Đề thi thử Lần 1 môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 113 - Bộ GD&ĐT (Kèm đáp án)

doc4 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Lần 1 môn Sinh học Lớp 12 - Mã đề: 113 - Bộ GD&ĐT (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ LẦN 1 
MÔN Sinh Học 12
Mã đề thi 113
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Câu 1: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là
I. Môi trường không khí.	II. Môi trường trên cạn.	III. Môi trường đất.
IV. Môi trường xã hội.	 V. Môi trường nước. VI. Môi trường sinh vật.
A. II, III, V, VI. B. I, III, V, VI. C. I, II, IV, VI. D. II, III, IV, V.
Câu 2: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu
A. Tế bào chất. B. Nhân tế bào. C. Ti thể,	 D. Ribôxôm.
Câu 3: Theo quan điểm của Lamac: Hươu cao cổ có cái cổ dài là do:
A. Ảnh hưởng của các tập quán hoạt động.
B. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, không khí...).
C. Kết quả của một đột biến gen.
D. Ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng.
Câu 4: Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó:	A = 500 kg	B = 5g 	C = 5000 kg	D = 50 kg 	E = 5 kg
A. E à D àC à B.	B. Eà D à A à C.	
C. Aà B àC àD.	D. C àA àD àE. 
Câu 5: Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình.
A. Trội không hoàn toàn.	B. Trội hoàn toàn.	
C. Phân li.	D. Phân li độc lập.
Câu 6: Khi nào ta có thể kết luật chính xác hai quần thể sinh vật vào đó thụôc hai loài khác nhau ?
A. Khi hai quần thể đó sống trong hai sinh cảnh khác nhau.
B. Khi hai quần thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau.
C. Khi hai quần thể đó cách li sinh sản với nhau.
D. Khi hai quần thể đó có đặc điểm sinh hoá giống nhau.
Câu 7: Ý nghĩa của phép lai thuận nghịch là gì ?
A. Phát hiện các gen di truyền liên kết với giới tính.
B. Phát hiện các gen di truyền ngoài nhân.
C. Xác định cặp bố mẹ phù hợp trong phương pháp lai khác dòng tạo ưu thế lai.
D. Cả A, B và C.
Câu 8: Động lực của chọ lọc nhân tạo là:
A. Sự đào thải của các biến dị không co lợi.
B. Các tác động của các điều kiện sản xuất như: thức ăn, kĩ thuật chăm sóc
C. Nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
D. Sự tích luỹ các biến dị có lợi.
Câu 9: Hiện tượng ưu thế lai là
A. Con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao.
B. Con lai F1 dùng làm giống tiếp tục tạo ra thế hệ sau có đặc điểm tốt hơn.
C. Con lai F1 mang các gen đồng hợp tử trội nên có đặc điểm vượt trội bố mẹ.
D. Cả A, B và C.
Câu 10: Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp là vì
A. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
B. Cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau.
C. Gen trội át chế được gen lặn
D. Cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.
Câu 11: Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số giao tử là
A. 16. B. 32.	C. 4.	D. 8.
Câu 12: Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi và bắt buộc phải có để 2 loài cùng tồn tại.
A. Kí sinh. B. Hội sinh.	C. Cộng sinh.	D. Ức chế - cảm nhiễm.
Câu 13: ARN là hệ gen của
A. Virut.	B. Một số loại virut.	
C. Vi khuẩn.	D. Ở tất cả các tế bào nhân sơ.
Câu 14: Cơ sở vật chất của yếu của sự sống là:
A. Cacbonhiđrat.	B. Prôtêin và axit nuclêic.	
C. Prôtêin.	D. Axit nuclêic.
Câu 15: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì ?
A. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST.
B. Hoán vị xảy ra như nhau ở cả hai giới đực và cái.
C. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I
D. Các gen nằm trên cùng một NST bắt đôi không bình thường trong kì đầu củ giảm phân I.
Câu 16: Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã.
A. tARN. B. rARN.	 C. mARN.	D. Cả 3 loại.
Câu 17: Người chồng có nhóm máu B, người vợ có nhóm máu A có thể có con thuộc các nhóm máu nào.
A. Có nhóm máu AB hoặc nhóm máu O.
B. Chỉ có nhóm máu A hoặc nhóm máu
C. B. Chỉ có nhóm máu AB. D. Có nhóm máu A, B, AB hoặc O.
Câu 18: Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng ?
A. Đuôi cá mập và đuôi cá voi. B. Cánh dơi và tay người.
C. Vòi voi và vòi bạch tuộc. D. Ngà voi và sừng tê giác.
Câu 19: Quần xã sinh vật có đặc trưng cơ bản về:
A. Khu vực phân bố của quần xã.
B. Số lượng mỗi loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
C. Mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã.
D. Mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã.
Câu 20: Máu sắc đẹp, sặc sỡ của con đực của nhiều loài chim có ý nghĩa chủ yếu là:
A. Dọa nạt B. Khoe mẽ với con cái trong sinh sản.
C. Nhận biết đồng loại. D. Báo hiệu.
Câu 21: Cho cá thể mang gen AabbDDEeFf tụ thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là:
A. 256. B. 128.	 C. 64.	D. 32.
Câu 22: Phân tử ADN tái tổ hợp là gì?
