Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng (Có đáp án)

doc7 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 1 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPTQG_Lần 1_Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn_Đà Nẵng 
Môn: HÓA HỌC – Năm: 2017
Câu 1: Do tồn tại đồng thời các nhóm chức có tính chất axit và bazơ trong phân tử, nên tùy thuộc số lượng các nhóm này, dung dịch (nước) của các amino axit khác nhau có thể có môi trường axit, bazơ, hoặc gần trung tính khác nhau. Dung dịch amino axit có kí hiệu nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh? 
	A. Ala.	B. Gly	C. Lys	D. Glu
Câu 2: Khoảng 91 trong số 117 nguyên tố hóa học là kim loại; các nguyên tố còn lại là phi kim hoặc á kim. Phát biểu nào dưới đây về đặc trưng cấu tạo và tính chất của kim loại là sai? 
	A. Các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn đều là nguyên tố kim loại. 
	B. Nguyên tử kim loại thường có ít electron lớp ngoài cùng.  
	C. Các kim loại đều có màu trắng bạc, có khả năng dẫn điện.  
	D. Kim loại chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học.  
Câu 3: Natri là một kim loại mềm, nhẹ, màu trắng bạc, có hoạt tính hóa học rất cao. Để bảo quản kim loại natri, người ta thường 
	A. ngâm trong cồn tuyệt đối. 	B. để trong lọ nhựa sẫm màu.
	C. để trong lọ thuỷ tinh sẫm màu. 	D. ngâm trong dầu hoả. 
Câu 4: Ngoài tính chất tương tự như ánh kim,dẫn điện, dẫn nhiệt, và tính dẻo; các kim loại có độ cứng, khối lượng riêng, và nhiệt độ nóng chảy khác nhau khá nhiều. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có khối lượng riêng cao nhất lần lượt là
	A. Ag và W	B. Ag và Os	C. Au và W	D. Au và Os
Câu 5: Amin là loại hợp chất hữu cơ quan trọng, đóng nhiều chức năng khác nhau trong các cơ thể sinh vật, như kiểm soát các hoạt động sinh học, truyền dẫn thần kinh, hay chống lại các tác nhân xâm nhập có hại. Vì có hoạt tính sinh học cao mà các amin cũng được sử dụng nhiều như các loại thuốc và biệt dược. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin? 
	A. Anilin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. 
	B. Isopropylamin là amin bậc hai.
	C. Để nhận biết anilin người ta dùng dung dịch brom. 
	D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
Câu 6: Muối X tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa đỏ nâu. X là
	A. Mg(NO3)2	B. CrCl3	C. FeCl3	D. CuSO4
Câu 7: Nhóm tác nhân hóa học nào dưới đây không gây ô nhiễm nguồn nước? 
	A. Các khí: CO2, CH4, CFC.	B. Các anion: CN–, NO2– , NO3–.
	C. Các cation: Hg2+, Pb2+, Fe3+. 	D. Các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 8: Isoamyl axetat là một este lỏng không màu, tan ít trong nước, có mùi thơm tương tự mùi chuối và lê; có thể được dùng làm hương liệu dưới dạng dầu chuối. Phân tử khối của isoamyl axetat bằng
	A. 130	B. 118	C. 132	D. 116
Câu 9: Axit axetic là một chất lỏng không màu có công thức CH3COOH; giấm ăn là dung dịch (nước) của chất này có nồng độ khoảng 3%-9% về thể tích. Etyl axetat là chất lỏng không màu, có công thức CH3COOC2H5 có mùi thơm nhẹ, thường được làm dung môi. Axit axetic và etyl axetat đều phản ứng với chất nào dưới đây?
	A. dung dịch H2SO4 loãng.	B. dung dịch NaHCO3. 
	C. dung dịch NaOH. 	D. bột kẽm
Câu 10: Nước cứng (nước có chứa hàm lượng lớn Ca2+ và Mg2+) có nhiều tác hại như: có thể làm tắc các đường ống dẫn nước, hao tốn nhiên liệu trong các nồi hơi và có thể gây nổ nồi hơi; làm giảm tác dụng của xà phòng, làm quần áo nhanh mục nát; khi nấu ăn, nước cứng làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị; làm hỏng các dung dịch cần pha chế .... Giải pháp tốt nhất làm mềm nước có độ cứng vĩnh cửu là
	A. đun nóng dung dịch nước nước cứng. 	B. dùng dung dịch natri hiđroxit. 
	C. dùng dung dịch natri cacbonat. 	D. dùng dung dịch canxi hiđroxit. 
Câu 11: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng và dung dịch HC1 loãng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
	A. 7	B. 6	C. 8	D. 5
Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
	(1) Cho etyl axetat tác dụng với dung dịch KOH đun nóng. 
