl2.
(5) Cr(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt. 
Số phát biểu sai là
	A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 29: Este X (C4H6O4) (X không chứa nhóm chức khác) bị thủy phân bởi dung dịch NaOH thu được muối của axit Y và 1 ancol T. Ancol T phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH3OCO-COOCH3	B. CH3CH2OCO-COOH
	C. HCOOCH2CH2OCOH	D. CH3COOCH2OCOH
Câu 30: Cao su buna - S và cao su buna - N là sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1,3-đien lần lượt với hai chất là
	A. stiren và amoniac	B. lưu huỳnh và vinyl clorua
	C. lưu huỳnh và vinyl xyanua	D. stiren và acrilonitrin
Câu 31: Dung dịch được sử dụng để làm mềm cả hai loại nước cứng: nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu là
	A. Na2CO3	B. Na2SO4	C. Ca(OH)2	D. HCl
Câu 32: Cho 45 gam glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư). Lọc rửa kết tủa thu được rồi cho phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí mùi hắc (đktc). Giá trị của V là
	A. 11,2	B. 5,60	C. 3,36	D. 4,48
Câu 33: Cho a mol K tan hết vào dung dịch chứa b mol HCl. Sau đó nhỏ dung dịch CuCl2 vào dung dịch thu được thấy xuất hiện kết tủa xanh lam. Mối quan hệ giữa a và b là
	A. a > b	B. a < b	C. b < a < 2b	D. a = b
Câu 34: Trộn 100 ml dung dịch FeCl2 1M vào 100 ml dung dịch AgNO3 2,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
	A. 28,7	B. 35,9	C. 14,4	D. 34,1
Câu 35: Cho 11,1 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn có tỉ lệ số mol nAl : nZn = 1 : 3 tan hết trong dung dịch gồm NaNO3 và HCl thu được dung dịch Y chứa m gam muối và 2,8 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm hai khí trong đó có một hợp chất khí không màu, không hóa nâu trong không khí (tỉ khối của Z so với hidro là 4,36). Giá trị của m là
	A. 43,925	B. 39,650	C. 30,535	D. 42,590
Câu 36: Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, ZnSO4, CuSO4, NaCl, HCl, AgNO3, HNO3, NH4NO3. Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
	A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 37: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH); trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C = C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng natri dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng este không no trong X gần nhất với giá trị là
	A. 38,8 %	B. 40,8 %	C. 34,1%	D. 29,3%
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho 29,2 gam X phản ứng với CO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư  thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 150 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch T và 4,48 lít NO2 (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 và giá trị V là
	A. 79,45% và 0,525 lít	B. 20,54% và 1,300 lít
	C. 79,45% và 1,300 lít	D. 20,54% và 0,525 lít
Câu 39: Một thanh sắt (dư) được cho vào dung dịch X gồm NaNO3 và HCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch Y chứa các chất tan là
	A. HCl, FeCl3, NaNO3	B. NaCl, FeCl2
	C. Fe(NO3)3, NaCl	D. Fe(NO3)2, NaCl
Câu 40: Cho dung dịch X chứa AlCl3 và HCl. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:
- Thí nghiệm 1: Cho phần 1 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 71,75 gam kết tủa.
- Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào phần 2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x là
	A. 0,57	B. 0,62	C. 0,51	D. 0,33
Đáp án
1-A
2-D
3-D
4-B
5-A
6-A
7-C
8-C
9-D
10-A
11-A
12-B
13-C
14-C
15-B
16-B
17-D
18-B
19-C
20-B
21-A
22-D
23-C
24-B
25-C
26-A
27-D
28-D
29-C
30-D
31-A
32-B
33-A
34-D
35-C
36-A
37-C
38-C
39-B
40-B
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Lòng trắng trứng chính là protein (polipeptit) => Thể hiện đầy đủ tính chất của polipeptit.
-Thí nghiệm 2 : Phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
-Thí nghiệm 3 : Phản ứng màu biure.
-Thí nghiệm 4 : Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.
Câu 2: Đáp án D
Câu 3: Đáp án D
Để phản ứng tráng bạc thì cần có nhóm –CHO
Các công thức cấu tạo thỏa mãn là :
HCOOCH=CH-CH3
HCOOCH2-CH=CH2
HCOOC(CH3)=CH2
CH3COOCH=CH2.
