Đề thi thử học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 5

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử học sinh giỏi Tổng hợp Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tênLớp..
Đề kiểm ra
I/phần trắc nghiệm
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 
Câu 1:Cả hai châu lục á, âu đều giáp với đại dương nào?
A/ Thái Bình dương B/ Bắc Băng dương 	C/ Đại Tây Dương D/ ấn độ Dương 
Câu 2: Trong các dãy núi sau, dãy núi nào là ranh giới của châu âu với châu á ở phía đông?
A/ Dãy Xcan-đi-na-vi	B/ Dãy An-pơ	C/ Dãy Cáp –ca 	D/ Dãy U-ran
Câu 3: Sự kiện tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp là: 
 A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị
 B. chiến thắng Việt –Bắc thu- đông 1947
 C. chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 
 D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 
Câu 4: Tiếng “ tử” trong từ nào sau đây cón ghĩa là “ con”
A. tử vong 	B. sinh tử 	C. tử số 	D. tài tử 
Câu 5: Trong các câu hỏi sau câu nào dùng vào mục đích hỏi: 
Bạn đến đó rồi à?
Em vẽ như thế này mà bảo là con ngựa à? 
Anh có thể xem giúp tôi mấy giở rồi không?
Em vẽ đây phải không? 
Câu 6: Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.
A. nhân hoá 	B. so sánh 	C. Cả hai ý trên 
Câu 7: Trạng ngữ trong câu sau chỉ gì?
Khi đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.
A. Chỉ nơi chốn 
B . Chỉ thời gian 
C. Chỉ nguyên nhân 
II. Tự luận 
Câu 1: Cho đoạn văn sau: 
 Bác hồ sống rất dản dị bửa cơm của bác đạm bạc như bửa cơm của mọi người dân nhà bác ở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn phủ chủ tịch đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền trung quê bác.
Trong đoạn văn trên chưa có dấu câu và sai một số lỗi chính tả, em hãy sửa và ghi lại cho đúng 
Câu 2: Từ hay trong các câu sau thuộc từ loại nào?
a/ Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát hay thôi.
b/ Cô bé hát rất hay.
c/ cô bé mới hay tin ông cụ qua đời.
Câu 3: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
a/ cậu bé hiểu được tình yêu của mẹ dành cho mình là vô giá .cậu bé vô cùng xúc động.
b/ .chiếc xe đạp không phải do bố nặn tặng Lan đã không cảm động như vậy khi nhận nó.
Câu 4: Em hãy xác định CN- VN-TN có trong các câu sau:
a/ Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. 
b/ Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự 
Câu 4: Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Hãy miêu tả một cảnh đẹp của nơi em ở vào một mùa trong năm 
.............................................................................................................................................................................................................................................
	 Đề kiểm tra thử HS giỏi K5
I/phần trắc nghiệm
Ghi vào giấy chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1:Chủ ngữ trong câu ‘ Màu đỏ hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.” Là gì?
 A/ Màu đỏ 	B/ Màu đỏ của hoa đỗ quyên 	C/ Hoa đỗ quyên 
Câu 2: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.
A/ Lặp các từ ngữ	B/ Dùng từ nối	C/ Thay thế từ ngữ 
Câu 3: Câu “ Mưa xối xả, gió mạnh gào rít nhưng Bạch Dương vẫn cố đứng vững.” có mấy vế câu?
 A. Một vế câu	B. Hai vế câu	C. Ba vế câu 
Câu 4: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ có thể bay được.
A/ Ngăn cách các vế câu 
B/ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C/ Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ 
Câu 6: Những bức tranh làng Hồ được vẽ theo chủ đề nào là chủ yếu?
A/ Cảnh đẹp đất nước	B/ Các anh hùng dân tộc	C/ Cuộc sống làng quê Việt Nam 
Câu 7: Biện pháp điệp từ trong hai câu thơ ‘ Mai sau, mai sau,mai sau. Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh “ nhằm nói ý gì?
A. Mở ra một không gian khoáng đạt.
B . Gợi ra một thời gian vô tân.
C. Khẳng định những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam sẽ trường tồn vĩnh cửu, khẳng định sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam.
Câu 8: Trong câu nào, từ “ thắm hồng “ được dùng như một động từ 
A/ Đôi má em thắm hồng
B./ Quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị.
Câu 9: Dòng nào sau đây chỉ toàn từ láy 
A/ oa oa, vòi vọi, chen chúc, trùi trũi, trái sai.
B/ oa oa, vòi vọi, chen chúc, trùi trũi, tròn trịa
C/ oa oa, vòi vọi, cánh cò, , trùi trũi,.tròn trịa
Câu 10: Trong câu nào dưới đây, rừng được dùng với nghĩa gốc.
A/ Núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh.
B/ Ngày 2-9, đường phố tràn ngập một rừng cờ hoa.
C/ Một rừng người về đây dự ngày giỗ tổ Hùng Vương.
II. Phần tự luận 
Câu 1: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a/ Em quét nhà .chị quét.
b/ ..Lan không thật xuất sắc trong học tập bạn ấy vẫ được bạn bè nể phục vì sự chăm chỉ của mình.
c/trẻ em thích truyện” Kính vạn hoa” .người lớn cũng thích.
Câu 2: Hãy chuyển cặp câu dưới đây thành một câu sử dụng cặp quan hệ từ ‘ vì.nên” hoặc “ chẳng những.mà còn”
Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế hầu hết các tỉnh ven biển như Cà Mau. Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng , Hà Tĩnh , Nghệ An, Thái Bìnhđều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
Câu 3: Dùng biệp pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động.
 Nước sông Hương xanh biêng biếc. Màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.
.Câu 4: Trong bài Nghệ nhân Bát Tràng, nhà thơ Hồ Minh Hà tả nét bút vẽ của cô gáI làn đồ gốm như sau:
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
 Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Hài hoà đường nét hoa văn 
 Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
 Đoạn thơ giúp em cảm nhận được nét bút tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng như thế nào?
Câu 5: TLV:
Tả một cây có bóng mát ( hoặc cây lấy gỗ, cây công nghiệp.) từng đem lại lợi ích cho con người.

File đính kèm:

  • docDe thi toan lop 5(1).doc