(2) Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH. 
(3) Cho glixerol tác dụng với kim loại Na. 
(4) Cho saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. 
(5) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. 
(6) Đun nóng hỗn họp triolein và hiđro (xúc tác Ni). 
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
	A. 4	B. 5	C. 3	D. 2
Câu 13: Este nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1:2? 
	A. Phenyl axetat	B. Anlyl fomat	C. Benzyl axetat	D. Vinyl fomat 
Câu 14: Cho các phát biểu sau: 
	(1) Nên dùng phản ứng tráng bạc để phân biệt fructozơ và glucozơ; 
	(2) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa qua lại; 
	(3) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng; 
	(4) Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau; 
	(5) Saccarozơ có tính chất của ancol đa chức và anđehit đơn chức. 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
	A. 1	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 15: Cho luồng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp rắn X gồm CuO, MgO đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy
	A. Y tan một phần và có hiện tượng sủi bọt khí. 
	B. Y tan hết và không có hiện tượng sủi bọt khí. 
	C. Y tan hết và có hiện tượng sủi bọt khí. 
	D. Y tan một phần và không có hiện tượng sủi bọt khí. 
Câu 16: Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), thuỷ tinh plexiglas, teflon, nhựa novolac, tơ visco, tơ nitron, cao su buna, tơ nilon-6,6. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là 
	A. 4	B. 7	C. 5	D. 6
Câu 17: Xét các este sau: vinyl axetat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
	A. 4	B. 6	C. 3	D. 5
Câu 18: Cho V ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M vào dung dịch HC1 đặc, dư thu được 1,344 lít khí Cl2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 200	B. 300	C. 400	D. 100
Câu 19: Cho hỗn hợp X gồm K2O, NH4Cl, KHCO3 và CaCl2, với số mol mỗi chất đều bằng nhau, vào nước dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa
	A. KCl, K2CO3 và NH4Cl	B. KCl và KOH
	C. KHCO3, KOH, CaCl2 và NH4Cl	D. KCl
Câu 20: Trường hợp nào sau đây xuất hiện ăn mòn điện hóa học? 
	A. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl. 
	B. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch HCl. 
	C. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3. 
	D. Cho Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2. 
Câu 21: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
	(1) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư; 
	(2) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng; 
	(3) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư; 
	(4) Cho Na vào dung dịch MgSO4; 
	(5) Nhiệt phân AgNO3; 
	(6) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ. 
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
	A. 3	B. 5	C. 2	D. 4
Câu 22: Cho m (gam) Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy tao ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N2O, N2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2:2 (giả thiết không có sản phẩm khử nào khác). Giá trị của m là 
	A. 1,68 gam.	B. 27,0 gam.	C. 35,1 gam.	D. 16,8 gam.
Câu 23: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-đien, thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích butađien và stiren trong loại polime trên là 
	A. 2:3	B. 1:2	C. 1:3	D. 1:1
Câu 24: Trong các amin cho dưới đây amin nào có lực bazơ (độ mạnh tính bazơ) yếu nhất? 
