Đề thi thử Đại học môn Hóa (Đề 13)

doc7 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học môn Hóa (Đề 13), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHTN	ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2
Trường THPT Chuyên KHTN	MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút; (50câu trắc nghiệm) Hà nội, ngày 27 – 01 - 2013
Mã đề thi:485
Câu 1: Cho dung dịch chứa 8,04 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 11,48 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp đầu là
A. 47,2%.	B. 58,2%.	C. 41,8%.	D. 52,8%.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho dung dịch màu xanh lam.
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và dạng β).
(h) Phân tử saccarozơ do 2 gốc α-glucozơ và β-fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc α-glucozơ ở C1, gốc
β-fructozơ ở C4 ( C1 – O – C4).
Số phát biểu đúng là:
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 3: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. K, Ca, Ba.	B. Na, K, Ba.	C. Na, Ca, Ba.	D.Na, K, Ca.
Câu 4: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3, Zn, AlCl3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng
được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. 4.	B. 6.	C. 3.	D. 5.
Câu 5: Nung nóng 23,3 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M (loãng). Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là:
A. 0,75.	B. 0,5.	C. 0,45.	D. 0,65.
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3	Fe(NO3)3 + NxOy + H2O.
Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là:
A. 46x – 18y.	B. 23x – 9y.	C. 23x – 8y.	D. 13x – 9y.
Câu 7: Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Cho nguyên tử khối của Ca là 40. Bán kính nguyên tử
canxi tính theo lí thuyết là:
A. 0,196 nm.	B. 0,158 nm.	C. 0,185 nm.	D. 0,169 nm.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm vinyl clorua; propyl clorua; ankyl clorua; phenyl clorua, các chất có số mol bằng nhau. Cho 16,5 gam X vào dung dịch NaOH dư, đun sôi một thời gian rồi trung hòa NaOH dư bằng axit HNO3 được dung dịch Y. Cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa trắng. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 7,175.	B. 21,525.	C. 28,70.	D. 14,35.
Câu 9: Cho 16,8 lít (đktc) hỗn hợp X gồm vinylaxetilen và H2, tỉ khối của X so với H2 bằng 6. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng brom tham gia phản ứng là:
A. 8 gam.	B. 16 gam.	C. 12 gam.	D. 24 gam.
Câu 10: Cho 18,2 gam hỗn hợp A gồm Al, Cu vào 100 ml dung dịch B chứa HNO3 2M và H2SO4 12 M rồi đun nóng thu được dung dịch C và 8,96 lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO và SO2 (ngoài ra không có sản phẩm khử nào khác), tỉ khối của D so với H2 là 23,5. Tổng khối lượng chất tan trong C là
A. 66,2 gam.	B. 129,6 gam.	C. 96,8 gam.	D. 115,2 gam.
Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hóa: Fe3O4 + dung dịch HI (dư)	X + Y + H2O. Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là
A. FeI3 và I2.	B. FeI3 và FeI2.	C. FeI2 và I2.	D. Fe và I2.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm: HCHO, CH3COOH, HCOOCH3 và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần V
lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối
lượng bình tăng 15,5 gam. Vậy giá trị của V tương ứng là:
A. 8,40 lít.	B. 5,60 lít.	C. 3,92 lít.	D. 4,20 lít.
 Câu 13: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 14: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất chất dẻo, keo dán, chất diệt nấm mốc. (4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thể nitro khó hơn benzen. (5) Phenol có tính axit mạnh hơn axit picric (2,4,6 – trinitrophenol). Số phát biểu đúng là:
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 15: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Biết X tác dụng với NaOH và HCl. Số công thức cấu tạo thỏa mãn là:
A. 3	B. 4.	C. 1.	D. 2.
Câu 16: Hóa hơi m gam hỗn hợp một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y, thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo ở điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
A. CH3 – COOH và HOOC – CH2 – CH2 – COOH .	B. CH3 – CH2 – COOH và HOOC– COOH.
C. CH3 – COOH và HOOC – CH2 – COOH.	D. H – COOH và HOOC – COOH.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Este isoamyl axetat (có mùi chuối chín) là este no, đơn chức, mạch hở.
B. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH sinh ra muối natri etylat.