Câu 4: Đáp án B
Các phản ứng :
NaOH + H2NCH2COOH -> H2NCH2COONa + H2O
NaOH + NH4Cl -> NaCl + NH3 + H2O
NaOH + CH3NH3Cl -> CH3NH2 + NaCl + H2O
Vậy có 2 muối : H2NCH2COONa và NaCl
Và có 2 khí : CH3NH2 và NH3.
Câu 5: Đáp án A
MgCO3 khi phản ứng với axit tạo khí CO2 => chính là khí duy nhất trong bài. 
Vậy Mg + HNO3 tạo sản phẩm khử không phải là khí => chỉ có thể là NH4NO3.
Câu 6: Đáp án A
Các phản ứng theo thứ tự :
Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu
3Mg + 2Al3+ → 3Mg2+ + 2Al
Vì sau phản ứng chỉ có 2 kim loại => Al và Cu.
=> nAl(tạo ra) = 0,1 mol
=> nMg (pứ) = 1,5nAl tạo ra + nCu tạo ra = 0,45 mol
=> a = 10,8g.
Câu 7: Đáp án C
Phương pháp : Bài toán peptit tác dụng với dung dịch kiềm :
            CT giải nhanh :
                        nNaOH = nmắt xích amino axit
                        nH2O = npeptit
Lời giải :
Gọi số mol Gly-K(C2H4O2NK)  và Val-K(C5H10O2NK) là x và y mol
Khi đốt cháy : nN(muối) = x + y = 2nN2 = 0,11 mol
=> nN(muối) = nK = 2nK2CO3
            => nK2CO3 = 0,055 mol
Mặt khác ta thấy số H gấp đôi số C trong muối hữu cơ
            => nC  = ½ nH  =>  nCO2 + nK2CO3 = nH2O .
Có mCO2 + mH2O = 22,38g
=> nCO2 = 0,345 mol ; nH2O = 0,4 mol
Ta có : nC = 2x + 5y = nK2CO3 + nCO2  = 0,4 mol
=> x = 0,05 mol ; y = 0,06 mol
=> m + 5,71 = 0,05.113 + 0,06.155
=> m = 9,24g
Giả sử trong X có : m mol A ( a nhóm Val ; (4-a) nhóm Gly)
                                 n mol B (b nhóm Val ; (5-b) nhóm Gly)
=> nN = 4m + 5n = 2nN2 = 0,11 mol (*)
Khi phản ứng thủy phân :
                                      +/ tetrapeptit + 4KOH -> muối + H2O
                                      +/ Pentapeptit + 5KOH -> muối + H2O
=>Bảo toàn khối lượng :  mmuối – mpeptit = mKOH – mH2O
                                      => 5,71= 4.56m – 18m + 5.56n – 18n (**)
Từ (*) và (**) => m = 0,015 mol ; n = 0,01 mol
Có nVal = mx + ny = 0,06 mol
=> a = 2 ; b = 3 hoặc a = 4 ; b = 0
B là (Gly)2(Val)3
=> %mB(X) = 46,43%
Câu 8: Đáp án C
Câu 9: Đáp án D
- Dùng quì tím ẩm :
+) Đỏ : axit axetic
+) Xanh : etylamin
+) Tím : Alanin , anilin
- Dùng dung dịch Brom với nhóm (Alanin và Anilin).
+) Kết tủa trắng : anilin
+) không hiện tượng : alanin.
Câu 10: Đáp án A
Gọi công thức amino axit là (H2N)aR(COOH)b
Xét tổng quát : Dung dịch sau phản ứng tác dụng với NaOh thì cũng tương đương như khi (amino axit + HCl) phản ứng với NaOH.
Vậy sau phản ứng có : 0,25/b mol (H2N)aR(COONa)b và 0,2 mol NaCl
=> mmuối = 58,5.0,2 + (R + 16a + 67b).0,25/b = 46,45
=> R = 72b – 16a
Vậy nếu b = 1 ; a = 1 => R = 56 (C4H8)
=> amino axit là : (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH  [Valin]
Câu 11: Đáp án A
X + NaOH tạo hỗn hợp ancol => nX = 0,15 mol
Phản ứng cháy : nCO2 = 0,45 mol ; nH2O = 0,4 mol
=> Số C trong mỗi chất = 0,45 : 0,15 = 3.
