Đề thi thử môn Vật lý - Phần điện xoay chiều - Mạch dao động

doc5 trang | Chia sẻ: theanh.10 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử môn Vật lý - Phần điện xoay chiều - Mạch dao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ PHẦN ĐIỆN XOAY CHIỀU- MẠCH DAO ĐỘNG
( Đáp án là câu in nghiêng hoặc gạch chân)
Câu 1: Chọn câu đúng. Đối với mạch R, C nối tiếp thì:
Cường độ dòng điện luôn nhanh pha hơn hiệu điện thế
Cường độ dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế góc Π/2
Cường độ dòng điện cùng pha với hiệu điện thế
Cường độ dòng điện trễ pha hơn hiệu điện thế góc Π/4
Câu 2: Một cuộn dây có điện trở thuần R, hệ số tự cảm L mắc vào hiệu điện thế xoay chiều u= Uosinωt
Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn dây xác định bằng hệ thức nào?
A. 	B. 
C. 	D. I = U. 
Câu 3: Mạch R, L, C có dòng xoay chiều i = Iosin ωt. Những phần tử nào không tiêu thụ điện năng
A. R và C	B. L và C	C. L và R	D. Chỉ có L
Câu 4: Mạch R, L, C nối tiếp có ZL > ZC. So với cường độ dòng điện, hiệu điện thế 2 đầu mạch sẽ:
A. Cùng pha	B. Chậm pha	C. Nhanh pha	D. Lệch pha Π/2
Câu 5: Tác dụng của cuộn cảm đối với dòng xoay chiều là:
A. Cản trở dòng điện, dòng điện tần số càng lớn càng bị cản trở
B. Cản trở dòng điện, dòng có tần số càng nhỏ bị cản trở càng nhiều
C. Cản trở dòng điện, cuộn cảm có độ tự cảm càng bé thì cản trở dòng điện càng nhiều
D. Cản trở dòng điện , dòng có tần số càng lớn thì ít bị cản trở
Câu 6: Công suất tỏa nhiệt trong mạch xoay chiều phụ thuộc vào
A. Điện trở	B. Cảm kháng	C. Dung kháng	D. Tổng trở
Câu 7: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiề u = U0sinωt. Kí hiệu UR , UL , UC tương ứng là hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu điện trở thuần R,cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C. Nếu UR = ½.UL = UC thì dòng điện qua đoạn mạch
A. trễ pha so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.	B. sớm pha so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
C. trễ pha so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.	D. sớm pha so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch
Câu 8: Đặt hiệu điện thế u = U0 sinωt với ω , U0 không đổi vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân
nhánh. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở thuần là 80 V, hai đầu cuộn dây thuần cảm là 120 V và hai đầu tụ điện là 60 V. Hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch này bằng
A. 140 V. 	B. 100 V. 	C. 220 V. 	D. 260 V.
Câu 9: Chọn câu đúng: đối với mạch R, L ghép nối tiếp
Cường độ dòng điện chậm pha hơn hiệu điện thế 1 góc Π/2
Hiệu điện thế luôn nhanh pha hơn cường độ dòng điện
Hiệu điện thế chậm pha hơn cường độ dòng điện góc Π/2
Hiệu điện thế nhanh pha hơn cường độ dòng điện góc Π/4
Câu 10: Công suất của mạch xoay chiều được tính bằng công thức:
A. P = RI2cosφ	B. P = ZI2cosφ	C. P = UI	D. P =UIcos φ	
Câu 11: Hiệu điện thế 2 đầu mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần u = Uo.sin(t + Π/2) V. Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là biểu thức nào sau đây?
A. i = Io. sin(t + Π/2) A	B. i = Io. sin(t - Π/2) A
C. .i = Io. sin(t ) A	D. i = Io. sin(t + Π/4) A
Câu 12: Dòng xoay chiều . i = Io. sin(t + Π/4) A qua cuộn dây thuần cảm L. hiệu điện thế 2 đầu cuộn dây là . u = Uo. sin(t + φ) . Uo và φ nhận giá trị nào dưới đây?