C. Etylen glicol là ancol không no, hai chức, mạch hở, có một nối đôi C=C.
D. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức có mạch cacbon không phân nhánh.
Câu 18: Hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S. Hòa tan hoàn toàn m gam A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 26,88 lít
(đktc) khí X là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối. Khối lượng của Cu2S trong hỗn hợp đầu là:
A. 9,6 gam.	B. 14,4 gam.	C. 7,2 gam .	D. 4,8 gam.
Câu 19: Trong các kim loại sau: Li, K, Rb, Cs. Kim loại mềm nhất là:
A. Cs.	B. K.	C. Li.	D. Rb.
Câu 20: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 247,5 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 99 gam. Giá trị của m là:
A. 200,475.	B. 222,75.	C. 303,75.	D. 273,375.
Câu 21: Chất hữu cơ X là ete mạch hở có công thức phân tử C4H8O. X được tạo thành từ phản ứng tách nước giữa 2 ancol Y và Z (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng). Tên gọi của Y và Z là:
A. Ancol metylic và ancol anlylic.	B. Ancol vinylic và ancol propylic.
C. Ancol vinylic và ancol etylic.	D. Ancol propylic và ancol metylic.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 15,66 gam nước. Xà phòng hóa m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là:
A. 2,760 gam.	B. 1,242 gam.	C. 1,380 gam.	D. 2,484 gam.
Câu 23: Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là:
A. CH2=CH2.	B. CH3 – CH = CH – CH3.	C. CH2 = CH – CH3.	D. C2H5 – CH = CH – C2H5.
Câu 24: Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl; CIH3N – CH2COOH; C6H5Cl (thơm); HCOOC6H5 (thơm);
C6H5 – OOCCH3 (thơm); HO – C6H4 – CH2OH (thơm); CH3CCl3; CH3COOC(Cl)2 – CH3; HCOOC6H4Cl (thơm).Có bao
nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao tạo ra sản phẩm có chứa 2 muối?
A. 8.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
Câu 25: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.	B. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.
C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.	D. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.
Câu 26: Cho các chất: NaOH, Na2CO3, Na3PO4, C17H35COONa, Ca(OH)2. Có bao nhiêu chất làm mềm được nước cứng
vĩnh cửu?
A. 5.	B. 7.	C. 2.	D. 3.
Câu 27: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b% với a: b = 40: 17. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân tử oxit cao nhất của R có liên kết cho nhận.
B. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
C. R là chất khí ở điều kiện thường.
D. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron ở phân lớp ngoài cùng
Câu 28: Cho các este: vinyl axetat, etyl benzoat, benzyl fomat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số
este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là:
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 29: Thủy phân hoàn toàn a gam đipeptit Glu – Gly trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 17,28 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là:
A. 12,24 gam.	B. 11,44 gam.	C. 13,25 gam.	D. 13,32 gam.
Câu 30: Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức, mạch hở X và ancol no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn một lượng M, sinh ra 14 lít CO2 (đktc) và 15,75 gam nước. Nếu cho toàn bộ lượng M trên phản ứng hết với Na thì thể tích khí H2 (đktc) sinh ra có thể là:
A. 8,4 lít.	B. 7,0 lít.	C. 3,5 lít.	D. 2,8 lít.
Câu 31: Cho 5 chất hữu cơ có CTPT lần lượt là CH2O, CH2O2, C2H2O3, C3H4O3, C2H4O2. Số chất có thể vừa tác dụng với
Na, vừa tác dụng với NaOH, vừa tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. 2.	B.1.	C. 3.	D. 4.
Câu 32: Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu (có số mol bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO2, NO, N2O, N2; trong đó số mol N2 bằng số mol NO2. Cô cận cẩn thận dung dịch X thu được 58,8 gam muối khan. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 0,893.	B.0,700.	C. 0,725.	D. 0,832.
Câu 33: X là este của glyxin có phân tử khối bằng 89. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Toàn
bộ lượng ancol thu được sau phản ứng được dẫn qua ống sứ đựng CuO dư, đun nóng. Sản phẩm hơi thu được cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 6,48 gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 2,670 gam.	B. 5,340 gam.	C. 1,335gam.	D. 1,780 gam.