=> Este phải là CH3COOCH3 hoặc HCOOC2H5 mới tạo được ancol
=> este no
Có : nCO2 > nH2O => ancol có 2 liên kết pi : CH≡C-CH2OH
=> nCO2 – nH2O = nancol = 0,05 => neste = 0,1 mol
Bảo toàn O : nO2 = ½ (2nCO2 + nH2O – nO(X)) = 0,525 mol
=> VO2 = 11,76 lit
Câu 12: Đáp án B
HCOOCH=CH2 + KOH → HCOOK + CH3CHO
       0,1                     →             0,1     →          0,1      (mol)
HCOOK → 2Ag
CH3CHO → 2Ag
Vậy : mmuối = mHCOOK = 8,4g = a
Và : mAg = 43,2g = b
=> a + b = 51,6g
Câu 13: Đáp án C
Có : nNaOH = 0,4 mol = 2nEste
=> X là este của phenol
RCOOC6H4R’ + 2NaOH → RCOONa + R’C6H4ONa + H2O
       0,2        →          0,4  →        0,2 →     0,2   →          0,2 (mol)
Bảo toàn khối lượng : meste + mNaOH = mchất hữu cơ + mH2O
=> meste = 27,2g
=> Meste = 136g
=> R + R’ = 16
R = 15(CH3) và R’ = 1(H) hoặc ngược lại.
Vậy có 4 CTCT thỏa mãn : CH3COOC6H5 ; o,m,p-HCOOC6H4CH3.
Câu 14: Đáp án C
X + NaOH → 2 muối => este của phenol
Y + Br2 tạo kết tủa có 4 nguyên tử Br
=> muối phenol là : C2H3C6H4ONa
=> muối còn lại là : HCOONa ; kết tủa là C8H4Br4O
=> nkết tủa = nmuối phenol = 0,1 mol => mY = 21g
Câu 15: Đáp án B
Khi dùng NaOH :
+) ZnCl2 : Tạo kết tủa trắng , sau đó kết tủa tan hoàn toàn.
            ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaCl
            Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
+) NH4Cl : khí mùi khai
            NH4Cl + NaOH → NH3 + NaCl + H2O
+) KNO3 : Không hiện tượng.
+) CuSO4 : Kết tủa trắng xanh, không tan
            CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.
Câu 16: Đáp án B
Gọi CT trung bình của 2 kim loại là M
M + HCl → MCl + ½ H2
0,3    ←          0,3  <- 0,15 (mol)
=> Mtrung bình = 12,3   => 2 kim loại là ; x mol Li và y mol Na
=> x + y = 0,3 ; 7x + 23y = 3,7
=> x = 0,2 ; y = 0,1 mol
=> mLiCl = 8,5g 
Câu 17: Đáp án D
Khi cho BaCl2 vàoV2 lit B : nBaSO4 = 0,3 mol = nSO4 => nAl2(SO4)3 = 0,1 mol
=> V2 = 0,2 lit => nAl3+ = 0,4 mol ; nSO4 = 0,3 mol
Khi cho V1 lit A vào V2 lit B thì : kết tủa gồm : BaSO4 và Al(OH)3.
Trong A : nBa2+ = 0,5V1 ; nOH = 2V1.
Có : mkết tủa(1) SO42- dư => Ba2+ hết
=> nBa2+ V1 nOH < 1,2 mol
Lại có :  khi nOH Al(OH)3 không bị hòa tan
=> Kết tủa gồm : 0,5V1 mol BaSO4 và 2V1/3 mol Al(OH)3
Có : mkết tủa = 53,92g => V1 = 0,32 lit
=> V1 : V2 = 1,6
Câu 18: Đáp án B
(1) CuSO4 + H2O → Cu + ½ O2 + H2SO4
(2) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
(5) 2C + 3Fe3O4 → 9Fe + 2CO2
Câu 19: Đáp án C
(X) : CH3COOH
(Y) : CH ≡ CH
(Z) : CH3COOCH=CH2
(T) : CH3COONa
(G) : CH3CHO
(H) : Na2CO3
(I) : C2H5OH
Câu 20: Đáp án B
A sai. Vì Tinh bột và xenlulozo khác nhau về M.
