Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 1 môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 – 2017 Môn: HÓA HỌC – Lần 1 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm). Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure? A. Triolein B. Gly – Ala C. Glyxin D. Anbumin Câu 2: Chất được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa là : A. polietilen (PE) B. Poli(vinyl clorua) (PVC) C. nilon – 6,6 D. Cao su thiên nhiên Câu 3: Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng ? A. Etyl axetat B. Phenylamoniclorua C. Alanin D. Anilin Câu 4: Tính chất hóa học chung của kim loại là: A. Tính khử B. Tính oxi hóa C. Tính axit D. Tính bazơ Câu 5: Vinyl axetat là chất nào sau đây A. HCOOCH=CH2 B. CH3COOCH=CH2 C. CH2=CHCOOCH3 D. CH3COOC2H5 Câu 6: Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là ở trạng thái rắn? A. CH3COOC2H5 B. (C17H33COO)3C3H5 C. (C17H35COO)3C3H5 D. (C17H31COO)3C3H5 Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài B. Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín C. Các este rất ít tan trong nước D. Một số este được dùng làm chất dẻo Câu 8: Chất nào sau đây có nhiều trong thân cây mía? A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Saccarin Câu 9: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất nào sau đây? A. Etyl amin B. Metyl amin C. Trimetyl amin D. Đimetyl amin Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại amino axit ? A. Etyl amin B. Anilin C. Protein D. Glyxin Câu 11: Kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường là : A. Cu B. Ag C. Fe D. K Câu 12: Dung dịch nào sau đây làm quì tím đổi thành màu xanh? A. Dung dịch glyxin B. Dung dịch lysin C. Dung dịch alanin D. Dung dịch axit glutamic Câu 13: Cho các chất: glixerol; triolein; dung dịch glucozơ; lòng trắng trứng; metylfomiat. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai? A. Chất dẻo là những vật liệu có tính dẻo. B. Tơ visco, xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp. C. Cao su thiên nhiên là polime của isopen. D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường. Câu 15: Cho m gam triolein ((C17H33COO)3C3H5 ) tác dụng hoàn toàn với H2 dư thu được (m + 0,3) gam chất X. Nếu cho toàn bộ X tác dụng hết với dung dịch KOH dư, đun nóng, thu được a gam muối. Giá trị của a là : A. 45,6 B. 45,9 C. 48,3 D. 48,0 Câu 16: Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để khử độc thủy ngân? A. Bột sắt B. Bột than C. Nước D. Bột lưu huỳnh Câu 17: Cho dãy các kim loại: Na; Al; Cu; Fe; Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Fe2(SO4)3 là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 18: Cho các phát biểu sau: (1) Dầu, mỡ động thực vật có thành phần chính là chất béo. (2) Dầu mỡ bôi trơn máy và dầu mỡ động thực vất có thành phần nguyên tố giống nhau. (3) Có thể rửa sạch các đồ dùng bám dầu mỡ động thực vật bằng nước. (4) Dầu mỡ động thực vật có thể để lâu trong không khí mà không bị ôi thiu. (5) Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa (6) Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Số phát biểu đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 19: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Glucozơ còn được gọi là đường nho B. Mật ong rất ngọt chủ yếu là do fructozơ C. Chất được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm là saccrozơ D. Chất được dùng chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh là xenlulozơ Câu 20: Khi thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo rồi đem toàn