	A. đimetylamin	B. metylamin	C. etylamin	D. phenylamin
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm anđehit malonic, anđehit acrylic và một este đơn chức mạch hở cần 2128 ml O2 (đktc), thu được 2016 ml CO2 (đktc) và 1,08 gam H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được dung dịch Y (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng xà phòng hóa). Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, khối lượng Ag tối đa thu được là 
	A. 8,10 gam	B. 7,56 gam	C. 10,80 gam	D. 4,32 gam
Câu 26: Hoà tan hoàn toàn 12,48 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng 210 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng), thu được 1,344 lít khí ở đktc và dung dịch X chỉ chứa muối sunfat. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là 
	A. 3,648	B. 1,920	C. 1,824	D. 3,840
Câu 27: Cho xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 11,1 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat, xenlulozơ điaxetat và 6,6 gam CH3COOH. Thành phần % theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là
	A. 77,84% và 22,16%	B. 77,00% và 23,00%	C. 76,84% và 23,16%	D. 70,00% và 30,00%
Câu 28: Một hỗn hợp X gồm FeO, BaO, Al2O3. Cho hỗn hợp X vào nước dư thu được dung dịch Y và chất rắn không tan Z. Cho khí CO dư đi qua Z thu được chất rắn G. Cho G vào dung dịch NaOH dư thấy tan một phần. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn G là
	A. FeO và Al2O3	B. Fe và Al	C. Fe	D. Fe và Al2O3
Câu 29: Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và aminoaxit Y có công thức dạng CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 21,24	B. 8,88	C. 14,16	D. 13,32
Câu 30: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na, Ba, K vào nước thu được x gam khí H2. Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là 
	A. (m + 71x) gam	B. (m + 142x) gam	C. (m + 35,5x) gam	D. (m + 17,75x) gam
Câu 31: Nung 21,14 gam X gồm Al và Cr2O3 trong điều kiện không có không khí thu được hỗn họp Y (giả sử chi có phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại). Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng, dư thu được 1,5456 lít khí (đktc) và còn 11,024 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là 
	A. 90,0%	B. 83,0%	C. 79,1%	D. 87,0%
Câu 32: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,4 mol muối của glyxin và 0,5 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 80,76 gam. Giá trị m gần nhất với 
	A. 33,5	B. 34,0	C. 30,5	D. 33,0
Câu 33: Hợp chất X có thành phần gồm C, H, O chứa vòng benzen. Cho 6,9 gam X vào 360 ml dung dịch NaOH 0,5 M (dư 20% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam X cần vừa đủ 7,84 lít O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO2. Biết X có công thức phân từ trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của m là 
	A. 12,3	B. 13,2	C. 11,1	D. 11,4
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa 2,4 gam Mg và 1,8 gam Al trong 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam hỗn hợp gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Giá trị của m là 
	A. 11,16 gam	B. 8,32 gam	C. 9,60 gam	D. 12,44 gam
Câu 35: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M với điện cực trơ với cường độ dòng điện 9,65A trong thời gian 80 phút. Biết các quá trình điện phân xảy ra hoàn toàn, khối lượng kim loại thu được ở catot là 
	A. 25,76 gam	B. 27,92 gam	C. 21,44 gam	D. 30.56 gam
Câu 36: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là 
	A. 2,240	B. 1,435	C. 0,560	D. 2,800
Câu 37: Pentapeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,1 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 72,6 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào bình H2SO4 đặc. Kết thúc phản ứng thấy bình tăng lên m gam. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 2,43	B. 7,29	C. 9,72	D. 4,86
Câu 38: Hoà tan hoàn toàn 4,92 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 390 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch B. Thêm 800 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B thu được kết tủa C, lọc kết tủa C, rửa sạch sấy khô nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 7,5 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp A có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 86%	B. 66%	C. 17%	D. 21%
Câu 39: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Na[Al(OH)4], kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tỉ lệ a:b là
	A. 2:1	B. 1:1	C. 2:3	D. 4:3
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một loại chất béo thì thu được 12,768 lít khí CO2 (đktc) và 9,18 gam H2O. Mặt khác khi cho 0,3 mol chất béo trên tác dụng với dung dịch Br2 0,5M thì thể tích dung dịch Br2 tối đa phản ứng là V lít. Giá trị của V là 
	A. 3,60	B. 0,36	C. 2,40	D. 1,2
Đáp án
1-C
2-C
3-D
4-B
5-C
6-C
7-A
8-A
9-C
10-C
11-C
12-C
13-A
14-D
15-D
16-C
17-C
18-A
19-D
20-D
21-A
22-C
23-B
24-D
25-C
26-B
27-A
28-D
29-B
30-C
31-D
32-B
33-A
34-C
35-D
36-A
37-A
38-B
39-B
40-C
41-
42-
43-
44-
45-
46-
47-
48-
49-
50-
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án C
Câu 3: Đáp án D
Câu 4: Đáp án B
Một số thông tin "NHẤT" của các kim loại:
• khối lượng riêng lớn nhất là Os (Osimi).
• dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất là Ag.