Câu 34: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:
A. Al, Fe, Ag.	B. Fe, Cu, Ag.	C. Al, Fe, Cu.	D. Al, Cu, Ag.
Câu 35: Dịch vị dạ dày thường có pH khoảng 2 – 3, một số người bị viêm loét dạ dày, tá tràng là do lượng HCl trong dịch vị tiết ra nhiều quá nên pH < 2. Để chữa bệnh này người đó thường phải dùng thuốc muối trước bữa ăn. Thành phần
chính của thuốc muối là:
A. NaHCO3.	B. NaOH.	C. NaCl.	D. Na2CO3.
Câu 36: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 2 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 2x mol/l và NaOH xmol/l. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 0,025 hoặc 0,03.	B. 0,03.	C. 0,025.	D. 0,025 hoặc 0,02.
Câu 37: Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH, C15H31COOH, C17H31COOH và
C17H33COOH. Số loại trieste chứa 3 gốc axit khác nhau được tạo ra là:
A. 18.	B. 9.	C. 12.	D. 16.
Câu 38: Cho các chất: xiclobutan; metylxiclopropan; 1,2 – đimetylxiclopropan; α – butilen; tran but – 2 – en; butađien;
isobutilen; vinyl axetilen; isopren; anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng với hiđro có thể tạo ra butan ?
A. 9.	B. 6.	C. 7.	D. 8.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm axit axetic, axit fomic, axit acrylic và axit oxalic. Khi cho m gam X tác dụng với NaHCO3 (dư) thì thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 4,48 lít khí O2 (đktc), thu được 17,6 gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của y là:
A. 1,8.	B. 2,7.	C. 7,2.	D. 5,4.
Câu 40: Cho cân bằng: 2A (k) + B (k)	2D (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát
biểu đúng khi nói về cân bằng này là:
A. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
D. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
Câu 41: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 2,835 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 27,54 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 1,176 lít (đktc) khí T không màu. Tên của Z là:
A. anđehit butiric.	B. anđehit propionic.	C. anđehit axetic.	D. anđehit acrylic.
Câu 42: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 1,34 A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 13 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,9 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là:
A. 1,0.	B. 3,0.	C. 2,0.	D. 1,5.
Câu 43: Lắc 26,28 gam Cu với 500 ml dung dịch AgNO3 0,6M một thời gian thu được 45,12 gam chất rắn A và dung dịch B. Nhúng thanh kim loại M nặng 30,9 gam vào dung dịch B khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 34,71 gam chất rắn Z. Kim loại M là:
A. Fe.	B. Mg.	C. Pb.	D. Zn.
Câu 44: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 16), Y (Z = 9) và R (Z = 8). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:
A. R < X < Y < M.	B. Y < M < X < R.	C. M < R < X < Y.	D. M < X < R < Y.
Câu 45: Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 550 ml dung dịch NaOH 2M vào X thì thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 51,30.	B. 59,85.	C. 34,20.	D. 68,4.
Câu 46: Hấp thụ m gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 96,4 % thu được một loại oleum có phần trăm khối lượng
SO3 là 40,82%. Giá trị của m là:
A. 104.	B. 80.	C. 96.	D. 98.
Câu 47: Cho các chất: H2N – CH2 – COOH ; HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH ; H2NCH2COOC2H5; NaHCO3; CH3COONH4; Na2CO3; Al(OH)3. Số chất lưỡng tính là:
A. 4.	B. 7.	C. 6.	D. 5.
Câu 48: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4; (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4;
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3;
(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2;
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 6.
Câu 49: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7 ; (4) poli(etylen – terrphtalat); (5)
nilon – 6,6 ; (6) poli(vinyl axetat); (7) poli(phenol – fomanđehit). Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng gồm
A. (2), (3), (5), (7).	B. (3), (4), (5), (7).	C. (3), (4), (5), (6).	D. (1), (3), (4), (5).
Câu 50: Cho 3,76 gam hỗn hợp hơi gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 25,2 gam kết tủa. Hòa tan kết tủa vào dung dịch HCl dư còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 28,02.	B. 10,80.	C. 19,41.	D. 17,22.
------------------HẾ T----------------

File đính kèm:

  • docde thi thu DH lan 2 truong THPT KHTT ha noi mon hoa.doc