bộ sản phầm thực hiện tráng gương thu được m gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là : A. 10,8 B. 21,6 C. 32,4 D. 43,2 Câu 21: Thủy phân peptit Gly – Ala –Phe – Gly – Ala – Val thu được bao nhiêu đipeptit chứa Gly ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 22: Cho các chất: Glyxin; axit glutamic; ClH3NCH2COOH; Gly – Ala. Số chất tác dụng được với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ tương ứng 1:2 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 23: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại. (2) Kim loại có bán kính nguyên tử lớn hơn so với nguyên tố phi kim. (3) Tính dẫn điện của Ag> Cu> Au> Al > Fe. (4) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được Fe. Số phát biểu luôn đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 24: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 44,65 B. 50,65 C. 22,30 D. 22,35 Câu 25: Hỗn hợp M gồm một este no, đơn chức, mạch hở và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M, thu được N2 ; 3,69 gam H2O và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất X là: A. Propylamin B. Etylamin C. Metylamin D. Butylamin Câu 26: Xà phòng hóa hoàn toàn 16,4 gam hai este đơn chức X, Y (MX < MY) cần 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một muối và hai ancol đồng đẳng liên tiếp. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là: A. 67,68% B. 60,00% C. 54,88% D. 51,06% Câu 27: Hợp chất hữu cơ E mạch hở, có công thức phân tử C6H10O5, tác dụng với dung dịch NaOH dư theo sơ đồ : E + 2 NaOH 2 X + H2O. Số công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28: Este X được điều chế từ α – aminoaxit và ancol etylic. Tỉ khối hơn của X so với hiđro là 51,5. Đun nóng 10,3 gam X trong 200 ml dung dịch KOH 1,4 M sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn thu đưcọ chất rắn G (quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng). Vậy khối lượng chất rắn G là A. 11,15 gam B. 32,13 gam C. 32,01 gam D. 27,53 gam Câu 29: Peptit X bị thủy phần theo phương trình phản ứng X+ 2H2O → 2 Y + Z (trong đó Y và Z là các amino axit). Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 1,68 lít khí O2 (đktc), thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là: A. Lysin B. Axit glutamic C. Glyxin D. Alanin Câu 30: Cho m gam hỗn hợp A gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp B gồm các muối của Gly, Ala, Val. Đốt cháy hoàn toàn B bằng lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam A, thu được 4,095 gam nước. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây A. 6,0 B. 6,6 C. 7,0 D. 7,5 Câu 31: Đung m gam chất hữu cơ mạch hở X (chứa C, H, O ; MX < 250, chỉ có một loại nhóm chức) với 100 ml dung dịch KOH 2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trung hòa lượng KOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,36 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức Y, Z và 18,34 gam hỗn hợp 2 muối khan (trong đó có một muối của axit cacboxylic T). Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử T. B. Trong phân tử X có 14 nguyên tử hiđro. C. Y và Z là đồng đẳng kế tiếp nhau. D. Axit T có 2 liên kết đôi trong phân tử. Câu 32: Thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các α - aminoaxit có dạng H2N – CxHy – COOH ) bằng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan Y có khối lượng lơn hơn khối lượng của X là 219,5 gam. Số liên kết peptit trong một phân tử X là A. 16 B. 17 C. 15 D. 18 Câu 33: Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z, T có cùng CTPT C2H4O2. Biết - X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2. - Y vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc. - Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na. Phát biểu nào sau đây đúng A. Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc B. Z có nhiệt độ sôi cao hơn X C. Y là hợp chất hữu cơ đơn chức D. Z tan tốt trong nước. Câu 34: Chất X có công thức phân tử C2H7NO3. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y (MY > 100) và khí Z là quì tím chuyển màu xanh. Khí Z là : A. Etylamin B. Amoniac C. Metylamin D. Khí cacbonic Câu 35: Công thức phân tử của peptit mạch hở có 4 liên kết peptit được tạo thành từ α – amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl có dạng A. CnH2n-3O6N5 B. CnH2n-2O5N4 C. CnH2n-6O6N5 D. CnH2n-6O5N4 Câu 36: Chất X đơn chức, chứa vòng benzen có công thức phân tử C8H8O2. Biết 1 mol X tác dụng được tối đa với 1 mol NaOH. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là: A. 4 B. 6 C. 8 D. 2 Câu 36: Đáp án B X đơn chức và tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 1 nên X là axit hoặc este (trừ este của phenol) Có 6 cấu tạo thỏa mãn X: +) Axit đơn chức: CH3 – C6H4 – COOH (3 đồng phân o, m, p), C6H5 – CH2 – COOH +) Este đơn chức: C6H5COOCH3; HCOO – CH2 – C6H5 Câu 37: Este hai chức X có công thức phân tử C6H10O4 được tạo từ axit và ancol đều có mạch cacbon không phân nhánh. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là? A. 14 B. 13 C. 12 D. 11 Câu 38: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 và 0,1 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4m gam kim loại. Giá trị của m là: A. 5,40 B. 5,60 C. 3,36 D. 5,32 Câu 39: Cho 37,44 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) vào dung dịch X chức 84,6 gam Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ chất rắn, thu được dung dịch không màu có khối lượng giảm so với khối lượng của X là 7,62 gam. Kim loại M là? A. Mg B. Ca C. K D. Be Câu 40: Hai hợp chất hữu cơ X, Y (đều chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức), MX = 76 có vòng benzen. Cho 1,14 gam X tác dụng với Na dư, thu được 336 ml H2 (đktc). Chất Z (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) được tạo thành khi cho X tác dụng với Y. Đốt cháy hoàn toàn1,12 gam Z cần 1,288 lít O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 11 : 6. Mặt khác 4,48 gam Z tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Số công thức cấu tạo phù hợp của Z là : A. 8 B. 4 C. 6 D. 9 Đáp án 1-D 2-A 3-D 4-A 5-B 6-C 7-D 8-C 9-C 10-D 11-D 12-B 13-B 14-A 15-C 16-D 17-C 18-B 19-C 20-D 21-B 22-C 23-A 24-A 25-C 26-C 27-B 28-C 29-C 30-A 31-A 32-C 33-A 34-C 35-A 36-B 37-A 38-A 39-C 40-D LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D Anbumin là protein nên có phản ứng màu biure Câu 2: Đáp án A Câu 3: Đáp án D CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH C6H5NH3+Cl- + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O H2NCH(CH3)COOH + NaOH → H2NCH(CH3)COONa + H2O Câu 4: Đáp án A Câu 5: Đáp án B Câu 6: Đáp án C (C17H33COO)3C3H5 là chất béo no nên là chất rắn ở nhiệt độ thường Câu 7: Đáp án D Một số este được dùng để tổng hợp chất dẻo Câu 8: Đáp án C Câu 9: Đáp án C Câu 10: Đáp án D Câu 11: Đáp án D 2K + 2H2O → 2KOH + H2 Câu 12: Đáp án B Lysin có nhiều nhóm NH2 hơn nhóm COOH nên dung dịch lysin có tính kiềm, làm quì tím hóa xanh. Câu 13: Đáp án B Glixerol và glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề nhau có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Lòng trắng trứng có chứa protein nên có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 14: Đáp án A Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. Câu 15: Đáp án C (C17H33COO)3C3H5 + H2 → (C17H35COO)3C3H5 (C17H35COO)3C3H5 + KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3 Ta có : n C17H35COOK = n H2 = 0,3 / 2 = 0,15 => a = 0,15. 