Đề thi thử Đại học môn Hóa (Đề 10)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học môn Hóa (Đề 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 Câu 01: Khi cho từ từ tới dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH thì có hiện tượng: A. Tạo kết tủa, kết tủa tan ngay dung dịch trở lại trong suốt. B. Tạo kết tủa, sau kết tủa tan một phần. C. Tạo kết tủa, kết tủa tan ngay, sau đó kết tủa lại tăng dần đến cực đại và không tan nữa. D. Không thấy hiện tượng gì. Câu 02: Trong các câu sau, câu nào sai? A. Al, Fe tác dụng với tất cả các axit mạnh ở mọi điều kiện. B. Fe rất dễ bị oxi hoá trong không khí ẩm. C. Ở nhiệt độ thường Fe không khử được H2O, nhưng ở nhiệt độ cao Fe khử được H2O. D. Khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh, nguyên tử sắt bị oxi hoá lên Fe+ 3. Câu 03: Vai trò của than cốc trong quá trình sản xuất gang: 1. Cung cấp nhiệt cao. 2. Làm chất khử. 3. Tạo gang. 4. Loại tạp chất. Các câu đúng trong các câu trên là: A. 1. B. 1 và 2. C. 1, 2 và 3. D. Cả 1, 2, 3 và 4. Câu 04: Khi cho Fe vào dung dịch HNO3 thì muối sắt thu được là: A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. D. Tất cả đều sai. Câu 05: Điện phân dung dịch chứa 5.10- 4 mol CuSO4 và 8.10- 4 mol Ag2SO4 với điện cực trơ, cường độ dòng điện bằng 0,5 A trong 7 phút 43 giây thì khối lượng kim loại thoát ra ở catot là: A. 0,1894 gam. B. 0,1984 gam. C. 0, 2 gam. D. 0,194 gam. Câu 06: Để bảo vệ Na không bị oxi hoá, người ta ngâm kim loại này vào: A. Rượu. B. Nước. C. Dầu hoả. D. Bình đựng khí NH3. Câu 07: Có 3 lọ không nhãn đựng 3 dung dịch hỗn hợp sau: NaHCO3 – Na2CO3 ; NaHCO3 – Na2SO4 ; Na2CO3 – Na2SO4. Dùng cặp chất nào trong số các cặp chất sau để nhận biết các dung dịch trên? A. dd NaOH và dd NH4Cl. B. dd HCl và dd NaCl. C. dd NH3 và dd NH4Cl. D. dd HCl và dd Ba(NO3)2. Câu 08: Người ta điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl. Để thu được CO2 tinh khiết, người ta cho sản phẩm lần lượt qua các bình nào sau đây? A. Na2CO3 và H2SO4 đặc. B. NaHCO3 và H2SO4 đặc. C. H2SO4 đặc và NaHCO3. D.H2SO4 đặc và NaOH. Câu 09: Điều chế CuSO4 trong công nghiệp bằng cách: A. Cho Cu tác dụng với dung dịch Ag2SO4. B. Cho Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng. C. Cho Cu tác dụng với H2SO4 loãng. D. Cho Cu tác dụng với dd H2SO4 loãng có sục khí oxi. Câu 10: Khi sản xuất Al trong công nghiệp, người ta hoà tan Al2O3 trong Criôlít nóng chảy nhằm: A. Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3. B. Tăng tính dẫn điện của chất điện phân. C. Tạo ra hỗn hợp có tỉ khối nhỏ để bảo vệ cho Al không bị oxi hoá. D. Cả A, B và C. Câu 11: Có các chất sau : NaCl, Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, Na3PO4. Các chất có thể làm mềm nước cứng là: A. Na2CO3, Na3PO4. B. Ca(OH)2. C. Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4. D. Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4, HCl. Câu 12: Sự tạo thành các nhũ đá trong các hang động là do: A. CaCO3 bị nhiệt phân. B. Ca(HCO3)2 trong nước bị nhiệt phân. C. Một số chất chảy ra từ lòng núi. D. Sự ma sát của không khí và nước. Câu 13: Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là: 4s1. Nguyên tố X là: A. K. B. Cu. C. Cr. D. A, B, C. Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 6,01 gam hỗn hợp Al và Zn bằng dung dịch HNO3 thu được 0,01625 mol N2O và 0,012 mol N2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. m có giá trị là: A. 2,151. B. 21,51. C. 9,885. D. Kết quả khác. Câu 15: Khử hoàn toàn 4,22 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO. Sau phản ứng dẫn khí thu được vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng khử là: A. 5 gam. B. 5,2 gam. C. 3,42 gam. D. Kết quả khác. Câu 16: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B có hoá trị không đổi đều đứng trước Cu trong dãy điện hoá và đều không tác dụng với nước. Cho X tác dụng với dung dịch CuSO4 dư thu được Cu. Cho Cu thu được tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,12 lít NO (đktc). Cho lượng X như trên vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được V lít N2 (đktc). Giá trị của V là: A. 3,36 B. 0,336 C. 3,6 D. Kết quả khác. Câu 17: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe3O4 bằng H2. Sản phẩm hơi cho hấp thụ vào 9 gam dung dịch H2SO4 90%. Sau khi hấp thụ thì C% của dung dịch H2SO4 là: A. 45%. B. 40%. C. 35%. D. 30%. Câu 18: Hoà tan 4 kim loại X, Y, Z, T bằng 500 ml dung dịch chứa HNO3 và H2SO4 (lượng axit vừa đủ). Sau phản ứng thu được 2,016 lít hỗn hợp khí A gồm SO2 và NO2 (đktc), tỉ khối hơi của A đối với H2 bằng 27. Nồng độ mol/lít của HNO3 và H2SO4 lần lượt là: A. 0,25 và 0,15. B. 0,2 và 0,16. C. 0,2 và 0,24. D. 0,1 và 0,16. Câu 19: Ngâm 1 bản Fe và 1 bản Zn vào cùng 1 dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian nhấc 2 bản kim loại ra thì trong dung dịch thu được nồng độ mol của Zn(NO3)2 bằng 1,5 nồng độ mol của Fe(NO3)2 và khối lượng dung dịch giảm 0,325 gam. Khối lượng Cu bám trên bản Zn và bản Fe là: A. 2,3 gam và 4,8 gam. B. 3,2 gam và 4,8 gam. C. 4,8 gam và 3,3 gam. D. 4,8 gam và 3,2 gam. Câu 20: Để tạo ra CuCl2 trực tiếp từ Cu người ta có thể dùng:A. 3 cách. B. 2 cách. C. 1 cách. D. 5 cách. Câu 21: Từ NaCl và H2O (dụng cụ, xúc tác, điều kiện có đủ) có thể điều chế được: A. 8 chất. B. 7 chất. C. 6 chất. D. 9 chất. Câu 22: Dãy nào sau đây gồm các chất mà khi tan trong nước đều cho dung dịch có môi trường axit? A. NH4Cl, Na2S, C6H5ONa, AlCl3. B. AlCl3, NH4Cl, NaHSO4, C6H5NH3Cl. C. Na2SO4, CuSO4, NH4NO3, CH3COONH4. D. K2S, H2O, HCl, FeCl2. Câu 23: Cho 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M vào V lít dung dịch HCl 0,05 M. Sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 12. Giá trị của V là: A. 1,265. B. 1,66. C. 1,625. D. 1,7. Câu 24: Xét các phản ứng: (1) NaHSO4 + Ca(HCO3)2 (2) NaHSO3 + Ca(HCO3)2 (3) FeCl3 + Na2CO3 + H2O (4) CH3NH3Cl + NaOH Các phản ứng không xảy ra được là: A. (2). B. (3). C. (4). D. Không có phản ứng nào. Câu 25: Sục 0,224 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,01 M và Ba(OH)2 0,05 M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 19,7. B. 29,4. C. 1,97. D. 0. Câu 26: Có 8 lọ đựng 8 khí: Cl2, O2, O3, SO2, H2S, NO2, NO, N2. Bằng phương pháp vật lí (ngửi mùi, nhìn màu) có thể nhận được mấy lọ? A. 3 lọ. B. 4 lọ. C. 5 lọ. D. 6 lọ. Câu 27: Trong các thao tác thí nghiệm sau, thao tác nào sai? 1) Cặp ống nghiệm bằng cặp gỗ (hoặc kim loại) ở vị trí cách miệng ống nghiệm bằng 1/3 chiều dài của ống nghiệm. 2) Khi đun hoá chất rắn trong ống nghiệm cần để ống nghiệm nằm ngang miệng hơi chúc xuống. 