Đề thi thử Đại học môn Hóa (Đề 28)

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học môn Hóa (Đề 28), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG LẦN III
 HÀ TĨNH NĂM HỌC 2006-2007
 MÔN HOÁ HỌC ( Thời gian làm bài 90 phút) 
 Mã đề: 234
 Em hãy tô 1 trong các chữ cái A,B,C,D đứng trước phương án chọn đúng của mỗi câu vào phiếu trả lời trắc nghiệm.
 Chú ý: Trong các bài tập sau các số lấy tròn đến chữ số thứ 2 sau dấu phẩy.
Câu 1: 
 Cho Cu dư vào 100ml dung dịch H2SO4 0,1M và HNO3 0,1M đến phản ứng hoàn toàn được V lít NO2 duy nhất thoát ra ở (đktc) chứng tỏ V bằng
A. 0,336 B. 0,112 C. 0,224 D. 0,056
Câu 2: 
 Trong các chất C2H2, C2H4, C2H6 thì chất có thể tác dụng với dung dịch nước brom là:
A. C2H4, C2H6 B. C2H2, C2H6 C. C2H2, C2H4 D. C2H2, C2H4, C2H6 
Câu 3: 
 Công thức chung của các este giữa rượu no đơn chức mạch hở và axit hữu cơ no đơn chức mạch hở là
A. CnH2nO2 với n³1 nguyên B. CnH2n+2O2 với nÎN 
C. CnH2n-2O2 n³2, nguyên D. CnH2nO2 với n³2, nguyên 
Câu 4: 
 Khi cho thêm nước vào dung dịch HCl thì pH của dung dịch
A. giảm B. tăng C. không đổi D. đầu tăng sau giảm 
Câu 5:
 Cho hỗn hợp A chứa 0,1mol Fe3O4, 0,1 mol Cu, 0,1mol Ca. Hoá chất có thể hoà tan hoàn toàn hốn hợp A ở trên là
A. dung dịch FeCl3 dư. B. dung dịch NaOH dư. C. dung dịch Na2CO3. D. dung dịch HCl dư. 
Câu 6:
 Hoà tan hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp FeO và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Cho từ từ khuấy kỹ 40 ml dung dịch KMnO4 0,1 M vào dung dịch A thì dung dịch bắt đầu có màu tím. Chứng tỏ % khối lượng của FeO trong hỗn hợp là:
A. 47,36%. B. 55,67%. C. 23,68%. D. 20,27%.
Câu 7:
 Thể tích dung dịch hỗn hợp KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M cần thiết để trung hoà hết 250 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,2M và HNO3 0,1M là
A. 150ml. B. 250ml.	 C. 1250ml.	 D. 321,5ml.
Câu 8: 
 Khi thuỷ phân các chất CH3COOCH=CH2, CH3CH2COOCH3, HCOOCH3 trong dung dịch NaOH thì chất cho hỗn hợp có muối và rượu là:
A. CH3COO-CH=CH2 B. CH3COO-CH=CH2, CH3CH2COOCH3, HCOOCH3 
C. HCOOCH3 D. CH3CH2COOCH3, HCOOCH3
Câu 9: 
 Hiện tượng hình thành thạch nhũ trong hang động và xâm thực của nước mưa vào đá vôi được giải thích bằng phương trình hoá học
A. CaO + H2O Ca(OH)2.	B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2. 
C. Ca(OH)2 + 2CO2 Ca(HCO3)2 .	 D. CaCO3 + 3CO2 + Ca(OH)2 + H2O 2Ca(HCO3)2.
Câu 10:
 Công thức tổng quát của hiđrocacbon X bất kì có dạng CnH2n+2-2k (n ≥ 1, k ≥ 0 và n, k nguyên). Kết luận nào dưới đây luôn đúng?
