Đề thi thử đại học năm 2012 môn thi: ngữ văn

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học năm 2012 môn thi: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian phát đề.
 

I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm).
-Câu I. (2,0 điểm)
	Anh/chị hãy cho biết những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 đến cuối thế kỉ XX. Nêu ngắn gọn các biểu hiện của sự đổi mới văn học giai đoạn này ở truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu.
-Câu II. (3,0 điểm)
	Nhà văn Huygô từng nói: " Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt."
 Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
 II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm).
Thí sinh chỉ được làm một câu, (câu III.a hoặc câu III.b) 
-Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm).
 Cách cảm nhận thời gian và quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng ?
-Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm).
 Cảm nhận của anh/chị về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động Việt Nam trong hai tác phẩm: Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài và Vợ nhặt - Kim Lân .
 
------ Hết--------

Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm








Họ và tên thí sinh: …………………………………. Số báo danh: ……...








HƯỚNG DẪN CHẤM THI

Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I

Anh/chị hãy cho biết những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 đến cuối thế kỉ XX. Nêu ngắn gọn các biểu hiện của sự đổi mới văn học giai đoạn này ở truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu

2

1
những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 đến cuối thế kỉ XX.

1,0


- Văn học đổi mới vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
-Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật
- Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, đã khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống, kẻ cả đời sống tâm linh.
 - Nhìn tổng thể cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.

0,25

0,25

0,25



0,25





2
Nêu ngắn gọn các biểu hiện của sự đổi mới văn học giai đoạn này ở truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu

1,0


-Đề tài về số phận con người cá nhân thời hậu chiến, cuộc sống của gia đình người đàn bà hàng chài.
-Tiếp cận con người theo hướng đời tư, đời thường, bi kịch cá nhân cúa người lao động nghèo khổ với vẻ đẹp khuất lấp.
-số phận gia đình người đàn bà hàng chài được đặt trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường với những nghịch lí
-Qua nhân vật Phùng và Đẩu T/g thể hiện một cách nhìn nhận hiện thực đa diện, nhiều chiều.

0,25

0,25

0,25

0,25

II

Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: “ Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt.” (Huygô)
3

1
Giải thích ý nghĩa câu nói của Huygô:(1,0 điểm)
- “Tài năng “: Khả năng đặc biệt sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc . “ Lòng tốt “ là tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu.
- Đây là hai lĩnh vực đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn con người.
- “Quỳ gối tôn trọng”, “Cúi đầu thán phục” bộc lộ quan niệm về cách đánh giá con người: Đề cao, coi trọng, tôn vinh những gì đẹp đẽ về trí tuệ và phẩm chất của con người.

0,25



0,25

0,5

2
Bàn luận vấn đề (1,5 điểm)



- Vì sao phải cúi đầu thán phục tài năng? Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ ở con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cộng đồng. Đối diện với tài năng, ta không chỉ được thán phục,chiêm ngưỡng mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân.
- Vì sao phải quỳ gối tôn trọng lòng tốt? Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh dâng hiến cho đời, cho người. Những nỗ lực vì người khác bao giờ cũng đáng tôn trọng. Những nỗ lực vì người khác, xuất phát từ lòng tốt đáng được tôn vinh.
0,75







0,75

 
Câu
Ý
Nội dung
Điểm

3
Bài học nhận thức và hành động.(0,5 điểm)



- Câu nói của Huygô gợi cho bản thân con đường để mình vươn tới. Phải phấn đấu để trở thành con người vừa có đức vừa có tài.
0,5
III.a




1
a.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học với kỹ năng chính là phân tích tác phẩm trong sự đối sánh để thấy được những nét chung của 2 tác phẩm, đồng thời cũng nêu được vẻ đẹp độc đáo của từng tác phẩm
Bố cục bài làm rõ ràng, chặt chẽ; văn viết trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh nắm vững và biết phân tích 2 tác phẩm đã cho ở đề bài trong sự đối sánh để đáp ứng những nội dung cơ bản sau:
	