322 = 48,3 Câu 16: Đáp án D Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường, tạo muối HgS kết tủa: Hg + S → HgS↓ Câu 17: Đáp án C Dung dịch Fe2(SO4)3 gồm Fe3+; SO42- và H2O 2 Na + 2 H2O → 2 NaOH + H2 Al + 3 Fe3+ → Al3+ + 3 Fe2+ Cu + 2 Fe3+ → 2 Fe2+ + Cu2+ Fe + 2 Fe3+ → 3 Fe2+ Câu 18: Đáp án B (2) Dầu mỡ bôi trơn máy là các hiđrocacbon nên có thành phần nguyên tố là C và H. Dẫu mỡ động thực vật có thành phần chính là chất béo nên có thành phần nguyên tố là C, H và O (3) Dầu mỡ động thực vất không tan trong nước nên không thể rửa sạch bằng nước. (4) Dầu mỡ động thực vật để lâu trong không khí bị ôi thiu do nối đôi C=C của các gốc axit béo không no bị oxi hóa thành các peoxit và phân hủy thành các sản phầm có mùi khó chịu. Câu 19: Đáp án C Chất được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm là glucozơ Câu 20: Đáp án D 1 saccarozo + 1 H2O → 1 glucozo + 1 fructozo n Ag = 4 n saccarozo => m = [(34,2 : 342)]. 4. 108 = 43,2 gam Câu 21: Đáp án B Các đipeptit chứa Gly: Gly – Ala và Phe – Gly Câu 22: Đáp án C NH2C3H5(COOH)2 + 2 NaOH → NH2C3H5(COONa)2 + 2 H2O ClH3NCH2COOH + 2 NaOH → H2NCH2COONa + NaCl + 2H2O Gly – Ala là đipeptit nên tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1: 2 Câu 23: Đáp án A (1) Nguyên tố H ở nhóm IA và nguyên tố B ở nhóm IIIA là phi kim (2) Ví dụ : Bán kính nguyên tử kim loại Li và phi kim I lần lượt là 0,123 nm và 0,133 nm (4) Vì FeCl3 dư nên phản ứng chỉ sinh ra Fe2+ chứ không sinh ra Fe. Câu 24: Đáp án A Câu 25: Đáp án C Phản ứng đốt cháy: Este no đơn chức mạch hở: Amin no, đơn, hở: X là CH3NH2 Câu 26: Đáp án C X là HCOOCH3 và Y là HCOOC2H5 Sử dụng đường chéo hoặc giải hệ, ta có: Câu 27: Đáp án B Từ sơ đồ phản ứng, suy ra E có dạng HO – R – COO – R – COOH E có 2 cấu tạo thỏa mãn là : +) HO – CH2 – CH2 – COO – CH2 – CH2 – COOH +) HO – CH(CH3) – COO – CH (CH3) – COOH Câu 28: Đáp án C MX = 103 => X là NH2CH2COOC2H5 n X = 0,1; n KOH = 0,28 Ta coi toàn bộ quá trình gồm hai phản ứng: X bị thủy phân trong HCl và KOH tác dụng với HCl => Chất rắn G gồm ClH3NCH2COOH (0,1 mol) và KCl (0,28 mol) => m G = 0,1 . 111,5 + 0,28 . 74,5 = 32,01 gam Câu 29: Đáp án C Phản ứng Tỉ lệ Vì Z có CTPT trùng CTĐGN nên CTPT của Z là C3H7O2N (alanin) Y là glyxin Câu 30: Đáp án A Phương pháp: Qui đổi Ta có: mbình tăng Bảo toàn H, ta có: Câu 31: Đáp án A Điều kiện dùng để chặn số chức của X, ta ưu tiên xét trường hợp X 2 chức: T là KCOO – CH = CH – COOK => (D sai) Y và Z là CH3OH và C3H7OH (C sai) => X là CH3OOC – CH = CH – COOC3H7. CTPT của X là C8H12O4 (B sai, A đúng) Câu 32: Thủy phân hoàn toàn 0,25 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các α - aminoaxit có dạng H2N – CxHy – COOH ) bằng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được chất rắn khan Y có khối lượng lơn hơn khối lượng của X là 219,5 gam. Số liên kết peptit trong một phân tử X là A. 16 B. 17 C. 15 D. 18 Câu 32: Đáp án C X + n KOH → Y + H2O Sử dụng ĐLBTKL, ta có m KOH = (m Y – m X) + m H2O = 219,5 + 0,25. 18 = 224 => n KOH = 4 => n = 4 : 0,25 = 16 X có 16 mắt xích nên có 16 liên kết peptit Câu 33: Đáp án A X là CH3COOH; Y là HO – CH2 – CHO ; Z là HCOOCH3 A. Đúng. B. Sai vì Z là este còn Z là axit nên Z có nhiệt độ sôi thấp hơn X. C. Sai vì Y là hợp chất hữu cơ tạp chức. D. Sai vì Z là este nên tan rất ít trong nước. Câu 34: Chất X có công thức phân tử C2H7NO3. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y (MY > 100) và khí Z là quì tím chuyển màu xanh. Khí Z là : A. Etylamin B. Amoniac C. Metylamin D. Khí cacbonic Câu 34: Đáp án C X là Phản ứng: Câu 35: Đáp án A Xét chất đại diện là Gly – Gly – Gly – Gly – Gly, chất này có công thức phân tử là C10H17O6N5 => Đáp án A Hoặc peptit có 5 mắt xích nên số nguyên tử H phải lẻ, chỉ đáp án A thỏa mãn. Câu 36: Đáp án B X đơn chức và tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 1 nên X là axit hoặc este (trừ este của phenol) Có 6 cấu tạo thỏa mãn X: +) Axit đơn chức: CH3 – C6H4 – COOH (3 đồng phân o, m, p), C6H5 – CH2 – COOH +) Este đơn chức: C6H5COOCH3; HCOO – CH2 – C6H5 Câu 37: Este hai chức X có công thức phân tử C6H10O4 được tạo từ axit và ancol đều có mạch cacbon không phân nhánh. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là? A. 14 B. 13 C. 12 D. 11 Câu 37: Đáp án A - Este tạo từ axit cacboxylic 2 chức và ancol đơn chức: có 5 cấu tạo thỏa mãn: +) CH3 – OOC – COO – C3H7 ( n- và iso- ) +) C2H5 – OOC – COO – C2H5 +) CH3 – OOC – CH2 – COO – C2H5 +) CH3 – OOC – [CH2]2 – COO – CH3 - Este tạo từ ancol 2 chức và axit cacboxylic đơn chức: có 9 cấu tạo thỏa mãn +) HCOO – [CH2]2 – OOC – C2H5 +) CH3COO – [CH2]2 – OOC – CH3 +) HCOO – [CH2]3 – OOC – CH3 (1,2; 2,1 và 1,3) +) HCOO – [CH2]4 – OOCH (1,2; 1,3; 1,4 và 2,3) => Có tất cả 14 cấu tạo thỏa mãn X. Câu 38: Cho m gam Fe vào dung dịch chứa 0,2 mol AgNO3 và 0,1 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4m gam kim loại. Giá trị của m là: A. 5,40 B. 5,60 C. 3,36 D. 5,32 Câu 38: Đáp án A Đầu tiên xảy ra phản ứng: Từ 4 đáp án, ta suy ra được: Fe hết, kim loại chỉ có Ag. Tiếp theo xảy ra phản ứng: +) Trường hợp 1: hết, tức là toàn bộ Fe bị oxi hóa thành Sử dụng định luật bảo toàn e: +) Trường hợp 2: hết, tức là toàn bộ bị khử thành Ag Câu 39: Cho 37,44 gam kim loại M (có hóa trị không đổi) vào dung dịch X chức 84,6 gam Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ chất rắn, thu được dung dịch không màu có khối lượng giảm so với khối lượng của X là 7,62 gam. Kim loại M là? A. Mg B. Ca C. K D. Be Câu 39: Đáp án C n Cu(NO3)2 = 0,45 Vì dung dịch sau phản ứng không màu nên Cu2+ đã phản ứng hết. - Xét trường hợp M không tác dụng với nước. Từ các đáp án, M là Mg hoặc Be. Hai kim loại này đều có hóa trị II. Phản ứng: M + Cu2+ → M2+ + Cu TGKL: (64 - MM). 0,45 = 7,62 => MM = 47,067 (loại) - Xét trường hợp M tác dụng được với nước: BTKL: (m Cu(OH)2↓ + m H2) – m M = 7,62 => m H2 = 7,62 + 37,44 – 0,45 . 98 = 0,96 => n OH - = 2n H2 = 0,96. Gọi hóa trị của M là n ta có: MM = (37,44 : 0,96). n = 39n => MM = 39 ; n = 1 => M là K Câu 40: Đáp án D X hai chức +) Nếu X chứa hai chức axit thì +) Nếu X chứa hai chức ancol => X là C3H6(OH)2 Xét phản ứng đốt cháy Z ta có: Tỉ lệ Z có cùng CTPT trùng CTĐGN nên Z là Số mol NaOH phản ứng với 1,12 gam Z là => Z tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1: 2 => Z chứa hai nhóm chức COO X tác dụng với Y nên Y không thể là phenol => Y là axit hai chức. Mặt khác, Y có vòng benzen Lại có Y là C6H4(COOH)2 và X tác dụng với Y theo tỉ lệ 1:1 Z có dạng HO – C3H6 – OOC – C6H4 – COOH +) C6H5(COOH)2 có 3 đồng phân (o, m, p) +) HO – C3H6 – R có 3 đồng phân: HO-CH2-CH2-CH2-R; CH3-CH(OH)-CH2-R; CH3-CH(R)-CH2-OH => Z có 3.3 = 9 đồng phân
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_20.doc