A. k= 0 → CnH2n+2 (n ≥ 1, n nguyên) Þ X là ankan.	
B. k= 1 → CnH2n (n ≥ 2, n nguyên) Þ X là anken hoặc xicloankan.
C. k= 2 → CnH2n-2 (n ≥ 2, n nguyên) Þ X là ankin hoặc ankađien.
D. k= 4 → CnH2n-6 (n ≥ 6, n nguyên) Þ X là aren.
Câu 11:
 Cho 3 lít hỗn hợp CO2 và C3H8 (đktc) đi qua dung dịch KOH tạo ra 2,07 gam K2CO3 và 6 gam KHCO3. Thành phần % theo khối lượng của CO2 trong hỗn hợp là
A. 56%. B. 42%.	 C. 28%. 	D. 50%
Câu 12:
 Sục từ từ cho đến dư NH3 vào dung dịch CuSO4 thì hiện tượng quan sát được là
A. thu được kết tủa màu xanh và kết tủa không thay đổi khi NH3 dư.
B. thu được dung dịch màu xanh đậm không thấy kết tủa xuất hiện.
C. lúc đầu có kết tủa xuất hiện sau đó thấy kết tủa tan dần cho đến hết và thu được dung dịch màu xanh đậm.
D. thu được dung dịch không màu, trong suốt.
Câu 13:
 Al2O3 có thể tác dụng với:
A. O2, dung dịch HNO3, dung dịch NaOH. B. dung dịch HNO3, dung dịch NaOH
C. Fe, dung dịch HNO3, dung dịch NaOH. D. dung dịch HNO3, dung dịch KMnO4.
Câu 14:
 Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam hỗn hợp 2 anken và ankin thu được 13,44 lít khí CO2 và hơi nước. Số mol ankin có trong hỗn hợp là
 A. 0,2mol.	B. 0,15mol.	C. 0,1mol.	D. 0,05mol.
Câu 15:
 Phản ứng của cặp chất nào sau đây không tạo sản phẩm khí?
A. dung dịch Al(NO3)3 + dung dịch Na2S.	B. dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3.	
C. Al + dung dịch NaOH.	D. dung dịch AlCl3 + dung dịch NaOH.
Câu 16:
 Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa nhiệt độ (0C) và phản ứng xảy ra trong lò cao?
A. 3000C C + CO2 2CO.	 B. 4000C CO + 3Fe2O3 2Fe3O4 + CO2.
C. 5000C-6000C CO + Fe3O4 3FeO + CO2.	 D. 7000C-800 0C CO + FeO Fe + CO2.
Câu 17:
 Hoà tan 0,24 mol FeCl3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 được dung dịch X. Thêm 1,3 mol Ba(OH)2 nguyên chất vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa Y. Khối lượng của Y là
A. 344,18 gam.	B. 246,32 gam.	C. 41,28 gam.	D. 0,64 gam.
Câu 18:
 Rượu etylic không thể điều chế trực tiếp bằng một phản ứng từ chất nào?
A. etilen.	B. etanal.	C. metan.	D. glucozơ.
Câu 19: 
 Ngâm 1 lá Fe dư vào dung dịch chứa: CuSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4 khi phản ứng kết thúc thì số muối trong dung dịch là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20:	
 Hợp chất chỉ chứa liên kết cộng hoá trị mà không chứa liên kết ion là
A. CH3COONa.	 B. (CH3NH2)2SO4.	 C. NH4Cl. D. CH3CONH2.
Câu 21:
 Số đồng phân (dẫn xuất của benzen) có công thức phân tử C8H10O, có thể tan trong dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường) là
A. 3.	 B. 5.	 C. 7.	D. 9.
Câu 22: 
 Cho 0,92 gam một hỗn hợp gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với Ag2O trong NH3 thu được 5,64 gam hỗn hợp rắn chứng tỏ phần trăm khối lượng của C2H2 trong hỗn hợp là
A. 28,26% B. 26,74% C. 74,27% D. 59,05% 
Câu 23: 
 Trong các chất: metan, etan, xiclopentan, iso-butan thì các chất khi tác dụng với Cl2 chiếu sáng tỷ lệ mol 1:1 cho sản phẩm thế duy nhất là:
A. metan, etan. B. metan, xiclopentan C. metan D. metan, etan, xiclopentan 
Câu 24: 
 Khi thuỷ phân lipit luôn thu được
A. glixerin và axit béo B. glixerin và axit stearic 
C. các rượu no đa chức và axit béo D. các rượu no đa chức và axit oleic. 
Câu 25:
 Trong các chất tinh bột, xenluluzơ, saccarozơ, mantozơ thì các chất bị thuỷ phân trong môi trường axit chỉ chỉ cho glucozơ là: 
A. tinh bột, xenluluzơ, mantozơ B. tinh bột, xenluluzơ, saccarozơ, mantozơ
C. tinh bột, xenluluzơ D. saccarozơ, mantozơ
Bài 26:
 Cho hai rượu qua H2SO4 đặc và đun nóng thu được một hỗn hợp các ete. Lấy một trong các ete đem đốt cháy thì thấy rằng tỉ lệ: = 0,5 :2,75:2: 2. Thì công thức cấu tạo của ete đem đốt là