• cứng nhất là Cr (kim cương cứng hơn cả Cr).
• nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W; thấp nhất là Hg
Câu 5: Đáp án C
HD: Xem xét các phát biểu:
A. Anilin không làm quỳ tím chuyển màu → A sai.!
B. Isopropylamin có công thức CH3CH(CH3)NH2 là amin bậc I → B sai.
C. anilin + Br2 → kết tủa màu trắng ||→ nhận biết anilin → C. đúng.
D. lấy trường hợp của anilin ít tan trong nước → D sai nốt
Câu 6: Đáp án C
Câu 7: Đáp án A
Câu 8: Đáp án A
HD: isoamyl axetat là este có mùi chuối chín; công thức: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2
⇄ CTPT: C7H14O2 ||→ M = 130. Chọn đáp án A
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án C
Câu 11: Đáp án C
HD: Phản ứng với HNO3 đặc nóng thì dễ rồi: chỉ cần Fe có số oxi hóa < +3 là thỏa mãn hết.
Xem nào: + HNO3 xảy ra phản ứng oxi hóa - khử gồm: Fe; FeO; Fe(OH)2; Fe(NO3)2; FeSO4; FeCO3.
► cái hay khó của bài này chắc nằm ở TH tác dụng với axit HCl. cần chú ý rằng:
Fe + HCl → FeCl2 + H2 cũng là phản ứng oxi hóa khử. Thêm nữa:
trường hợp: Fe(NO3)2 + HCl: bộ Fe2+ + H+ + NO3– cũng là phản ứng oxi hóa khử.
Theo đó, đáp án đúng cần chọn là C
Câu 12: Đáp án C
HD: Các phản ứng hóa học xảy ra và xem xét thỏa mãn hay không là phản ứng oxi hóa khử:
(1) CH3COOC2H5 + KOH → CH3COOK + C2H5OH (không thỏa mãn).
(2) CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O (không thỏa mãn)
(3) C3H5(OH)3 + 3Na → C3H5(ONa)3 + 3/2.H2↑ (thỏa mãn.!).
(4) 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H22O11)2Cu (phức đồng tan màu xanh) + 2H2O (không thỏa mãn).
(5) CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 → CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3 (t/m.!).
(6) (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 → (C17H35COO)3C3H5 (thỏa mãn).
Đọc yêu cầu → đếm và chọn đáp án C.
Câu 13: Đáp án A
Câu 14: Đáp án D
Câu 15: Đáp án D
HD: Các quá trình diễn ra theo thí nghiệm bố trí:
CO (dư) + (MgO; CuO) → CO2 + (MgO; Cu) là hỗn hợp rắn Y (MgO không bị khử bởi CO).
sau: MgO + HCl → MgCl2 + H2O; Cu không phản ứng với HCl.
||→ hiện tượng: Y tan một phần và không có hiện tượng sủi bọt khí. Chọn D.
Câu 16: Đáp án C
HD: Phân loại các loại polime đề cho:
♦ Trùng hợp có: poli(viny clorua); thủy tinh plexiglas (thủy tinh hữu cơ hay poli(metyl metacrylat)); 
teflon (poly(1,1,2,2-tetrafloetylen hay (C2F4)n); tơ nitron (tơ olon hay poliacrilonitrin) và cao su buna (polibuta-1,3-đien).
♦ Trùng ngưng có: nhựa novolac (trùng ngưng từ fomanđehit và phenol); nilon-6,6
Còn tơ visco là loại tơ bán tổng hợp (sản phẩm tổng hợp từ xenlulozơ + CS2 + NaOH → dung dịch nhớt).
||→ đọc yêu cầu đếm ||→ chọn đáp án C
Câu 17: Đáp án C
HD: trước hết phải đbiết được danh pháp các este → đọc ra công thức cấu tạo đã:
vinyl axetat: CH3COOCH=CH2; vinyl benzoat: C6H5COOCH=CH2; etyl axetat: CH3COOCH2CH3;
isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2; phenyl axetat: CH3COOC6H5; anlyl axetat: CH3COOCH2-CH=CH2.