A. Là phân tử ADN lạ được chuyển vào tế bào nhận.
B. Là một dạng ADN cấu tạo nên các plasmit của vi khuẩn.
C. Là đoạn ADN của tế bào cho kết hợp với ADN của plasmit.
D. Là phân tử ADN tìm thấy trong thể nhân của vi khuẩn.
Câu 23: Trong quá trình nhân đôi ADN enzim ADN pôlimeraza di chuyển theo chiều:
A. 5’ --> 3’ và cùng chiều với mạch khuôn.
B. 3’ --> 5’ và ngược chiều với mạch khuôn.
C. Ngấu nhiên.
D. 5’ --> 3’ và ngược chiều với chiều mã mạch khuôn.
Câu 24: Phân tử ADN dài 1,02 mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là:
A. 6. 106. B. 1,02. 105. C. 6. 105.	D. 3. 106.
Câu 25: Tính trạng do một cặp alen có quan hệ trội - lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào ?
A. 100% trung gian.	B. 3 trội : 1 lặn.
C. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn. D. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
Câu 26: Trên một mạch khuân của phân tử ADN có số nuclêôtit như sau: A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu?
A. A = T =90, G = X = 200. B. A = T = 150, G = X = 140.
C. A = T = 200, G = X = 90. D. A = T = 180, G = X = 110.
Câu 27: Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là.
A. 0,5% ; 0,5%. B. 0,75% ; 0,25%. C. 75% ; 25%. D. 50% ; 25%.
Câu 28: Khi đem lai 2 giống đậu Ha lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F2, Men đen đã thu được tỉ lệ phân tính kiểu hình là:
A. 3 : 3 : 1 :1. B. 1: 1 : 1 : 1. C. 3 : 3 : 3 : 3.	D. 9 : 3 : 3 : 1.
Câu 29: Chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của nhiều cá thể được áp dụng đẻ nhân giống nhanh chóng nhiều động vật quý hiếm được gọi là phương pháp:
A. Kĩ thuật chuyển phôi.	B. Cấy truyền phôi.
C. Nhân giống đột biến.	D. Nuôi cấy hợp tử.
Câu 30: Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng ?
A. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết.
B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình.
C. Quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn tới sự đa hình về kiểu gen.
D. Các cá thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối với nhau.
Câu 31: Theo Đacuyn CLTN có vai trò
A. Hình thành tập quán hoạt động ở động vật.
B. Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn.
C. Là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
D. Sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh.
Câu 32: Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong tổng hợp prôtêin là:
A. rARN. B. ADN.	 C. tARN.	D. mARN.
Câu 33: Trong một ao người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá vì:
A. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.
B. Mỗi loài sẽ có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
C. Tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.
D. Tận dụng được nguồn thức ăn là các động vật đáy.
Câu 34: Chu trình dinh dưỡng của quần xã cho ta biết.
A. Mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
B. Nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
C. Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
D. Mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.
Câu 35: Tiến hoá lớn là quá trình.
A. Biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
B. Phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen.
C. Biến đỏi trên quy mô lớn, trỉa qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
D. Biến đổi trong loài làm xuất hiện loài mới.
Câu 36: Giao phối giữa Lừa đực và Ngựa cái sinh ra con La dai sức và leo núi giỏi, giao phối giữa Lừa cái và Ngựa đực sinh ra con Bác – đô thấp hơn con La và có móng nhỏ giống Lừa. Sự khác nhau giữa con La và con Bác – đô là do:
A. Số lượng bộ NST khác nhau. B. Con lai thường giống mẹ.
C. Di truyền ngoài nhân. D. Lai xa khác loài.
Câu 37: Trong các dạng biến đổi vật chất di truyền sau đây, dạng nào là đột biến gen?
A. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
B. Mất một hay một số cặp nuclêôtit.
C. Mất một đoạn NST.
D. Cả B và C.
Câu 38: Trong cơ chế điều hoà của ôpêron Lac vai trò của gen điều hoà R là:
A. Quy định tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng điều hành.
B. Tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng điều hoà.
C. Gắn với prôtêin ức chế làm cản trở hoạt động của enzim phiên mã.
D. Tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên các gen cấu trúc.
Câu 39: Trường hợp nào sau đây không được coi là sinh vật đã bị biến đổi gen ?
A. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm.
B. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối nhà 2n.
C. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia.
D. Bò tạo ra nhiểu hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.
Câu 40: Mật độ cá thể của một loài
A. Cho ta biết số lượng cá thể có trong một dơn vị diện tích hoặc thể tích.
B. Được xác định bởi quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã.
C. Thường ít thay đổi trong quần xã.
D. Thay đổi do hoạt động của con người và không phải do các quá trình trong tưn nhiên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_lan_1_mon_sinh_hoc_lop_12_ma_de_113_bo_gddt_kem_d.doc
  • xlsTOT NGHIỆP_THI THU LAN 1_dapancacmade.xls
Đề thi liên quan