C sai. Vì Fructozo có phản ứng tráng bạc.
D sai. Vì glucozo có tính khử.
Câu 21: Đáp án A
Các chất thỏa mãn : axit glutamic, amoni propionat, metyl aminoaxetat, nilon-6,6.
Câu 22: Đáp án D
Đúng : 1 ; 4 ; 5
2. Sai. Vì : 2NH3 + 2CrO3(đỏ thẫm) → N2 + Cr2O3(lục thẫm) + 3H2O
3 Sai. Vì : Be dù ở nhiệt độ cao cũng không phản ứng với H2O.
6 Sai. Vì : NH3 không hòa tan được kết tủa Al(OH)3.
Câu 23: Đáp án C
Cứ 2 mol Glixerol thì phản ứng được với 1 mol Cu(OH)2
=> nGlixerol = 2nCu(OH)2 = 2.0,0125 = 0,025 mol = nX
=> nNaOH = 3nGlixerol = 0,075 mol
Bảo toàn khối lượng : mX + mNaOH = mmuối + mGlixerol
=> mX = m = 6,4g
=> MX = 256g
Vì X là trieste của glixerol và gốc axit thuộc dãy đồng đẳng axit fomic và axit crylic
=> CTCT thỏa mãn có thể là : (C2H3COO)2(C2H5COO)C3H5
=> CTPT là : C12H16O6
Khi đốt cháy tạo : nCO2 = 0,3 mol ; nH2O = 0,2 mol
=> mdung dịch thay đổi = mBaCO3 – mCO2 – mH2O = 42,3g
Câu 24: Đáp án B
Chỉ oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa mới bị tác nhân trung bình (H2, CO, C) khử về kim loại.
Câu 25: Đáp án C
Fe không tan trong dung dịch NaOH như Al
Câu 26: Đáp án A
Các thí nghiệm : (2) , (4) , (5) , (6)
Câu 27: Đáp án D
Bảo toàn khối lượng : mCr2O3 + mFeO + mAl = mX = mY
=> nAl = 0,08 mol
Cr2O3 + 2Al -> 2Cr + Al2O3
3FeO + 2Al -> Al2O3 + 3Fe
=> sau phản ứng gồm : 0,03 mol Al2O3 ; 0,02 mol Al là phản ứng được với NaOH
(Cr không phản ứng với NaOH)
=> nNaOH = 2.0,03 + 0,02 = 0,08 mol
=> VNaOH = 0,8 lit
Câu 28: Đáp án D
(2) Sai. Vì : CrO3 là oxit axit
(4) Sai. Vì : Cr + Cl2 tạo CrCl3.
(6) Sai. Cr có tính khử mạnh hơn Fe.
Câu 29: Đáp án C
Ancol T + Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam => ancol có nhiều nhóm OH kề nhau.
=> ít nhất ancol này phải có 2C.
Câu 30: Đáp án D
Câu 31: Đáp án A
Câu 32: Đáp án B
Glucozo → 2Ag
  0,25    →   0,5
2Ag + 2H2SO4 → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
0,5                 →                     0,25
=> V = 5,6 lit.
Câu 33: Đáp án A
Nhỏ CuCl2 vào thấy tạo kết tủa => K có phản ứng với H2O
K + HCl → KCl + ½ H2
K + H2O → KOH + ½ H2
=> a > b
Câu 34: Đáp án D
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
Cl- + Ag+ → AgCl
+) TH1 : Tạo AgCl tối đa trước => nAgCl = 0,2 mol ; nAg = 0,05 mol
=> m = 34,1g
+) TH2 : Tạo Ag tối đa trước => nAg = 0,1 mol ; nAgCl = 0,15 mol
=> m = 32,325g
Thực tế cả 2 phản ứng diễn ra đồng thời => 32,325g ≤ m ≤ 34,1g
Câu 35: Đáp án C
Phương pháp : Bảo toàn nguyên tố , Bảo toàn e , Bảo toàn điện tích.
Lời giải :
Có : nAl = 0,05 ; nZn = 0,15 mol.
Có : MZ = 8,72 => có H2. Mặt khác có hợp chất khí không màu không hóa nâu ngoài không khí => N2O
=> H+ dư hơn so với NO3-.
nKhí = 0,125 mol = nN2O + nH2 ; mZ = 44nN2O + 2nH2 = 1,09g
=> nN2O = 0,02 ; nH2 = 0,105 mol.