2
*Điểm chung ở 2 tác phẩm:
-Cả 2 tác phẩm đều là những sáng tác thuộc giai đoạn văn học cách mạng 1945-1975
-Nhân vật chính trong tác phẩm đều là những người lao động có cuộc sống bất hạnh, khổ đau nhưng ở họ đều có những vẻ đẹp trong tâm hồn đó là: 
-Tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình cảnh khốn cùng, thương người như thể thương thân. -Khát vọng sống mãnh liệt, ý thức phản kháng vượt qua hoàn cảnh.
-Cho dù có bị cuộc sống vùi dập, bị đẩy vào tình thế bi đát nhưng ở họ vẫn luôn có niềm tin vào cuộc đời, vẫn luôn hướng tới một tương lai tươi sáng với sự vận động đi theo Đảng =>Nhà văn đã mở cho nhân vật một lối thoảt tích cực.

0,25

0,5


0,5


1,0


3
*Nét riêng:
-Vợ chồng APhủ của nhà văn Tô Hoài:
+Miêu tả số phận: Tác phẩm là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của những người nông dân lao động miền núi dưới ách áp bức nặng nề của phong kiến, thực dân con người có thể bị xem như một thứ hàng hoá để mua bán, trao đổi .
+Phát hiện, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Tác phẩm chính là bài ca về khát vọng sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự do hướng tới cuộc đời mới và quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác của những người dân lao động miền núi vùng Tây Bắc qua hình tượng nhân vật Mị & A Phủ.
-Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân:
+Miêu tả số phận: 
-Tác phẩm đã khắc họa một cách chân thực, cảm động về thân phận bi thảm, rẻ rúng của con người trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945. Trong nạn đói, con người có thể nhặt được giữa đường, giữa chợ…Sự sống bị đẩy đến bờ vực chết chóc, cõi âm tràn vào cõi dương...
+Phát hiện, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: 
-Dù phải đối mặt với cái chết đang cận kề, người lao động vẫn cưu mang, đùm bọc, che chở và giúp đỡ nhau để vượt qua hoàn cảnh khốn cùng, họ vẫn luôn khao khát hạnh phúc gia đình, hướng tới tương lai tươi sáng với niềm tin mãnh liệt qua hình tượng nhân vật Tràng, người vợ nhặt , bà cụ Tứ .
-Xu thế vận động đi theo C/M của người dân lao động khi bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng
Qua phân tích những đặc sắc riêng ở từng tác phẩm, học sinh cần thấy vai trò và khả năng sáng tạo của nhà văn, đồng thời cũng cần thấy được khuynh hướng chung trong cảm nhận và miêu tả, khám phá đời sống của văn học cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo bố cục phân tích 2 tác phẩm đã cho sau đó chỉ ra nét chung, nét riêng về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động Việt Nam trong hai tác phẩm


0,5



1,0





1,0










0,25






III.b

Cách cảm nhận thời gian và quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng ?



1





2



3



4







5








6
















7



























8
a.Yêu cầu về kỹ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học với kỹ năng chính là phân tích tác phẩm thơ. Bố cục bài làm rõ ràng, chặt chẽ; văn viết trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt.
b.Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh nắm vững và biếtcảm nhận thời gian và quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng, đáp ứng những nội dung cơ bản sau:

