Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Đề số 22 - Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Có đáp án)

doc5 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Đề số 22 - Trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH
MÔN HÓA HỌC
ĐỀ SỐ 22.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Kim loại xesi dùng để chế tạo tế bào quang điện .
	B. Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng .
	C. Công thức hóa học của phèn chua là (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
	D. Các kim loại Na và Ba đều có cấu tạo mạng tính thể lập phương tâm khối.
Câu 2: Cho mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl–, SO42– .Hóa chất được dung để làm mềm mẫu nước cứng trên là
	A. Na3PO4	B. AgNO3	C. BaCl2	D. NaCl
Câu 3: Este CH2=CHCOOCH3 không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
	A. Dung dịch NaOH, đun nóng.	B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
	C. Kim loại Na.	D. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
Câu 4: Thực hiện các thí ngiệm sau:
(1) Cho lá kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho lá kim loại Al nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng, nguội
(3) Đốt dây kim loại Mg nguyên chất trong khí Cl2
(4) Cho lá hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng
Số thí nghiệm mà kim loại bị ăn mòn hóa học là
	A. 1	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 5: Phát biểu nào sâu đây sai là
	A. Tinh bột là lương thực của con người
	B. Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có kết tủa xuất hiện.
	C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
	D. Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ
Câu 6: Cho 4,05 gam bột Al tác dụng với V lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
	A. 3,36	B. 1,26	C. 1,68	D. 6,72
Câu 7: Số đồng phân cấu tạo là tetrapeptit có cùng công thức phân tử C9H16O5N4 là
	A. 2	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 8: Metylamin không phản ứng với
	A. dung dịch H2SO4	B. H2 ( xúc tác Ni, nung nóng)
	C. dung dịch HCl	D. O2, nung nóng
Câu 9: Este nào sau đây khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CH3COONa và CH3CHO
	A. CH2=CHCOOCH3	B. CH3COOCH=CH2	
	C. HCOOCH=CH2	D. CH3COOCH=CHCH3
Câu 10: Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phẩm gồm glixerol, axit panmitic và axit oleic. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là
	A. 6	B. 8	C. 2	D. 4
Câu 11: Thành phần chính của đá vôi là
	A. CaCO3	B. BaCO3	C. MgCO3	D. FeCO3
Câu 12: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch CuSO4?
	A. Al	B. Ag	C. Fe	D. Zn
Câu 13: Cho 9 gam C2H5NH2 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, khối lượng muối thu được là
	A. 16,30 gam	B. 16,10 gam	C. 12,63 gam	D. 12,65 gam
Câu 14: Phần trăm khối lượng của nguyên tố cacbon trong phân tử anilin (C6H5NH2) là
	A. 83,72 %	B. 75,00 %	C. 78,26%	D. 77,42%
Câu 15: Công thức phân tử của tristearin là
	A. C57H104O6	B. C54H104O6	C. C54H98O6	D. C57H110O6
Câu 16: Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc I có cùng công thức phân tử C3H9N là
	A. 1	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 17: Cho dãy các kim loại: Fe, Cu, Mg, Ag, Al, Na, Ba. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
	A. 5	B. 4	C. 6	D. 3
Câu 18: Cho m gam kim loại Ba và nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 13,70.	B. 27,40.	C. 54,80.	D. 20,55.
Câu 19: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
	A. policacrilonitrin.	B. poli(etylen–terephtalat).
	C. nilon–6,6.	D. xenlulozơ triaxetat.
Câu 20: Cho m gam axit glutamic ( HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH) tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của m là
	A. 21,90	B. 43,80	C. 44,10	D. 22,05
Câu 21: Cho 0,15 mol bột Fe tác dụng với 0,15 mol Cl2, nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 16,250	B. 19,050	C. 12,700	D. 8,125
Câu 22: Phương trình hóa học nào sau đây sai?
	A. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
	B. 2NaHCO3 → Na2O + CO2 + H2O
	C. 2Li + 2HCl → 2LiCl + H2
	D. 2Mg + O2 → 2MgO
Câu 23: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z . Phương trình hóa học của phản ứng tạo thành khí Z là 
	A. Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O	B. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O
	C. CuO + H2 → Cu + H2O	D. CuO + CO → Cu + CO2
Câu 24: Kim loại nào say đây là kim loại kiềm thổ ?