A. Uo= L/Io ; φ = Π/2	B. Uo= LIo ; φ = 3Π/4
C. Uo= Io/L ; φ = 3Π/4	D. Uo= LIo ; φ = -Π/4
Câu 13: Chọn câu đúng: máy biến thế là thiết bị
Có tác dụng tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều
Có tác dụng tăng hoặc giảm cường độ của dòng điện xoay chiều
Sử dụng điện năng với hiệu suất cao
Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 14: Máy phát điện xoay chiều có p cặp cực quay với n vòng/giây. Tần số dòng điện phát ra là:
A. f = np/60	B. f = np	C. f = 60p/n	D. f = 60n/p
Câu 15: Dòng điện 1 chiều:
A. Không thể dùng nạp ắc quy	B. Chỉ có thể tạo ra bằng máy phát điện 1 chiều
C. Có thể đi qua tụ điện dễ dàng	D. Tạo ra bằng phương pháp chỉnh lưu dòng xoay chiều 
hoặc máy phát điện một chiều.
Câu 16: Trong máy biến thế, số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng cuộn thứ cấp, máy có tác dụng:
A. Tăng hiệu điện thế, tăng cường độ dòng điện	 B. Giảm hiệu điện thế, tăng cường độ dòng điện
C. Giảm hiệu điện thế, giảm cường độ dòng điện 	D. Giảm hiệu điện thế, tăng cường độ dòng điện
Câu 17: Khi máy phát điện xoay chiều 3 pha hoạt động, suất điện động bên trong cuộn dây stato có:
Chọn đáp án sai:
A. Cùng biên độ	B. Cùng tần số	C. lệch pha nhau 2 Π/3	D. Cùng pha
Câu 18: Để giảm bớt hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây khi tải điện đi xa, thực tế người ta dùng biện pháp nào?
Giảm điện trở dây dẫn bằng cách dùng vật liệu siêu dẫn có đường kính lớn
Giảm hiệu điện thế ở máy phát điện để giảm cường độ trong dây do đó hao phí giảm
Tăng hiệu điện thế nơi sản xuất lên cao trước khi tải điện đi
Giảm chiều dài đường dây tải bằng cách xây dựng nhà máy điện gần nơi dân cư
Câu 19: Vì sao trong đời sống và trong kĩ thuật, dòng xoay chiều được sử dụng rộng rãi hơn dòng 1 chiều. Chọn phương án sai.
Vì dòng xoay chiều có thể dùng máy biến thế để truyền tải đi xa
Vì dòng xoay chiều dễ sản xuất hơn do máy phát xoay chiều có cấu tạo đơn giản
Vì dòng xoay chiều có thể tạo ra công suất lớn
Vì dòng xoay chiều có mọi tính năng như dòng một chiều
Câu 20: Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa trên:
A. Cộng hưởng điện từ	 B. Cảm ứng từ
C. Hiện tượng từ trễ	D. Cảm ứng điện từ
Câu 21: Mạch có R = 100 Ω, L = 2/ Π (F), C = 10-4/ Π (H). hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch là 
u = 200.sin100 Πt (v). Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là:
A. i = 2.sin(100 Πt - Π /4) (A)	B. i = 2sin(100 Πt - Π /4) (A)
C. i = 2.sin(100 Πt + Π /4) (A)	D. i = .sin(100 Πt + Π /4) (A)
Câu 22: mạch R-L có R = 20 Ω, L = 0,2/ Π (H). hiệu điện thế 2 đầu mạch u= 40sin 100 Πt (V). Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là:
A. i = 2.sin(100 Πt - Π /4) (A)	B. i = 2.sin(100 Πt + Π /4) (A)
C. i =sin(100 Πt - Π /2) (A)	D. C. i =sin(100 Πt + Π /2) (A)
Câu 23: Hiệu điện thế 2 đầu mạch chỉ có tụ điện C = 10-4/ Π (F) có biểu thức 
u= 100sin(100 Πt + Π/3) (V). biểu thức cường độ dòng điện là:
A. i =sin(100 Πt - Π /2) (A)	B. i =sin(100 Πt - Π /6) (A)
C. i =sin(100 Πt + 5Π /6) (A)	D. i = 2.sin(100 Πt - Π /6) (A)
Câu 24: Mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở 5 Ω và độ tự cảm L = 0,35/ Π (H) nối tiếp với điện trở thuần R = 30 Ω. Hiệu điện thế 2 đầu mạch là u= 70sin(100 Πt) (V). Công suất là:
A. P = 35 W	B. P = 70 W	C. P = 60 W	D. P = 30 W
Câu 25: biểu thức cường độ dòng điện là D. i = 4.sin(100 Πt - Π /4) (A). Tại thời điểm t = 0,04 s cường độ dòng điện có giá trị là
A. i = 4 A	B. i = 2 A	C. i = A	D. i = 2 A	
Câu 26: Mạch RLC nối tiếp, L = 1/ 2 Π (H) , C = 10-4/ Π (F), R = 50 Ω. Hiệu điện thế hiệu dụng 2 đầu mạch U = 100 V, f = 50 Hz. Tổng trở và công suất tiêu thụ là?