||→ Yêu cầu: điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác)
||→ gồm: etyl axetat, isoamyl axetat, anlyl axetat. có 3 chất thỏa mãn → chọn C
Câu 18: Đáp án A
HD: Phản ứng: K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
từ số mol nCl2 = 0,06 mol → nK2Cr2O7 = 0,02 mol → V = 0,2 lít ⇄ 200ml. Chọn A
Câu 19: Đáp án D
HD: Với cùng lượng số mol, các phản ứng hóa học xảy ra là:
• K2O + H2O → 2KOH || • 1KOH + 1NH4Cl → NH3↑ + KCl + H2O.
và • 1KOH + 1KHCO3 → K2CO3 + H2O || sau • 1K2CO3 + 1CaCl2 → CaCO3 + 2KCl
||→ cuối cùng thu được dung dịch chỉ chưa duy nhất muối KCl mà thôi ||→ chọn D
Câu 20: Đáp án D
HD: Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học: 
• (1): phải có các điện cực khác nhau về bản chất (ví dụ 2 kim loại khác nhau; kim loại – phi kim; ....).
• (2): các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
• (3): các điệnc cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
||→ Yêu cầu phải thỏa mãn cả 3 điều kiện trên, thiếu 1 cũng không được.
||→ Xét các thí nghiệm mà đề yêu cầu:
các TH A, B, C đều thiếu điều kiện (1), không đủ ít nhất 2 điện cực.
Chỉ có D. Fe + CuCl→ FeCl2 + Cu; cặp Fe-Cu trong dung dịch chất điện li → ok.!
Câu 21: Đáp án A
HD: Các phản ứng hóa học xảy ra ở các thí nghiệm:
(1). Mg + Fe2(SO4)3 (dư) → MgSO4 + 2FeSO4.
(2). H2 (dư) + MgO → phản ứng không xảy ra (MgO không bị khử bởi H2; CO).
(3). AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag↓ + Fe(NO3)3.
(4). 2Na + 2H2O + MgSO4 → Na2SO4 + Mg(OH)2 + H2.
(5). 2AgNO3 –––to–→ 2Ag + 2NO2 + O2
(6). 2Cu(NO3)2 + H2O –––điện phân dung dịch–→ 2Cu + 2HNO3 + O2.
Đọc yêu cầu ||→ chú ý KHÔNG tạo thành kim loại nhé → đếm và chọn A
Câu 22: Đáp án C
HD: hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,1 mol NO; 0,2 mol N2O và 0,2 mol N2.
Bảo toàn electron có: nAl = (3nNO + 8nN2O + 10nN2) ÷ 3 = 1,3 mol.
||→ mAl = m = 1,3 × 27 = 35,1 gam. Chọn đáp án C.
Câu 23: Đáp án B
HD: Giả sử cứ 1 mắt xích butađien đồng trùng hợp với k mắt xích stiren.
||→ X có dạng (C4H6)-(C8H8)k = C8k + 4H8k + 6
Thật chú ý mắt xích C4H6 là –(–CH2-CH=CH-CH2–)–.
mắt xích C8H8 là –(–CH2-CH(C6H5)–)– ||→ chỉ mắt xích C4H6 + 1Br2 mà thôi.
||→ nBr2 = 1,731 ÷ 160 mol ||→ MX = 2,834 ÷ (1,731 ÷ 160) = (12 × 4 + 6) + k × (12 × 8 + 8)
||→ giải ra k ≈ 2 ||→ tỉ lệ cần tìm là 1 ÷ k = 1 ÷ 2. Chọn đáp án B.
Câu 24: Đáp án D
Câu 25: Đáp án C
HD: một câu trong đề THPT QG năm 2016. Gợi ý qua hướng giải như sau:
♦1: giải đốt X + 0,095 mol O2 → 0,09 mol CO2 + 0,06 mol H2O 
||→ đọc ra X gồm: 0,09 mol C + 0,12 mol H + 0,05 mol O.
♦2: thủy phân: este đơn chức ||→ neste = nNaOH = 0,015 mol = n–COO trong este
||→ bảo toàn O có nO trong anđehit = 0,02 mol. anđehit malonic là C3H4O2;
anđehit acrylic là C3H4O ||→ chặn có 0,01 < nanđehit < 0,02 mol.
||→ 2 = (0,09 – 0,02 × 3)÷ 0,015 < số Ceste < (0,09 – 0,01 × 3) ÷ 0,015 = 4 ||→ este là C3.
tương tự chặn H: 2,67 < số Heste < 5,3 ||→ este là C3H4O2 ⇄ CTCT: HCOOCH=CH2.
||→ ∑nAg↓ thu được = 1,0 mol → chọn đáp án C.
