Đề thi thử đại học năm 2012

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 1
Câu I (2,0 điểm) Hãy xác định các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao? Nêu ý nghĩa của điểm không gian: Cái lò gạch bỏ không?
Câu II (3,0 điểm) Nhà văn Huygô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt”.
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
Câu III (5,0 điểm)
“Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai…”
(Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi - Ngữ văn 12 NC, Tập hai, tr 46)
Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn văn trên?

Đề số 2
Câu I (2,0 điểm) Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Câu II (3,0 điểm) Người Nga có câu nói: Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống.
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên.
Câu III (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ) và Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) qua ngòi bút của mỗi nhà văn.

Đề số 3
Câu I (2,0 điểm) Đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của cách trần thuật này đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật.
Câu II (3,0 điểm) Có người nói: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu nói trên.

Câu III (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
(Việt Bắc - NV 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.84)

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
(Tiếng hát con tàu - NV 12 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2010, tr.107)

Đề số 4
Câu I (2,0 điểm) Cảm nhận của anh, chị về hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý trong truyện Hai đứa trẻ; từ đó rút ra nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Thạch Lam. 
Câu II (3,0 điểm) “Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu cuộc sống làm bằng thời gian” (Franklin) 
Quan điểm của anh/chị về ý kiến trên như thế nào?
Câu III (5,0 điểm) Vẻ đẹp của hình tượng Lorca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo? 

Đề số 5
Câu I (2,0 điểm) Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ.
Câu II (3,0 điểm) Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà sư phạm nổi tiếng Xô Viết: 
Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác 
Câu III (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia nghe vui quá” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo - Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

File đính kèm:

  • docDe thi thu Dai hoc nam 2012.doc