Đề thi thử môn Sinh học khối: 12 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ - Mã đề thi 101
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử môn Sinh học khối: 12 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ - Mã đề thi 101, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục & đào tạo yên bái Đề thi thử môn sinh học Trường THPT hoàng văn thụ Khối : 12 Số câu hỏi : 30 câu Họ và tên học sinh: Thời gian làm bài : 45 phút Số báo danh:. mã Đề thi 101 Câu 1 : Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là: A. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Làm cho kiểu gen của quần thể biến thay đổi đột ngột. C. Đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. D. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng qúa trình tiến hóa. Câu 2 : Theo Đacuyn cơ chế chính của sự tiến hóa là : A. Sự thay đổi ngoại cảnh thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự biến đổi dần dần và liên tục của loài. B. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. C. Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. D. Sự tích lũy các đột biến trung tính một cách ngẫu nhiên, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 3 : Điểm khác nhau cơ bản giữa người và vượn người là : A. Dáng đi thẳng. B. Hộp sọ ( sọ não lớn hơn sọ mặt ). C. Xương chậu và xương chi. D. Tất cả các điều trên Câu 4 : Phát biểu nào dưới đây là không đúng : A. Nòi sinh thái là nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định. B. Trong cùng một khu vực địa lý có thể tồn tại nhiều nòi sinh thái. C. Hai nòi địa lý khác nhau có thể có khu phân bố trùng lên nhau toàn bộ hay một phần. D. Loài tồn tại như một hệ thống quần thể, quần thể là đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên. Câu 5 : Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen : A. Cách li sinh thái B. Cách li sinh sản và sinh thái C. Cách li di truyền D. Cách li địa lý Câu 6 : Nếu trong một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen là : AA = 0,42 ; Aa = 0,46 ; aa = 0,12. Thì tỉ lệ tần số tương đối của các alen sẽ là : A. A = 0,42 ; a = 0,12 B. A = 0,65 ; a = 0,35 C. A = 0,60 ; a = 0,40 D. A = 0,88 ; a = 0,12 Câu 7 : Trong khí quyển nguyên thủy Trái Đất chưa có : A. Mêtan (CH4), amôniac (NH3) B. xianôgen (C2N2) C. hơi nước (H2O) D. Oxi (O2) và nitơ (N2) Câu 8 : Côaxecva là : A. Những giọt rất nhỏ được tạo thành do hiện tượng đông tụ của hỗn hợp hai dung dịch keo khác nhau. B. Tên của một hợp chất hóa học được tổng hợp trong phòng thí nghiệm để nuôi cấy tế bào. C. Tên của một loại enzim xuất hiện đầu tiên trên trái đất. D. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành từ các chất vô cơ. Câu 9 : Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở những nhóm sinh vật : A. Động vật giao phối B. Thực vật C. Động vật ít di động xa D. B và C Câu 10 : Trải qua lịch sử tiến hóa, ngày nay vẫn còn tồn tại các nhóm sinh vật tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật tổ chức cao vì : A. Nhờ cấu trúc đơn giản nên nhóm sinh vật có tổ chức thấp dễ dàng thích nghi với những biến động của điều kiện sống. B. Trong ba chiều hướng tién hóa, hướng ngày càng đa dạng và phong phú là cơ bản nhất. C. Hiện tượng thoái bộ sinh học. D. Do hướng thích nghi là hướng cơ bản nhất nên trong những điều kiện nhất định có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thủy mà vẫn tồn tại, phát triển bên cạnh nhóm có tổ chức cao. Câu 11 : Cơ quan thoái hóa là : A. Cơ quan bị teo đi B. Di tích của những cơ quan xưa kia phát triển ở động vật có xương sống. C. Cơ quan còn để lại dấu vết trên cơ thể. D. Cơ quan không phát triển được Câu 12 : Trong cơ thể sống, prôtêin có chức năng : A. Là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chất nguyên sinh. B. Là thành phàn chức năng trong cấu tạo của các enzim, đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. C. Là thành phần chức năng trong cấu tạo của các hoocmôn, đóng vai trò điều hòa. D. Cả A, B và C Câu 13 : Hóa thạch Crômanhôn lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1868 ở : A. Châu á B. Pháp C. Châu Mỹ D. Châu Phi Câu 14 : Tồn tại chính trong học thuyết của Đacuyn là : A. Chưa thành công trong việc xây dựng luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài. B. Giải thích không thành công cơ chế của các đặc điểm thích nghi. C. Chưa hiêủ rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị. D. Đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá Câu 15 : Tiêu chuẩn nào dùng để phân biệt hai loài thân thuộc gần giống nhau : A. Tiêu chuẩn hình thái B. Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái C. Tiêu chuẩn di truyền D. Một hoặc một số các tiêu chuẩn trên tùy theo từng trường hợp Câu 16 : Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới người ta dựa vào : A. Các hóa thạch B. Các giai đoạn phát triển của sinh vật từ khi sinh ra cho đến khi chết. C. Các hóa chất D. Đặc điểm phát triển của vỏ trái đất. Câu 17 : Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy tính trạng là : A. Các loài thuộc nhóm phân loại khác nhau nhưng cùng có chung một tổ tiên. B. Các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau nhưng sống trong điều kiện giống nhau đã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến tương tự. C. Các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau có kiểu gen giống nhau. D. Các loài thuộc cùng nhóm phân loại nên chúng có kiểu hình giống nhau. Câu 18 : Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện ở chỗ : A. Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. B. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền bién dị. C. Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới. D. Cả A và B Câu 19 : Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là : A. Sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên trên cạn B. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào. C. Sự xuất hiện của thực vật hạt kín. D. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống. Câu 20 : Tên của mỗi kỷ được đặt dựa vào : A. Tên của loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỷ đó. B. Tên của địa phương nơi mà lần đầu tiên người ta nghiên cứu lớp đất thuộc kỷ đó. C. Tên của người tìm ra hóa thạch sinh vạt thời đó. D. Cả A và B Câu 21 : Loài người được xuất hiện vào : A. Kỷ Thứ tư B. Đầu đại Trung sinh C. Kỷ Thứ ba D. Cuối đại trung sinh Câu 22 : Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là : A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi và cây trồng C. Chọn lọc nhân tạo. D. Sự phân li tính trạng từ một dạng ban đầu Câu 23 : Hiện tượng đồng quy tính trạng là hiện tượng : A. Tiến hóa diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau nhưng có chung nguồn gốc. B. Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự. C. Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau, thuộc những nhóm phân loại khác nhau. D. Sinh vật giữ nguyên tổ chức nguyên thủy của nó trong quá trình tiến hóa. Câu 24 : Thực vật sinh sản bằng hạt đã thay thế thực vật sinh sản bằng bào tử vì : A. Thụ tinh không lệ thuộc vào nước. B. Phôi được bảo vệ trong hạt có chất dự trữ. C. Đảm bảo cho thực vật dễ phân tán đén những vùng khô ráo. D. Tất cả các nguyên nhân trên. Câu 25 : Thực vật và động vật có tỉ lệ giao tử mang đột biến gen khá lớn là do : A. Nhạy cảm với các tác nhân đột biến. B. Số lượng tế bào sinh dục lớn và số lượng gen trong mỗi tế bào khá cao. C. Từng gen riêng rẽ có tần số đột biến tự nhiên rất cao. D. Tất cả đều đúng. Câu 26 : Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa Kimura là : A. Giải thích các hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thể giao phối. B. Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên là đào thải các biến dị có hại C. Nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính trong tiến hóa độc lập với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Xây dựng lý thuyết tiến hóa mới từ việc tổng hợp các thành tựu lý thuyết trong nhiều lĩnh vực. Câu 27 : Sự kiện nào dưới đây làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn ? A. Sự xuất hiện các enzim B. Sự tạo thành côaxecva C. Sự hình thành lớp màng D. Sự xuất hiện cơ chế sao chép Câu 28 : ý nghĩa của tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là : A. Đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể. B. Giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi. C. Giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn các thể đồng hợp. D. Sự hợp lý tương đối các đặc điểm thích nghi Câu 29 : Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên bằng cách : A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thẻ B. Góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. C. Trung hòa tính có hại của đột biến D. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp Câu 30 : Theo Đacuyn nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá là : A. Những biến đổi đồng loạt của sinh vật trước sự thay đổi của điều kiện sống B. Các biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. C. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tập quán hoạt động D. Cả A và B phiếu soi - đáp án (Dành cho giám khảo) Môn : Sinh học 12 Đề số : 101 01 11 21 02 12 22 03 13 23 04 14 24 05 15 25 06 16 26 07 17 27 08 18 28 09 19 29 10 20 30
File đính kèm:
- KIem tra hoc ky II.doc