	A. Na	B. Ca	C. Fe	D. Al
Câu 25: Hợp chất X có công thức phân tử C10H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
C10H8O4 + 2NaOH → X1 + X2
X1+ 2HCl → X3 + 2NaCl
nX3 + nX2 → poli (etylen – terephtalat) + 2nH2O 
Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Số nguyên tử H trong phân tử X3 bằng 8
	B. Dung dịch X2 hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức chất có màu xanh lam
	C. Dung dịch X3 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng
	D. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 5,6 lít khí H2 (đktc). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào khối lượng kết tủa Al(OH)3 theo thể tích dung dịch HCl như sau:
 Giá trị của m là
	A. 47,15	B. 56,75	C. 99,00	D. 49,55
Câu 27: Cho dãy chác chất: tinh bột, protein, vinyl fomat, anilin, mantozo. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các chất trong dãy trên?
	A. Có 3 chất bị thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
	B. Có 2 chất có tính lưỡng tính.
	C. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc.
	D. Có 1 chất làm mất màu nước brom.
Câu 28: Cho 0,1 mol bột Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và V lít khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
	A. 2,24	B. 6,72	C. 3,36	D. 4,48
Câu 29: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Quỳ tím chuyển màu xanh
Y
Nước brom
Kết tủa màu trắng
Z
Dung dịch AgNO3/NH3 
Kết tủa Ag trắng sáng
T
Cu(OH)2 
 Dung dịch có màu xanh lam
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
	A. Natri stearat, anilin, mantozo, saccarozo
	B. Natri stearat, anilin, saccarozo, mantozo
	C. Anilin, natri stearat, saccarozo, mantozo
	D. Anilin, natri stearat, mantozo, saccarozo
Câu 30: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn), ở cực âm (catot) xảy ra
	A. sự oxi hóa cation Na+	B. sự oxi hóa phân tử H2O
	C. sự khử phân tử H2O	D. sự khử cation Na+
Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Cho kim loại K vào dung dịch HCl
(2) Đốt bột Al trong khí Cl2
(3) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3
(4) Cho NaOH vào dung dịch Mg(NO3)2
(5) Điện phân Al2O3 nóng chảy, có mặt Na3AlF6
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là
	A. 2	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 32: Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm phenylamoni clorua ( C6H5NH3Cl), alanin ( CH3CH(NH2)COOH) và glyxin (H2NCH2COOH) tác dụng với 300ml dung dịch H2SO4 nồng độ a mol/lit thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là
	A. 0,5	B. 1,0	C. 1,5	D. 2,0
Câu 33: Hỗn hợp M gồm amino axit X (no, mạch hở, phân tử chỉ chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) và este Y tạo bởi X và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam M bằng một lượng vừa đủ O2, thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị của m là
	A. 14,75	B. 12,65	C. 11,30	D. 12,35
Câu 34: Cho 0,2 mol bột Fe phản ứng hết với dung dịch X chứa đồng thời Cu(NO3)2 và a mol Fe(NO3)3 thu được dung dịch Y có khối lượng bằng khối lượng dung dịch X ban đầu ( giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của a là
	A. 0,02	B. 0,15	C. 0,10	D. 0,05
Câu 35: Một học sinh tiến hành nghiên cứu dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn thì thu được kết quả sau:
– X đều có phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch Na2CO3.
– X đều không phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch HNO3.
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?
	A. Dung dịch AgNO3.	B. Dung dịch MgCl2.
	C. Dung dịch KOH.	D. Dung dịch Ba(HCO3)2.
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH≡C-CH=CH-CH2NH2 và (CH3)2CH-CH(NH2)COOH cần dùng x mol O2 (vừa đủ), chỉ thu được N2, H2O và 4,48 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của x là
	A. 1,35.	B. 0,27.	C. 0,54.	D. 0,108.
Câu 37: Hỗn hợp M gồm 4 peptit X, Y, Z, T (đều mạch hở) chỉ tạo ra từ các α-amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH (n ≥ 2). Đốt cháy hoàn toàn 26,05 gam M, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 800ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 3,248 lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch E (chứa muối axit) có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 90	B. 88	C. 87	D. 89
Câu 38: Đun nóng 21,9 gam este đơn chức X với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 12 gam NaOH phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trên cần dùng vừa đủ 42,56 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 26,28.	B. 43,80.	C. 58,40.	D. 29,20.
Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4 và Cu (trong đó FeO chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp X) trong dung dịch chứa NaNO3 và HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và 0,896 lít NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn 16,4 gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối có tổng khối lượng 29,6 gam. Trộn dung dịch Y với dung dịch Z thu được dung dịch T. Cho AgNO3 tới dư vào T thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 196,35.	B. 160,71.	C. 180,15.	D. 111,27.
Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm 0,12 mol CuO; 0,1 mol Mg và 0,05 mol Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa đồng thời 0,15 mol H2SO4 (loãng) và 0,55 mol HCl, thu được dung dịch Y và khí H2. Nhỏ từ từ dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,6M vào Y đến khi thu được khối lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 43,45.	B. 38,72.	C. 52,52.	D. 48,54.
Đáp án
1-C
2-A
3-C
4-B
5-C
6-C
7-D
8-B
9-B
10-D
11-A
12-B
13-A
14-D
15-D
16-B
17-A
18-B
19-A
20-D
21-A
22-B
23-D
24-B
25-A
26-D
27-C
28-C
29-A
30-C
31-C
32-A
33-A
34-D
35-B
36-B
37-C
38-D
39-C
40-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 32: Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm phenylamoni clorua (C6H5NH3Cl), alanin (CH3CH(NH2)COOH) và glyxin (H2NCH2COOH) tác dụng với 300ml dung dịch H2SO4 nồng độ a mol/lit thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là
	A. 0,5	B. 1,0	C. 1,5	D. 2,0
Câu 32: Đáp án A
dạng + H2SO4 không rõ đủ dư, sau lại + NaOH vừa đủ này các em nên để nguyên các chất tham.
0,2 mol X + H2SO4 + 0,5 mol NaOH → vừa đẹp.!
đến đây cần chú ý YTHH 01: các chất trong X đều tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1 : 1; rõ hơn nX = nNaOH phản ứng = 0,2 mol.
||→ NaOH vừa đủ để phản ứng với H2SO4 là 0,3 mol. Chú ý tiếp nữa 2NaOH + 1H2SO4 → nH2SO4 = 0,15 mol.
||→ Yêu cầu a = CM (H2SO4)) = 0,5M.
Câu 33: Đáp án A
X dạng CnH2n + 1NO2 ||→ Y dạng CnH2nNO2C2H5 ⇄ Cn + 2H2n + 5NO2.
đốt M + O2 → 0,55 mol CO2 + 0,625 mol H2O + N2.
♦ bài tập đốt cháy thuần → quan sát quy M gồm 0,55 mol CH2 + 0,15 mol HNO2 (theo bảo toàn C, bảo toàn H).
||→ Yêu cầu m = mM = 0,55 × 14 + 0,15 × 47 = 14,75 gam.
Câu 34: Cho 0,2 mol bột Fe phản ứng hết với dung dịch X chứa đồng thời Cu(NO3)2 và a mol Fe(NO3)3 thu được dung dịch Y có khối lượng bằng khối lượng dung dịch X ban đầu ( giả thiết nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của a là
	A. 0,02	B. 0,15	C. 0,10	D. 0,05
Câu 34: Đáp án D
Fe phản ứng hết, dung dịch sau phản ứng có khối lượng không đổi chứng tỏ
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ || Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+.
Lượng mất đi (phản ứng với Fe3+) bằng lượng tạo thành (lượng đồng được đẩy ra).
⇄ 56 × a/2 = (0,2 – a/2) × (64 – 56) ⇄ a = 0,05 mol.
Câu 35: Đáp án B
Quan sát các đáp án và loại trừ nhanh nhờ những gì chúng ta dễ thấy nhất:
• AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 phản ứng có xảy ra nên loại A.
• KOH rõ không phản ứng với NaOH nên loại B luôn.
• với D. 2HCl + Ba(HCO3)2 → BaCl2 + CO2 + H2O có phản ứng → loại.
||→ chỉ có đáp án B là thỏa mãn yêu cầu
Câu 36: Đáp án B
Bài tập đốt cháy thuần (thuần đốt định lượng, không liên quan gì đến tính chất hóa học).
||→ quan sát: Hỗn hợp gồm C5H7N và C5H11NO2 đốt cần x mol O2 thu 0,2 mol CO2.