3) Pha loãng dung dịch H2SO4 đặc bằng cách đổ từ từ nước vào axit. 4) Đọc mực chất lỏng trong dụng cụ đong, đo cần để tầm mắt nằm ngang với đáy vòm khum của chất lỏng. 5) Khi đun chất lỏng trong ống nghiệm bằng đèn cồn cần đặt chỗ cần đun nóng vào 1/2 chiều cao ngọn lửa. A. (3), (4). B. (3), (4), (5). C. (2), (3). D. (3), (5). Câu 28: Cặp phân đạm nào sau đây có hàm lượng đạm bằng nhau? A. NH4NO3 – (NH4)2SO4. B. (NH2)2CO – (NH4)2SO4. C. NH4NO3 – Ca(NO3)2. D. NH4NO3 – CaCN2. Câu 29: Cho phản ứng: NH3 + NaClO → NaNO3 + Cl2 + NaCl + H2O. Sau khi cân bằng thì hệ số các chất trong phương trình lần lượt từ trái sang phải là: A. 2, 8, 2, 1, 6, 3. B. 1, 4, 2, 1, 2, 3. C. 2, 9, 2, 1, 7, 3. D. 4, 5, 4, 1, 1, 6. Câu 30: Trong các câu sau câu nào sai? A. Dung dịch HF có tính axit yếu, còn dung dịch HCl, HBr, HI đều là axit mạnh. B. HF không có tính khử, còn HCl, HBr, HI đều có tính khử. C. Đi từ HCl → HBr → HI thì tính axit tăng dần, tính khử giảm dần. D. Trong dãy các axit: HClO, HClO2, HClO3, HClO4 theo chiều từ trái sang phải tính axit tăng dần, tính oxi hoá giảm dần. Câu 31: Đốt cháy 2 hiđrocacbon cho . Vậy công thức tổng quát của 2 hiđrocacbon là: A. CnH2n + 2. B. CnH2n + 2 – 2k (k ≥ 1). C. CnH2n + 2 và CmH2m. D. A, B, C đều sai. Câu 32: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với Ag2O trong dung dịch NH3. X là: A. Anđehit. B. Ankin – 1. C. X chứa đồng thời nhóm – CHO và liên kết 3 ở đầu mạch. D. A, B, C đều chưa chính xác. Câu 33: Một hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3H6O2. Hợp chất đó có thể là: A. Rượu 2 chức. B. Anđehit 2 chức. C. Rượu không no 2 chức. D. Axit hay este đơn chức, no. Câu 34: Trong các câu sau câu nào đúng? A. Phenol thuộc loại rượu thơm. B. Phenol có tính axit mạnh hơn axit cacbonic. C. Dung dịch phenol làm đỏ quỳ tím. D. Phenol bị oxi hoá khi để trong không khí. Câu 35: Dãy nào dưới đây được xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của các chất theo chiều từ trái sang phải? A. C6H5NH2, (C6H5)2NH, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C6H5NH – CH = CH2. B. (C6H5)2NH, C6H5 – NH – CH = CH2, C6H5NH2, NH3, (CH3)3N, CH3NH2, (CH3)2NH. C. (CH3)3N, (CH3)2NH, CH3NH2, NH3, (C6H5)2NH, C6H5NH2. D. C6H5NH – CH = CH2, (C6H5)2NH, NH3, (CH3)3N, CH3NH2, (CH3)2NH. Câu 36: Dãy nào dưới đây gồm các chất được xếp theo chiều giảm dần tính axit theo chiều từ trái sang phải? A. p-NO2-C6H4OH, C2H3COOH, CH3COOH, C6H5OH, p-CH3-C6H4OH, CH3OH, C2H5OH. B. C2H3COOH, CH3COOH, p-NO2-C6H4OH, C6H5OH, p-CH3-C6H4OH, CH3OH, C2H5OH. C. CH3COOH, C2H3COOH, C6H5OH, p-NO2-C6H4OH, p-CH3-C6H4OH, C2H5OH, CH3OH. D. C2H3COOH, CH3COOH, C6H5OH, C2H5OH, CH3OH, p-NO2-C6H4OH, p-CH3-C6H4OH. Câu 37: Các chất là đồng phân của nhau: A. Glucozơ và Fructozơ; Saccarozơ và Mantozơ. B. Este và axit; Rượu và ete; anđehit và xeton cùng CTPT. C. Tinh bột và xenlulozơ. D. A và B. Câu 38: Trong các câu sau, câu nào đúng? 1) Protit chỉ có trong cơ thể người và động vật. 2) Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được Protit từ những chất vô cơ mà chỉ tổng hợp được từ aminoaxit. 3) Các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có từ 2 nhóm chức trở lên, các nhóm chức phải khác nhau. 4) Chỉ có thực vật mới tổng hợp được tinh bột từ các chất vô cơ. A. (1), (3). B. (2), (4). C. (1), (4). D. (3), (4). Câu 39: Chọn câu sai: 1) Hợp chất hữu cơ phải chứa C và H. 2) Tất cả các hiđrocacbon no đều không làm mất màu dung dịch KMnO4 và dung dịch Br2. 