Đề thi thử môn sinh học khối : 12 số câu hỏi : 30 câu thời gian làm bài : 45 phút

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử môn sinh học khối : 12 số câu hỏi : 30 câu thời gian làm bài : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục & đào tạo yên bái
Đề thi thử môn sinh học
Trường THPT hoàng văn thụ
Khối : 12
Số câu hỏi : 30 câu
Họ và tên học sinh:………………………………
Thời gian làm bài : 45 phút
Số báo danh:…………………….
 mã Đề thi 102
Câu 1 : 
Trong lịch sử tiến hóa, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn những sinh vật xuất hiện trước là do :
A.
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quyết định hướng tiến hóa của sinh giới.
B.
Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động lên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi điều kiện sống ổn định.
C.
Kết quả của vốn gen đa hình giúp sinh vật dễ dàng thích nghi khi điều kiện sống thay đổi.
D.
Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những dạng kém thích nghi và chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất.
Câu 2 : 
Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống là :
A.
Cá giáp
B.
ốc anh vũ
C.
Bò cạp tôm
D.
Chân khớp và da gai
Câu 3 : 
Các nhân tố chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật là :
A.
Quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên.
B.
Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
C.
Chọn lọc tự nhiên thay đổi quần thể kém thích nghi bằng quần thể có vốn gen thích nghi hơn.
D.
Sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật.
Câu 4 : 
Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn :
A.
Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
B.
Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
C.
Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.
D.
Chọn lọc tự nhiện tác động thông qua đặc tính bién dị và di truyền đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
Câu 5 : 
Trong các chiều hướng tiến hóa của sinh giới, chiều hướng nào dưới đây là cơ bản nhất :
A.
Thích nghi ngày càng hợp lý.
B.
Tổ chức ngày càng cao
C.
Ngày càng đa dạng và phong phú
D.
Cả A, B và C đều đúng
Câu 6 : 
Kimura ( 1971 ) đã đề xuất quan niệm đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính dựa trên nghiên cứu :
A.
Về những biến đổi trong cấu trúc của Hêmôglôbin.
B.
Về những biến đổi trong cấu trúc của axít nuclêôtít.
C.
Về những biến đổi trong cấu trúc của các phân tử Prôtêin.
D.
Về những biến đổi trong cấu trúc của AND.
Câu 7 : 
Những thuộc tính độc đáo riêng của các cơ thể sống, phân biệt chúng với các vật thể vô cơ là :
A.
Cảm ứng và vận động. Sinh trưởng và phát triển.
B.
Trao đổi chất theo phương thức đồng hóa, dị hóa và sinh sản.
C.
Tự sao chép, tự điều chỉnh và tích lũy thông tin di truyền.
D.
Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 8 : 
Thể song nhị bội là :
A.
Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n.
B.
Tế bào mang bộ nhiếm sắc thể tứ bội
C.
Tế bào mang 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ khác nhau.
D.
Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội với một nửa bộ phận từ loài bố, một nửa bộ phận từ loài mẹ, bố mẹ thuộc hai loài khác nhau.
Câu 9 : 
Neanđectan được phát hiện vào năm 1856 ở :
A.
Pháp
B.
Cộng hòa liên bang Đức
C.
Nam Phi
D.
Đông Phi
Câu 10 : 
Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lý cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ :
A.
Phân tử
B.
Quần thể
C.
Cơ thể
D.
Loài
Câu 11 : 
Theo Lacmac sự hình thành các đặc điểm thích nghi là do :
A.
Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn lại những dạng thích nghi nhất.
B.
Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi kịp thời do đó không có dạng nào bị đào thải.
C.
Đặc điểm cấu tạo theo nguyên tắc cân bằng dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh.
D.
Kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố chủ yếu: đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
Câu 12 : 
Đại Trung sinh là đại phát triển ưu thế của :
A.
Thực vật hạt trần và bò sát
B.
Chim thủy tổ và thực vật hạt kín
C.
Cá sụn và tảo
D.
Thực vật hạt kín và cá sụn
Câu 13 : 
Nguyên nhân chính làm cho loài người không bị biến đổi thành loài khác về mặt sinh học là :
A.
Con người ngày nay đã có cấu trúc cơ thể hoàn hảo nhất.
B.
Sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ hai.
C.
Loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng và không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
D.
Tất cả các nhận định trên.
Câu 14 : 
Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định :
A.
Quá trình chọn lọc tự nhiên
B.
Quá trình đột biến
C.
Quá trình giao phối
D.
Quá trình phân li tính trạng
Câu 15 : 
Chất hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học là nhờ :
A.
Tác dụng của hơi nước.
B.
Tác động của các yếu tố sinh học.
C.
Do mưa kéo dài hàng ngàn năm
D.
