Đề thi thử môn ngữ văn 9 (thời gian 90 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử môn ngữ văn 9 (thời gian 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hồng Phương
đề thi thử Môn Ngữ Văn 9
(Thời gian 90 phút)
Lần 1
Phần trắc nghiệm:
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra tờ giấy thi câu trả lời đúng nhất.
 1.Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được tác giả sáng tác vào thời điểm nào?
	A. Trước cách mạng tháng Tám.	B. Trong kháng chiến chống Mỹ.
	C. Trong kháng chiến chống Pháp.	D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
 2. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy cận viết về vùng biển nào?
	A. Hạ Long (Quảng Ninh).	B. Sầm Sơn (Thanh Hoá).
	C. Đồ Sơn (HảI Phòng).	D. Cửa Lò (Nghệ An).
 3. “ánh Trăng” của Nguyễn Duy được viết cùng thể thơ với bài thơ nào dưới đây?
	A. Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).	B.Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu Trinh).	
C. Lượm (Tố Hữu).	D. Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ).
 4. Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ sa Pa” của Nguyễn Thành Long được miêu tả bằng cách nào?
	A. Tự giới thiệu về mình.
	B. Được tác giả miêu tả trực tiếp.
	C. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác.
	D. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già.
 5. Trong những tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào không phải là thành ngữ?
	A. Trâu buộc ghét trâu ăn.	B. Nước chảy bèo trôi.
	C. Chim sa cá lặn.	D. ăn vóc học hay.
 6. Từ “mắt” nào sau đây không được dùng theo nghĩa gốc?
	A. Mắt là cơ quan thị giác của con người.
	B. Vùng trung tâm của bão gọi là mắt bão.
	C. ĐôI mắt là cửa sổ tâm hồn.
	D. Mắt đen tròn, thương thương quá đI thôi.
 7. Thành phần gạch chân trong câu: “Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô” là gì?
	A. Trạng ngữ.	B. Chủ ngữ.	C. Vị ngữ.	D. Bổ ngữ.
 8. Miêu tả trong văn bản tự sự có tác dụng gì?
	A. Để người đọc hình dung được cảnh vật.
	B. Để người đọc hình dung được sự việc.
	C. Để câu chuyện trở nên sinh động hơn.
	D. Để người đọc hình dung được con người.
 	II. Phần tự luận: (6 điểm).
 Phân tích nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trong phần trích truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ Văn 9-Tập 1).





Trường THCS Hồng Phương
đề thi thử Môn Ngữ Văn 9
(Thời gian 90 phút)
Lần 1

I.Phần trắc nghiệm:
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra tờ giấy thi câu trả lời đúng nhất.
 1.Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân được viết theo thể loại nào?
	A. Tiểu thuyết. 	B. Hồi ký.	C. Truyện ngắn.	D. Tuỳ bút.
 2. Trong tác phẩm “Làng”, Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình?	A. Ông Hai không biết chữ, phảI đI nghe nhờ người khác đọc.
	B. Tin làng theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.
	C. Bà chủ nhà hay dòm ngó, nói bang gió vợ chồng ông Hai.
	D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cáI làng chợ Dỗu của mình.
 3. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời trong thời kỳ nào?
	A. Trước cách mạng tháng Tám.	B. Trong thời kháng chiến chống Pháp.	
C. Trong kháng chiến chống Mỹ.	D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
 4. Các câu sau trích trong văn bản “Làng”, cho biết câu nào là lời đỗi thoại?
	A. Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó.
	B. Hà, nắng gớm, về nào…
	C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
	D. Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…
 5. Nói “một chữ có thể diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tường gì trong từ vựng?
	A. Hiện tượng tráI nghĩa của từ.	B. Hiện tượng đồng nghĩa của từ.
	C. Hiện tượng đồng âm của từ.	D. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ.
 6. Trong các câu sau, câu nào sai về lỗi dùng từ?
	A. “Truyện Kiều” là một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du.
	B. Khủng long là loài động vật đã bị tuyệt tự.
	C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
	D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
	II. Phần tự luận:
 Câu 1. (3điểm). Chép thuộc lòng đoạn đầu bài thơ “Sang thu” từ: 
	“…Bỗng nhận ra hương ổi
	………………………….
	Vắt nửa mình sang thu”.
	Viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên.
 Câu 2. (5điểm)
	Phân tích bài thơ “Viếng Lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương. 



Trường THCS Hồng Phương
đề thi thử Môn Ngữ Văn 9
(Thời gian 90 phút)
Lần 2
I.Phần trắc nghiệm:
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra tờ giấy thi câu trả lời đúng nhất.
Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên đượ viết vào năm nào?
1960.	B. Năm 1961.	C. Năm 1962.	D. Năm 1963.
Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò” có ý nghĩa như thế nào?
Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay.
Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết giống với thể thơ của tác phẩm nào?
Đêm nay Bác không ngủ.	B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
C.Đồng chí.	D. Đoàn thuyền đánh cá.
 4. Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
	A. Nó thông minh những hơI cẩu thả.
	B. Nó là một học sinh thông minh.
	C. Về trí thông minh thì nó là nhất.
	D. Người thông minh nhất lớp là nó.
 5.Từ nào là từ Hán Việt trong các từ sau?
	A. Chùng chình.	B. Hoài cổ.
	C. Dềnh dàng.	D. Vội vã.
 6. Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý?
	A. Suy nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
	B. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng”.
	C. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó.
	D. Suy nghĩ về câu “Có chí thì nên”
	II. Phần tự luận:
 Câu 1. (1,5điểm).
	Trình bày các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Câu 2. (5,5điểm).
	Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.