A. Z = 100 Ω, P = 50 W	 B. Z = 50 Ω, P = 200 W
C. Z = 50 Ω, P = 100 W	 	D. Z = 50 Ω, P = 200 W
Câu 27: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 2000 vòng, cuộn thứ cấp 100 vòng. Điện áp và cường độ ở mạch sơ cấp là 120V và 0,8 A. điện áp và công suất ở cuộn thứ cấp là:
A. 6V, 96W	B. 240V, 96W	C. 6V, 4,8W	D. 120V, 48W
Câu 28: Máy phát điện xoay chiều có 4 cặp cực. để có dòng xoay chiều có tần số 60Hz thì roto cần quay với vận tốc bao nhiêu?
A. 240 vòng/s	B. 240vòng/phút	C.15vòng/s	D.1500vòng/phút
Câu 29: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về sự biến thiên điện tích của tụ điện trong mạch dao động
Điện tích của tụ biến thiên điều hòa với tần số góc =1/
Điện tích của tụ biến thiên điều hòa với tần số góc =
Điện tích của tụ biến thiên theo thời gian với hàm số mũ
Một phát biểu khác
Câu 30: Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng nào sau đây?
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ	B. Hiện tượng cộng hưởng
C. Hiện tượng tự cảm	D. Hiện tượng từ hóa
Câu 31: Mạch dao động điện từ là mạch kín gồm:
A. Nguồn điện một chiều và tụ C	B. Nguồn một chiều và cuộn cảm
C. Nguồn một chiều, tụ C và cuộn cảm L	D. Tụ C và cuộn cảm L
Câu 32: Phát biểu nào đúng khi nói về điện từ trường
Không thể có điện trường hoặc từ trường tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau
Điện trường và từ trường là 2 mặt thể hiện khác nhau của 1 trường duy nhất là điện từ trường
Điện từ trường lan truyền được trong không gian
Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng vô tuyến
Sóng dài chủ yếu dùng để thông tin dưới nước
Sóng trung có thể truyền đi rất xa vào ban ngày
Sóng ngắn có năng lượng nhỏ hơn sóng dài và sóng trung
Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 34: Chọn câu đúng
Năng lượng từ trường trong mạch dao động tương ứng với động năng trong dao động cơ học
Trong mạch dao động tự do, năng lượng của mạch dao động được bảo toàn
Năng lượng điện trường trong mạch dao động tương ứng với thế năng trong dao động cơ học
Tại 1 thời điểm, năng lượng mạch dao động chỉ có thể là năng lượng điện trường hoặc năng lượng từ trường.