Bảo toàn e : 3nAl + 2nZn = 8nN2O + 2nH2 + 8nNH4+
=> nNH4+ = 0,01 mol
Bảo toàn N : nNaNO3 = 2nN2O + nNH4+ = 0,05 mol
Vậy muối gồm : 0,05 mol Al3+ ; 0,15 mol Zn2+ ; 0,01 mol NH4+ ; 0,05 mol Na+
Bảo toàn điện tích : nCl- = 0,51 mol
=> mmuối = 30,535g
Câu 36: Đáp án A
Điều kiện ăn mòn điện hóa là :
+) có 2 điện cực khác bản chất (KL-KL , KL-PK )
+) 2 điện cực gắn trực tiếp hoặc nối với nhau bằng dây dẫn
+) 2 điện cực đều tiếp xúc với cùng dung dịch chất điện ly.
Các trường hợp thỏa mãn : CuSO4 ; AgNO3 .
Câu 37: Đáp án C
Vì hỗn hợp gồm các este đơn chức nên Y là ancol đơn chức và axit cũng đơn chức.
Vì H2 thu được là 0,04 mol nên ancol Y tạo thành là 0,08 mol.
Mặt khác khối lượng bình  Na dư tăng 2,48g nên : mY – mH2 = 2,48g
=> 0,08MY – 2.0,04 = 2,48
=> MY = 32g => CH3OH
Đặt công thức 2 este no là CnH2nO2 (a mol) và este chưa no là CmH2m-2O2 (b mol), ta có hệ :
(1) : a(14n +32) + b(14m + 30) = 5,88
(2) : a + b = 0,08
(3) : an + b(m – 1) = 0,22
=> a = 0,06 ; b = 0,02 ; (an + bm) = 0,24
=> 0,06n + 0,02m = 0,24 => 3n + m = 12
Vì đây là este của ancol metylic nên ta phải có : n > 2 ; m ≥ 5. Chỉ có n = 7/3 = 2,33 và m  5 là phù hợp.
=> este chưa no là C5H8O2.
=> %meste chưa no = 34,01%
Câu 38: Đáp án C
Phương pháp : Bảo toàn nguyên tố ; Bảo toàn e.
Lời giải :
Có : nCO2 = nBaCO3 = 0,05 mol = nO pứ
Xét cả quá trình thì cuối cùng chỉ tạo ra muối NaNO3
=> Bảo toàn N : nHNO3 – nNO2 = nNaNO3 = nNaOH = 1,3 mol => V = 1,3 lit
Gọi số mol Fe3O4 và CuO lần lượt là a và b trong hỗn hợp X.
Bảo toàn e cả quá trình : nNO2 = nFe3O4 + 2nO(mất đi khi + CO)
=> nFe3O4 = 0,1 mol
=> %mFe3O4 = 79,45%
Câu 39: Đáp án B
Fe dư nên có phản ứng :
3Fe + 4H+ + NO3- → 3Fe2+ + NO + 2H2O
=> NO3- và H+ đều phản ứng hết
Câu 40: Đáp án B
Phương pháp : Bài toán (Al3+ ; H+) + OH-
Công thức giải nhanh trong trường hợp kết tủa bị hòa tan 1 phần : 
            nAl(OH)3 = 4nAl3+ - (nOH- - nH+)
Lời giải :
P1 : Ag+ + Cl- -> AgCl
=> nAgCl = nCl- = 0,5 mol = 3nAlCl3 + nHCl(1)
P2 :
+) Tại nNaOH = 0,14 mol => kết tủa chưa bị hòa tan
=> nAl(OH)3 = 1/3 . (nNaOH – nHCl) = 0,2a
=> a = nAlCl3 => 3nAlCl3 + 5nHCl = 0,7 mol (2)
Từ (1) và (2) => nAlCl3 = 0,15 ; nHCl = 0,05 mol
+) Tại nNaOH = x thì kết tủa tan 1 phần
=> nAl(OH)3 = 4nAl3+ - (nNaOH – nHCl)
=> x = 0,62 mol

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_dai_hoc_lan_thu_i_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2016.doc