-Vội vàng là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.
-Thiên nhiên rất đẹp đầy hương sắc của hoa trên "đồng nội xanh rì", của lá "cành tơ phơ phất". "Tuần tháng mật" của ong bướm. "Khúc tình si" của yến anh. "Và này đây ánh sáng chớp hàng mi". Chữ "này đây" được 5 lần nhắc lại diễn tả sự sống ngồn ngộn phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu. Vì lẽ đó nên phải vội vàng "tắt nắng đi" và "buộc gió lại". Trong cái phi lí có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn.
-Tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu. Bình minh là khoảnh khắc tươi đẹp nhất của một ngày, đó là lúc "thần vui hằng gõ cửa". Tháng giêng là tháng khởi đầu của mùa xuân, "ngon như cặp môi gần". Một chữ "ngon" chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa mới lạ vừa táo bạo. Chiếc môi ấy chắc là của giai nhân, của trinh nữ. Đây là câu thơ hay nhất, mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu.
-Chắc là Xuân Diệu viết bài thơ này trước năm 1938, lúc ông trên dưới 20 tuổi - cái tuổi thanh niên bừng sáng. Nhưng thi sĩ đã "vội vàng một nửa", một cách nói rất thơ - chẳng cần đến tuổi trung niên (nắng hạ) mới luyến tiếc tuổi hoa niên. Dấu chấm giữa dòng thơ, rất mới, thơ cổ không hề có. Như một tuyên ngôn "vội vàng":"Tháng giêng ngon như cặp môi gầnTôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân".
Vội vàng vì thiên nhiên quá đẹp, vì cuộc sống quá yêu, vì tuổi trẻ quá thơ mộng. Đang tuổi hoa niên mà đã "vội vàng một nửa".. cảm thức của thi sĩ về thời gian, về mùa xuân, về tuổi trẻ rất hồn nhiên, mới mẻ.Quan niệm về thời gian có nhiều cách nói. Thời gian là vàng ngọc. Bóng ngả lưng ta. Thời gian vun vút thoi đưa, như bóng câu (tuấn mã) vút qua cửa sổ, như nước chảy qua cầu. Thời gian một đi không trở lại. Xuân Diệu cũng có một cách nói rất riêng: tương phản đối lập để chỉ ra cái "lượng trời" cho một đời người chỉ có một thời xuân xanh mà tuổi trẻ một đi qua không bao giờ trở lại:"Xuân đang tới, nghĩa là xuân đương qua,Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ giàMà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mấtLòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chậtKhông cho dài thời trẻ của nhân gianNói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoànNếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại...".Giọng thơ sôi nổi như nước tự mạch nguồn tuôn ra. Một hệ thống tương phản đối lập: tới - qua, non - già, rộng - chật, tuần hoàn - bất phục hoàn, vô hạn - hữu hạn - để khẳng định một chân lí - triết lí: tuổi xuân một đi không trở lại, phải quý tuổi xuân.
-Cách nhìn nhận của thi nhân về thời gian cũng rất tinh tế độc đáo, nhạy cảm. Trong hiện tại đã bắt đầu có quá khứ và đã hé lộ mầm tương lai, cái đang có lại đang mất dần đi...Và mối tương giao mầu nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình như mang theo nỗi buồn "chia phôi", hoặc "tiễn biệt", nên phải "hờn" vì xa cách, phải "sợ" vì "độ phai tàn sắp sửa". Cảm xúc lãng mạn dào dạt trong cái vị đời. Nói cảnh vật thiên nhiên mà là để nói về con người, nói về nhịp sống khẩn trương "vội vàng" của tạo vật. Với Xuân Diệu hầu như cuộc sống nơi "vườn trần" đều ít nhiều mang "bi kịch" về thời gian:"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt".Cũng là "gió", là "chim"... nhưng gió khẽ "thì thào" vì "hờn", còn "chim" thì bỗng ngừng hót, ngừng reo vì "sợ"! Câu hỏi tu từ xuất hiện cũng là để làm nổi bật cái nghịch lí giữa mùa xuân - tuổi trẻ và thời gian:"Con gió xinh thì thào trong lá biếcPhải chăng hờn vì nỗi phải bay điChim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thiPhải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?"-Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh vì "mùa chưa ngả chiều hôm", nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng:"Chẳng bao giờ / ôi / chẳng bao giờ nữa...Mau đi thôi / mùa chưa ngả chiều hôm".Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm "Thơ tiếc cảnh":- "Xuân xanh chưa dễ hai phen lạiThấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên".(Bài số 3)- "Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm".(Bài số 7)Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong "Vội vàng" về màu thơi gian, về sắc thời gian, về tuổi trẻ. Thật yêu đời, thật ham sống.