3) Các hợp chất hữu cơ no là các hợp chất không chứa liên kết bội trong phân tử. 4) HCHO thuộc loại anđehit no 2 chức. 5) HCOOH thuộc loại hợp chất tạp chức. 6) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt. A. (3), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4), (5). D. Tất cả đều sai. Câu 40: Chất X có công thức cấu tạo: X có tên quốc tế là: A. 4 – etyl 4, 6 – đimetyl 5 – n – propyl nonanol – 5. B. 4 – etyl 4 – metyl 6 – sec – butyl nonanol – 5. C. 4, 7 – đietyl 4, 7 – đimetyl 6 – n – propyl octanol – 5. D. 6 – etyl 3, 6 – đimetyl 4 – n – propyl nonanol – 5. Câu 41: Công thức phân tử C5H10 có số đồng phân là: A. 10. B. 11. C. 12. D. Kết quả khác. Câu 42: Cho các chất: (1) (2) (3) (4) (5) Các chất là đồng đẳng của nhau: A. (2) và (4); (1) và (4) và (5). B. (1) và (3) và (5); (2) và (4) và (5). C. (2) và (4). D. (1) và (3) và (5). Câu 43: Cho sơ đồ phản ứng sau: A + NaOH (dd) → B + C + D + H2O A có công thức cấu tạo là: A. HCOO – CH2 – COOC6H5. B. C6H5COOCH2 – COOCH = CH2. C. CH3OOC – CH2 – COOC6H5. D.Tất cả đều sai. Câu 44: Cho hỗn hợp 2 este có công thức phân tử C4H8O2 và C3H6O2 tác dụng với NaOH dư thu được 6,14 gam hỗn hợp 2 muối và 3,68 gam rượu B duy nhất có tỉ khối hơi so với oxi là 1,4375. Khối lượng C4H8O2 và C3H6O2 lần lượt là: A. 2,22 gam và 4,4 gam. B. 4,4 gam và 2,22 gam. C. 4,44 gam và 8,8 gam. D. 3,33 gam và 6,6 gam. Câu 45: Xà phòng hoá este X đơn chức no chỉ thu được một chất hữu cơ Y chứa Na. Cô cạn, sau đó thêm vôi tôi xút vào rồi nung ở nhiệt độ cao thu được 1 rượu C và 1 muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn rượu này được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích là 2 : 3. Công thức cấu tạo của X là: A.CH3 – CH2 – CH2 – COOC2H5. B. C. D.B và C Câu 46: Oxi hoá 5,8 gam một chất hữu cơ A chứa oxi thu được một hỗn hợp X, trong X có một axit hữu cơ đơn chức. Hiệu suất phản ứng oxi hoá là 80%. Nếu lấy axit thu được cho tác dụng với xôđa thấy bay ra 896 cm3 CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của A là: A. CH3 – CHO. B. CH3 – CH2 – OH. C. CH3 – CH2 – CHO. D. CH3 – CH2 – CH2 – OH. Câu 47: Chất X chứa C, H, O trong đó hiđro chiếm 2,439% về khối lượng. Khi đốt X thì thu được số mol H2O bằng số mol X đã cháy. Biết 1 mol X phản ứng vừa hết 2 mol Ag2O trong dung dịch NH3. Công thức cấu tạo của X là: A.HCOOH. B.CH3COOH. C. D. CH ≡ C – CHO. Câu 48:Đốt cháy một đồng đẳng của Metyl amin, người ta thấy tỉ lệ thể tích khí và hơi sinh ra bằng 2 : 3 (các thể tích đều đo ở đktc). Công thức phân tử của amin là: A. C3H9N. B. C2H6N. C. C4H11N. D. CH5N. Câu 49: Đốt cháy 0,05 mol rượu no X mạch hở cần 5,6 gam oxi tạo ra 6,6 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. C2H4(OH)2. B. C3H5(OH)3. C. C2H5OH. D. C4H7(OH)3. Câu 50:Có một hỗn hợp gồm hai rượu no, đơn chức, mạch hở. Nếu đốt cháy m gam hỗn hợp này ta thu được lượng CO2 và H2O là 4,7 gam, còn nếu đem oxi hoá đến các axit tương ứng rồi trung hoà bằng NaOH 0,1 M thì hết 200 ml. Biết rằng 1 trong 2 axit tạo ra có khối lượng phân tử bằng khối lượng phân tử của 1 trong 2 rượu đầu. Công thức của 2 rượu là: A. C3H7OH - C6H11OH. B. C2H5OH - C4H9OH. C. C3H7OH - C4H9OH. D. C2H5OH - C3H7OH.
File đính kèm:
- de thi thu dai hoc(10).doc