A. CH3-O-CH2-CH=CH2 B. CH2=CHOCH2CH3. 
C. CH3-O-CH=CH2 D. CH3CH2OCH2CH3.
Câu 27: 
 Trong các chất amoniac; anilin, metylamin thì tính bazơ giảm dần theo dãy
A. amoniac; anilin, metylamin B. metylamin, amoniac, anilin
C. anilin, amoniac, metylamin D. metylamin, anilin, amoniac
Câu 28: 
 Trong các chất: axit aminoaxetic, glixerin, glucozơ, etylfomiat thì chất có tính lưỡng tính là 
A. axit aminoaxetic B. axit aminoaxetic, etylfomiat
C. glixerin, glucozơ D. axit aminoaxetic, glucozơ, etylfomiat
Câu 29:
 Chia m gam một este E thành hai phần bằng nhau: Phần 1 bị đốt cháy hoàn toàn thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam nước. Phần 2 tác dụng đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M thì thu được 3 gam rượu. Giá trị của m là
A. 8,8 	 B. 3,6 	C. 4,4 	D. 7,2
Câu 30: 
 Trong các chất CH2=CH2, HOOC-CH2-NH2, CH3-NH2, CH2=CH-COOH thì chất vừa có tính axit vừa có tính bazơ là
A. CH2=CH2 B. HOOC-CH2-NH2 C. CH3-NH2 D. CH2=CH-COOH
Câu 31: 
 Để nhận biết các dung dịch riêng biệt mất nhãn: glixrin, glucozơ, metylfomiat chỉ cần dùng thuốc thử là:
A. Ag2O trong NH3 B. Cu(OH)2 hoặc Ag2O trong NH3 
C. Cu(OH)2 D. Ag2O trong NH3 và dung dịch NaOH
Câu 32: 
 Trong phân tử của các gluxit luôn có nhóm chức: 
A. -OH và C=O B. -OH và -CHO C. -COOH và -OH D. C=O và -CHO
Câu 33: 
 Trong các nhóm ion: Nhóm 1 gồm Na+, Cl-, H+, CO32-; nhóm 2 gồm Na+, Cl-, H+, AlO2-, nhóm 3 gồm Ag+, Cl-, Ca2+, HCO3-, nhóm 4 gồm Mg2+, Cl-, K+, HCO3- thì nhóm ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. 1 và 2 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 34: 
 Trong các polime: 
(-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH-)n, (-NH-CH2-CO-)n , (-O-CH2-CO-)n 
thì các polime dễ bị phá huỷ trong môi trường axit là:
A. (-NH-CH2-CO-)n , (-O-CH2-CO-)n B. (-CH2-CH2-)n, (-CH2-CH-)n 
C. (-NH-CH2-CO-)n, (-CH2-CH2-)n D. (-CH2-CH2-)n, (-O-CH2-CO-)n
Câu 35: 
 Nếu đun nóng mạnh rượu etylic với H2SO4 đặc thu được dung dịch trong suốt và hỗn hợp 2 khí trong đó có CO2 và 1 khí có thể làm nhạt màu dung dịch brom thì khí thoát ra cùng CO2 là
A. SO2 B. C2H4 C. SO2 hoặc C2H4 D. CO
Bài 36:
 Hỗn hợp A gồm C2H5OH và C6H5OH, cho A tác dụng hết với Na thu được 0,784 lít khí (đktc), cũng cho một lượng A như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì lượng NaOH tham gia phản ứng là 0,03mol. Chứng tỏ số mol của C2H5OH và C6H5OH trong A lần lượt là:
A. 0,04 và 0,03 B. 0,02 bvà 0,03 C. 0,03 và 0,04 D. 0,02 và 0,05 
Câu 37: 
 Chia m gam hỗn hợp Al, Fe làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan trong dung dịch HCl dư được 8,96 lít khí (đktc). Phần 2 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít khí SO2 (đktc) thì m là
A. 12 B. 22 C. 11 D. 50 
Câu 38:
 Hoà tan hết 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 1,68 lít NO(sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối có trong dung dịch X là
A. 18gam.	B. 24,2gam.	C. 19,55gam.	D. 30,5gam.
Câu 39:
 Trong các chất:NH4Cl, (NH4)2CO3, NaHCO3, KHSO4, NaAlO2, Al(OH)3 thì các chất có tính lưỡng tính là: 
A. NH4Cl, (NH4)2CO3 B. NaHCO3, KHSO4
C. KHSO4, NaAlO2, Al(OH)3 D. (NH4)2CO3, NaHCO3, Al(OH)3 
Câu 40:
 Cho các dung dịch: (a) HCl, (b) KNO3, (c) NaHSO4 và KNO3, (d) Fe2(SO4)3. Bột Cu bị hoà tan trong các dung dịch nào?