Trường THCS Hồng Phương
đề thi thử Môn Ngữ Văn 9
(Thời gian 90 phút)
Lần 3 (Ngày tháng năm 2008)
I.Phần trắc nghiệm:
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra tờ giấy thi câu trả lời đúng nhất.
Văn bản nào sau đây thuộc thể loại truyện trung đại?
TôI đI học.	B. Chuyện người con gáI Nam Xương.
C.Hịch tướng sĩ.	D. Thuế máu.
 2. Chính Hữu tên thật là gì?
	A. Trần Đình Đắc.	B. Phạm Bá Ngoãn.
	C. Nguyễn Văn Tài.	D. Phan Ngọc Hoan.
 3. Trong các từ sau, từ nào không phảI là từ láy?
	A. Chèm chẹp.	B. Vươn vai.	C. Xôn xao.	D. Lanh lảnh.
 4. Xét về mục đích nói, câu văn: “CáI giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!” thuộc loại câu gì?
	A. Cảm thán.	B. Trần thuật.	C. Nghi vấn.	D. Cầu khiến.
 5. Xét về cấu trúc, câu văn: “KHốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” là loại câu gì?
	A. Câu đơn.	B. Câu ghép.	C. Câu rút gọn.	D. Câu đặc biệt.
 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?
	A. Trong trắng, vui tươI, thanh bình.
	B. Hoà hợp, tương trợ, trong trắng.
	C. Phát triển, trưởng thành, vui tươi.
	D. Hoạt động, tổn thương, phụ thuộc.
 7. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ nào?
	A. Lục bát.	B. Thất ngôn.	C. Ngũ ngôn.	D. Thơ tự do.
 8. Phần được gạch chân làm thành phần gì trong câu: “Âm nhạc, đó là niềm say mê nhất của MôZa”?
	A. Khởi ngữ.	B. Trạng ngữ.	C. Chủ ngữ.	D. Phần phụ chú.
	II. Phần tự luận:
 Câu 1. (2điểm). Tóm tắt truyện ngắn “Làng” của Kim Lân trong khoảng nửa trang giấy thi. Vì sao nhan đề của truyện không phải là “Làng Dầu” mà chỉ là “Làng”? Nhan đề ấy giúp em hiểu gì về chủ đề của truyện?
 Câu 2. (6điểm).
	Phân tích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.






Trường THCS Hồng Phương
đề thi thử Môn Ngữ Văn 9
(Thời gian 90 phút)
Lần 5
I.Phần trắc nghiệm:
Đọc kỹ câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra tờ giấy thi câu trả lời đúng nhất.
Dòng nào thể hiện được sự lớn lao mà nhà thơ YPhương đã viết qua lời nói với con?
Ca ngợi công lao của cha mẹ đối với con cáI và ý nghĩa lời ru của mẹ.
Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương-cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.
Ca ngợi tình yêu của cha mệ đối với con cái.
Ca ngợi tình yêu đất nước và sự giữ gìn bản sắc dân tộc.
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là gì?
Nêu tình cảm của mình với tác giả bài thơ.
Trình bày những thông tin liên quan đến bài thơ, đoạn thơ.
Trình bày những cảm nhận, đánh giá về vẻ đẹp của đoạn thơ, bài thơ.
Kể lại trình tự diễn biến các sự việc trong đoạn thơ, bài thơ.
Yêu cầu nào không cần thiết khi viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
Bố cục bài viết mạch lạc.	B. Các ý liên kết chặt chẽ.
C.Lời văn gợi cảm chân thành.	D. Ngôn ngữ thật chau chuốt, bóng bẩy.
 4. Đâu là điều quan trọng khi viết mở bài cho bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
 	A. Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ.	B. Nêu cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ.
	C. Phân tích đoạn thơ, bài thơ.	D. Đánh giá khái quát giá trị đoạn thơ, bài thơ.
 5. Từ nào là từ Hán Vịêt?
	A. Màu mỡ.	B. Phù sa.	C. Chân trời.	D. Bờ bãi.
 6. Câu văn: “Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó” thuộc loại câu gì?
	A. Câu rút gọn.	B. Câu đặc biệt.
	C. Câu đơn.	D. Câu ghép.
 7. Cụm từ: “tình yêu thương” là thành phần nào trong câu văn trên?
	A. Chủ ngữ.	B. Khởi ngữ.	C. Trạng ngữ.	D. Phụ chú.
 8. Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh thuộc loại văn bản nào?
	A. Tự sự.	B. Miêu tả.	C. Biểu cảm.	D. Thuyết minh.
	II. Phần tự luận: (6 điểm).
	Phân tích nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

File đính kèm:

  • doc05 de thi THPT hay.doc