Câu 35: Dao động điện từ thu được trong mạch chọn sóng là
Dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch
Dao động tắt dần với tần số bằng tần số riêng của mạch
Dao động cưỡng bức với tần số bằng tần số riêng của mạch
Cả 3 câu trên đều sai
Câu 36: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ
Điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng gọi là sóng điện từ
Sóng điện từ là sóng có phương dao động luôn là phương ngang
Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không
A và B đúng
Câu 37: Chọn câu đúng khi nói về sóng vô tuyến
A. sóng ngắn có năng lượng nhỏ hơn sóng trung
B. Sóng càng dài thì năng lượng sóng càng lớn
C. Ban đêm sóng trung truyền xa hơn ban ngày
D. Sóng dài bị nước hấp thụ rất mạnh
Câu 38: Điều nào sai khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ
Để phát sóng điện từ, dùng máy phát dao động điều hòa phối hợp với 1 ăngten
Để thu sóng điện từ, phối hợp 1 ăngten với 1 mạch dao động
Dao động điện từ thu được ở mạch chọn sóng là dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch
Dao động điện từ thu được ở mạch chọn sóng là dao động cưỡng bức với tần số bằng tần số riêng của mạch
Câu 39: Tìm phát biểu sai về sóng vô tuyến
Sóng dài ít bị nước hấp thụ, dùng trong thông tin dưới nước
Ban đêm nghe đài bằng sóng trung không tốt
Sóng ngắn được tầng điện li và mặt đất phản xạ nhiều lần nên có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất
Sóng cực ngắn không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ nên được dùng trong thông tin vũ trụ
Câu 40: Tần số dao động riêng của mạch LC xác định bởi công thức
A. f = 2 Π	B. f = 2 Π	C. f = 	D. f = 
Câu 41: Khi L = 15 mH, C = 300 pF. Tần số dao động của mạch nhận giá trị nào trong các giá trị sau
A. f = 65,07 KHz	B. f = 87,07 KHz	C. f = 75,07 KHz	D. Giá trị khác
Câu 42: Người ta điều chỉnh L và C để bắt sóng vô tuyến có bước sóng 24m, biết L = 10-6H. điện dung C của tụ điện phải là?
A. C = 16,6.10-10 F	B. C = 1,16.10-12 F	C. C = 2,12.10-10 F	D. Giá trị khác
Câu 43: Sóng FM của đài tiếng nói Việt Nam có tần số 100 MHz. tìm bước sóng λ
A. 10m	B. 3m 	C. 5m 	D. 1m
Câu 44: Mạch chọn sóng máy thu vô tuyến có L = 5 μH, tụ điện biến đổi từ C1 = 10 pF đến 
C2 = 250 pF . dải sóng máy thu được là
A. 10,5 – 92,5 m	B. 11 -75 m	C. 15,6 – 41,2 m	D. 13,3 – 66,6 m
Câu 45: Mạch dao động có C = 0,2 μF. Để tần số là 500 Hz thì L là bao nhiêu? Cho Π2 = 10
A. 0,3 H	B. 0,4 H	C. 0,5 H	D. 0,6 H
Câu 46: Cường độ dòng điện trong mạch dao động là i = 0,01 cos 100 Πt. L = 0,2 H. tính C
A. 0,001 F	B. 7.10-4 F	C. 5. 10-4 F	D. 5. 10-5 F
Câu 47: mạch dao động có C= 4 μF. Hiệu điện thế cực đại giữa 2 bản tụ là 12 V. khi hiệu điện thế 2 bản tụ là 9V thì năng lượng từ trường của mạch là:
A. 2,88.10-4 J	B. 1,62.10-4 J	C. 1,26.10-4 J	D. 4,5.10-4 J
Câu 48: Dụng cụ nào dưới đây có cả máy phát và máy thu sóng điện từ
A. Tivi	B. Máy thu thanh	C. Điện thoại di động	D. cái điều khiển tivi
Câu 49: Sắp xếp năng lượng của sóng vô tuyến theo thứ tự tăng dần
I. sóng trung	II. Sóng ngắn	III. Sóng dài
A. I, II, III	B. II, III, I	C. III, I, II	D. III, II, I	
Câu 50: Vai trò tầng điện li đối với sóng vô tuyến. Hãy chọn câu sai
A. Ban ngày hấp thụ, ban đêm phản xạ sóng trung
B. Ban ngày phản xạ , ban đêm phản xạ sóng ngắn
C. Ban ngày và ban đêm đều phản xạ sóng cực ngắn
D. Ban ngày, ban đêm đều không hấp thụ hay phản xạ sóng cực ngắn.

File đính kèm:

  • docDe thi thu DH phan dong dien xc va mach dao dongco dap an.doc