A. (a), (c).	B. (a), (b).	C. (c), (d). 	D. (b), (d).
Câu 41: 
 Cho từ từ 200 ml dung dịch chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M vào 200 ml dung dịch chứa Na2CO3, NaHCO3, K2CO3, KHCO3 đều có nồng độ 0,1M thì thể tích khí thoát ra ở (đktc) là
A. 0 lít B. 1,344 lít C. 1,12 lít D. 0,896 lít
Câu 42:
 Phương pháp điều chế nào sai?
A. Điều chế Ca bằng cách điện phân nóng chảy muối CaCl2.
B. Điều chế Na bằng cách điện phân nóng chảy NaOH.
C. Điều chế Al2S3 bằng cách cho Na2S tác dụng với dung dịch AlCl3.
D. Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch NaAlO2.
Câu 43:
 Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C5H8) tồn tại dưới dạng cis. Cho X tác dụng với lượng dư nước Br2 thu được sản phẩm là 
A. BrCH2−CHBr−CH2−CHBr−CH2Br.	B. CH3−CHBr−CBr2−CHBr−CH3.
C. BrCH2−CHBr−CHBr−CHBr−CH3.	D. BrCH2−CHBr−CHBr−CH2−CH2Br.
Câu 44:
 Cho 2,81 gam hỗn hợp các oxit Fe3O4, Fe2O3, MgO, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 0,1M (loãng) thì khối lượng muối sunfat khan thu được là:
A. 4,51 gam	B. 3,45 gam.	 C. 5,21 gam 	D. 6,90gam.
Câu 45:
 Trong công nghiệp để điều chế khí than ướt, người ta thổi hơi nước qua than nóng đỏ. Phản ứng hoá học xảy ra như sau: C(r) + H2O (k) CO(k) + H2(k) + 131kJ. Khẳng định nào nào dưới đây là đúng?
A. Tăng áp suất chung của hệ làm cân bằng không thay đổi.	 
B. Tăng nhiệt độ của hệ làm cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. Dùng chất xúc tác làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. 	
D. Tăng nồng độ H2 làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Câu 46: 
 Đốt cháy hỗn hợp các hidrocacbon cùng dãy đồng đẳng được 5,04 lít CO2 (đktc) và 6,75 gam nước thì trong hỗn hợp đó phải có:
A. CH4 B. C2H6 C. C3H6 D. C4H6 
Câu 47:
 Cho 10,9 gam chất hữu cơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 0,5M thu được 12,3 gam muối và 0,05 mol rượu. Lượng NaOH dư có thể trung hoà hết 0,5 lít dung dịch HCl 0,2M. Công thức cấu tạo thu gọn của A là 
A. CH3COOC2H5.	B. (HCOO)3C3H5.	 C. (CH3COO)3C3H5.	D. C3H5(COOCH3)3.
Câu 48:
 Số cặp electron dùng chung trong mỗi phân tử hoặc ion: NH3, NH4+, CO2 lần lượt là
A. 3,3,3.	 B. 3,3,4.	 C. 3,4,4. 	D. 4,4,8.
Câu 49:
 Muối Fe2+làm mất màu tím của dung dịch MnO4- ở môi trường axit cho ra Fe3+ còn Fe3+ tác dụng với I- cho ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất ôxi hoá Fe3+, I2, MnO4- theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần là
A. Fe3+, I2, MnO4-. B. I2, MnO4-, Fe3+. C. I2, Fe3+, MnO4-. D. MnO4-, Fe3+, I2.
Câu 50:
 Trong dung dịch axit axetic có cân bằng sau: CH3COOH CH3COO- + H+. 
Để cân bằng trên chuyển dich sang phải cần cho vào dung dịch trên một ít 
A. FeCl3.	 B. NH4Cl. 	 C. Na2S. D. CaCl2. 	
---- HẾT----

File đính kèm:

  • docDe thi thuChuyen HA Tinh.doc