0,25



0,5







0,25








0,25

















0,5


























0,5


























0,5



























9




10











11

















12

Sống vội vàng chỉ là một cách nói. Trong cốt lõi, đây là một quan niệm sống mới mang ý nghĩa tích cực nhằm phát huy cao độ giá trị của cái Tôi cá nhân trong thời hiện đại. Quan niệm sống nói trên được diễn giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ mang màu sắc “ biện luận” rất riêng của tác giả.
-Từ phát hiện mới: cuộc đời như  một thiên đường trên mặt đất.
    Bước vào bài thơ, độc giả ngạc nhiên trước những lời tuyên bố lạ lùng của thi sĩ:
                      Tôi muốn tắt nắng đi
                      Cho màu đừng nhạt mất
                      Tôi muốn buộc gió lại
                      Cho hương đừng bay đi!
Những lời tuyên bố đó chỉ có vẻ kì dị, ngông cuồng bề ngoài, thực chất bên trong chứa đựng một khát vọng rất đẹp : chặn đứng bước đi của thời gian để có thể vĩnh viễn hoá vẻ đẹp của cuộc đời.
-Nỗi niềm ám ảnh về số phận mong manh của những giá trị đời sống và sự tồn tại ngắn ngủi của tuổi xuân:? Niềm ám ảnh đó khiến cái nhìn của thi nhân về thế giới bỗng đổi khác, tất cả đều nhuốm màu của âu lo, bàng hoàng, thảng thốt.
Đấy là lý do vì sao mạch cảm xúc trong đoạn thơ bỗng liên tục thay đổi : từ việc xuất hiện các kiểu câu định nghĩa, tăng cấp : “nghĩa là (3lần/3dòng thơ), để định nghĩa về mùa xuân và tuổi trẻ, mà thực chất là để cảm nhận về hiện hữu và phôi pha đến ý tưởng ràng buộc số phận cá nhân mình với số phận của mùa xuân, tuổi xuân nhằm thổ lộ niềm xót tiếc cái phần đẹp  nhất của đời người rồi cất lên tiếng than đầy khổ não : 
    Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất!
Cũng từ đây thiên nhiên chuyển hoá từ hợp thành tan:
              Cơn gió xinh thì thào trong gió biếc
              Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi
              Chim rộn ràng bỗng ngắt tiếng reo thi
Dường như tất cả đều hoảng sợ bởi những chảy trôi của thời gian, bởi thời gian trôi đe doạ sẽ mang theo tất cả, thời gian trôi dự báo cái phai tàn sắp sửa của tạo vật
-Từ nỗi ám ảnh về số phận mong manh chóng tàn lụi của tuổi xuân, tác giả đề ra một giải pháp táo bạo. Con người không thể chặn đứng được bước đi của thời gian, con người chỉ có thể phải chạy đua với nó bằng một nhịp sống mới mà nhà thơ gọi là vội vàng. Con người hiện đại không sống bằng số lượng thời gian mà phải sống bằng chất lượng cuộc sống– sống tậnhưởng phần đời có giá trị và ý nghĩa nhất bằng một tốc độ thật lớn và một cường độ  thật lớn=>P/tích, chứng minh...

0,25




0,5












0,5



















0,5

13
Xuân Diệu được coi là “ nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ Mới” (Hoài Thanh) do chỗ ông hiện diện như một cái Tôi tự ý thức sâu sắc nhất, mang đến một quan niệm hiện đại về nhân sinh trong việc đề cao lối sống cao độ, giao cảm, và một quan niệm hiện đại về thẩm mĩ : lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp thay vì lấy thiên nhiên như trong văn học trung đại. Bài thơ bộc lộ nét đẹp của một quan niệm nhân sinh mới : sống tự giác và tích cực, sống với niềm khao khát phát huy hết giá trị bản ngã, tận hiến cho cuộc đời và cũng là một cách tận hưởng cuộc đời. 


0,5
Lưu ý chung
Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức.

	

File đính kèm:

  • docĐề Văn 01 (có đáp án).doc