O2 cần đốt, liên quan đến C ||→ vất ra khỏi hỗn hợp N, H4O2 là những thành phần 
(không liên quan đến yêu cầu O2 cần để đốt và cũng không liên quan gì đến giả thiết C)
||→ thấy luôn chỉ là việc đốt 0,04 mol C5H7. Dễ rồi.! viết, vẽ, bảo toàn, ... các kiểu gì cũng được có ngay nO2 cần đốt = 0,2 + 0,04 × 7 ÷ 4 = 0,27 mol. Chọn đáp án B.
Câu 37: Đáp án C
Câu 38: Đun nóng 21,9 gam este đơn chức X với lượng dư dung dịch NaOH thì có tối đa 12 gam NaOH phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trên cần dùng vừa đủ 42,56 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 26,28.	B. 43,80.	C. 58,40.	D. 29,20.
Câu 38: Đáp án D
X + NaOH tỉ lệ 1 : 1 ||→ nX = nNaOH = 0,3 mol ||→ MX = 73 là số lẻ → loại.
X + NaOH tỉ lệ 1 : 2 (X đơn chức → X là este của phenol) ||→ MX = 146 = 12 × 6 + 5 + 44 + 25
||→ X là HC≡C-COOC6H5 → công thức phân tử là C9H6O2.
đốt 21,9 gam X ⇄ 0,15 mol C9H6O2 cần 31,92 lít khí O2 
||→ khi đốt X cần 42,56 lít O2 sẽ ứng với khối lượng mX = 29,20 gam. Chọn đáp án D.
Câu 39: Đáp án C
phản ứng X + 2HCl → Z + 1H2O ||→ BTKL có nH2O = 0,24 mol.
||→ nO trong X = 0,24 mol. Lại thêm mX = 16,4 gam và nFeO = 1/3nX 
||→ đủ giả thiết để giải ra: nFeO = 0,04 mol; nFe3O4 = 0,05 mol và nCu = 0,03 mol.
Dạng Ag, Cl, Fe đặc trưng ||→ gộp sơ đồ + xem xét cả quá trình:
Giải thích: gộp Y + Z nên lượng Fe, Cu, O dùng là gấp đôi. NaNO3 bỏ ra khỏi sơ đồ vì đầu cuối như nhau.
nH2O = nO trong oxit + 2nNO (theo ghép cụm). hoặc nhanh hơn dùng bảo toàn electron mở rộng:
có ∑nH+ = 2nO trong oxit + 4nNO = 1,12 mol → ∑nCl = 1,12 mol.
bảo toàn điện tích tính ∑nNO3– rồi cộng NO theo bảo toàn N có 1,3 mol Ag
||→ yêu cầu mkết tủa = mAg + mCl = 180,16 gam.
Câu 40: Đáp án D
dung dịch Y gồm các cation: 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol Al3+; 0,12 mol Cu2+;
0,11 mol H+ và các anion: 0,55 mol Cl–; 0,15 mol SO42–.
gọi nBa(OH)2 = x mol thì nNaOH = 6x mol ||→ quan tâm có x mol Ba2+ và 8x mol OH–.
► dạng bài đặc trưng, giải x sao cho BaSO4 kết tủa lớn nhất hoặc Al(OH)3 lớn nhất rồi xem xét.
♦ TH1: Al(OH)3↓ lớn nhất, khí đó, OH– vừa đủ để kết tủa hết các ion.
||→ 8x = ∑nOH– = ∑nđiện tích cation trong Y = ∑nđiện tích anion trong Y = 0,55 + 0,15 × 2 = 0,85 mol.
||→ x = 0,10625 mol < 0,15 mol SO4– nên chỉ có 0,10625 mol BaSO4 ↓ mà thôi.
||→ đọc ra m gam gồm: 0,1 mol MgO + 0,05 mol Al2O3 + 0,12 mol CuO + 0,10625 mol BaSO4
||→ Giá trị của m = 43,45625 gam. để đó, xét tiếp.
♦ TH2: tìm x sao cho kết tủa BaSO4 lớn nhất ⇄ x ≥ 0,15 mol → 8x ≥ 1,2 mol.
1,2 > 0,85 + 0,3thêm 0,3 mol sẽ hòa tan luôn 0,1 mol kết tủa Al(OH)3
||→ m gam gồm: 0,1 mol MgO + 0,12 mol CuO + 0,15 mol BaSO4 ||→ m = 48,55 gam.
So sánh 2 TH ||→ chọn đáp án D.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_de_so_22.doc