Tác động của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên như: bức xạ nhiệt của mặt trời, tia tử ngoại, sự phóng điện trong khí quyển, hoạt động của núi lửa….
Câu 16 : 
Theo Đacuyn nguyên nhân của sự tiến hóa là do :
A.
Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài.
B.
Sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan với tác dụng chọn lọc của tự nhiên.
C.
Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
D.
Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cá thể và của loài.
Câu 17 : 
Để xác định tuổi của các lớp đất và tuổi của các hóa thạch, người ta có thể căn cứ vào :
A.
Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
B.
Đặc điểm của lớp đất chứa hóa thạch
C.
Không có phương án nào đúng
D.
Lượng cacbon trong hóa thạch
Câu 18 : 
Lý do hưng thịnh của chim và thú trong đại Tân sinh là :
A.
Cây hạt kín phát triển đã làm tăng nguồn thức ăn của chim và thú.
B.
Chim và thú có hình thức sinh sản hoàn thiện hơn các sinh vật khác nên tồn tại.
C.
Khí hậu lạnh chỉ có chim và thú thích ứng được.
D.
Do diện tích rừng bị thu hẹp nên chỉ có chim và thú chiếm được nơi ở.
Câu 19 : 
Tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc :
A.
Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái
B.
Tiêu chuẩn sinh lý – hóa sinh
C.
Tiêu chuẩn di truyền
D.
Tiêu chuẩn hình thái
Câu 20 : 
Giai đoạn tiến hóa sinh học được tính từ khi :
A.
Sinh vật đầu tiên xuất hiện đến toàn bộ sinh giới hiện nay.
B.
Hình thành côaxecva đến khi xuất hiện sinh vật đầu tiên.
C.
Sinh vật đa bào đến toàn bộ sinh giới ngày nay
D.
Hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản đến các hợp chất hữu cơ phức tạp.
Câu 21 : 
Quá trình giao phối có tác dụng :
A.
Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể
B.
Tạo ra vô số dạng biến dị tổ hợp
C.
Trung hòa tính có hại của đột biến.
D.
Tất cả đều đúng
Câu 22 : 
Trong một quần thể có tỉ lệ phân bố các kiểu gen là : 
0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa. Tần số tương đối của các alen ở thế hệ tiếp theo là :
A.
A = 0,7 ; a = 0,3
B.
A = 0,6 ; a = 0,4
C.
A = 0,8 ; a = 0,4
D.
A = 0,5 ; a = 0,5
Câu 23 : 
Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tiến hoá lớn ?
A.
Có thể nghiên cứu trực tiếp bằng thực nghiệm.
B.
Có thể nghiên cứu tiến hóa lớn gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu so sánh.
C.
Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
D.
Diễn ra trên quy mô lớn, qua một thời gian lịch sử lâu dài.
Câu 24 : 
ảnh hưởng của chọn lọc cá thể là :
A.
Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của cá thể
B.
Làm tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột tạo ra hiện tượng biến động di truyền
C.
Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
D.
Làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Câu 25 : 
Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hóa thạch là :
A.
Tất cả các nhận định trên.
B.
Quá trình biến dị, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
C.
Việc chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích.
D.
Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kỷ Thứ ba.
Câu 26 : 
Mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị vô cùng phong phú vì :
A.
Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau
B.
Nguồn nguyên liệu sơ cấp trong quần thể rất lớn
C.
Tính có hại của đột biến đã được trung hòa
D.
Số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là rất lớn
Câu 27 : 
Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lý, phát biểu nào dưới đây là không đúng :
A.
Trong quá trình này nếu có sự tham gia của các nhân tố biến động di truyền thì sự phân hóa kiểu gen của loài gốc diễn ra nhanh hơn.
B.
Khi loài mở rộng khu phân bố điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lý sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.
C.
Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây nên những biến đổi trực tiếp trên cơ thể sinh vật.
D.
Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau dần dần thành những nòi địa lý rồi thành nòi mới.
Câu 28 : 
Hệ tương tác nào có khả năng phát triển thành các cơ thể sdinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới ?
A.
Prôtêin – Axit nuclêic
B.
Prôtêin – Lipit
C.
Prôtêin – Saccarit( cacbohyđrat )
D.
Prôtêin – Prôtêin
Câu 29 : 
Hệ thống mở hình thành các dấu hiệu biểu lộ sự sống của một cá thể sinh vật đó là :
A.
Sự trao đổi chất và sinh trưởng
B.
Sự cảm ứng và sinh sản
C.
Sự tự điều chỉnh
D.
Cả A, B và C
Câu 30 : 
Quá trình tiến hóa lớn đã diễn ra chủ yếu theo con đường :
A.
Lai xa và đa bội hóa
B.
Phân li tính trạng
C.
Đồng quy tính trạng
D.
Địa lý – sinh thái
phiếu soi - đáp án (Dành cho giám khảo)
Môn : Sinh học 12
Đề số : 102
01
11
21
02
12
22
03
13
23
04
14
24
05
15
25
06
16
26
07
17
27
08
18
28
09
19
29
10
20
30

File đính kèm:

  • docKiem tra hoc ky II co Dap an .doc
Đề thi liên quan