Câu 26: Đáp án B
HD: YTHH 03: quy đổi quá trình – quy đổi theo sản phẩm tạo thành:
12,48 gam hỗn hợp gồm 0,06 mol Fe + x mol FeO và y mol Fe2O3 cần 0,21 mol H2SO4.
||→ giải hệ x = 0,06 mol và y mol 0,03 mol ||→ X gồm 0,12 mol FeSO4 và 0,03 mol Fe2(SO4)4.
||→ X phản ứng tối đa với 0,03 mol Cu → m = 1,92 gam. Chọn đáp án B. ♦.
Pro + linh hoạt + tinh tế hơn: gộp cả Cu vào quá trình ||→ quan sát sơ đồ và ban bật cơ bản:
► bảo toàn H đọc 0,15 mol H2O; bảo toàn O có nO trong oxit = 0,15 mol 
||→ 12,48 gam gồm (0,18 mol Fe + 0,15 mol O) → nFeSO4 = 0,15 mol 
||→ nCuSO4 = 0,21 – 0,18 = 0,03 mol (bảo toàn S) ||→ mCu = 1,92 gam. → ok.!
Câu 27: Đáp án A
Câu 28: Đáp án D
Câu 29: Đáp án B
Câu 30: Đáp án C
Câu 31: Đáp án D
HD: ♦ Kiến thức cần biết để giải quyết đơn giản bài tập này:
♦1: Cr không phản ứng với dung dịch NaOH; Cr2O3 cần NaOH đặc nóng, NaOH loãng không phản ứng.
♦2: Phản ứng nhiệt nhôm xảy ra theo giả thiết: 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr.
♦3: hãy tính hiệu suất phản ứng theo Al và Cr2O3; cái nào giá trị lớn hơn thì lấy.
Xem nào: Y + NaOH sinh 0,069 mol H2 rõ là do 0,046 mol Al còn dư. 
Y gồm 0,046 mol Al + 11,024 gam (Cr và Cr2O3) + ? Al2O3.
mà mX = mY = 21,14 gam ||→ có 0,087 mol Al2O3 được tạo ra trong Y.
||→ H%tính theo Al = 0,087 × 2 ÷ (0,087 × 2 + 0,046) ≈ 79,1% 
|| H%tính theo Cr2O3 = 0,087 × 152 ÷ (21,14 – 0,22tổng mol nhôm trong X × 27) = 87,0%.
Theo ♦3 thì cái cần chọn là 87,0%. tức là đáp án D.
Câu 32: Đáp án B
HD: ☆ Quy về đipeptit:
0,4 mol E → 1,1 mol các α-amino axit ⇄ 0,55 mol đipeptit ||→ nH2O trung gian = 0,15 mol.
Đốt 0,55 mol đipeptit cho 0,5 × 2 + 0,4 × 3 + 0,2 × 5 = 3,2 mol CO2 
||→ ∑m(CO2 + H2O) = 3,2 × 62 = 198,4 gam 
||→ đốt 0,4 mol E cho 198,4 – 0,15 × 18 = 195,7 gam (CO2 + H2O).
||→ Lại để ý mđipeptit = 3,2 × 14 + 0,55 × 76 = 86,6 gam ||→ mE = 86,6 – 0,15 × 18 = 83,9
||→ Yêu cầu: m = 83,9 × 80,76 ÷ 195,7 ≈ 34,62 gam. Chọn đáp án B.
Câu 33: Đáp án A
Câu 34: Đáp án C
Câu 35: Đáp án D
HD: ♦ Bải tập điện phân cơ bản:
Công thức định luật Farađây: ∑ne trao đổi = It ÷ 96500 = 0,48 mol. Xét e trao đổi bên cực catot:
0,48 = 0,2 × 1số mol Ag ra hết + 0,14số mol Cu cần ra để thỏa mãn × 2
||→ ∑mkim loại thu được ở catot = 0,2 × 108 + 0,14 × 64 = 30,56 gam. Chọn đáp án D
Câu 36: Đáp án A
HD: Kim loại đẩy muối thuần + cơ bản:
∑nNO3– = 0,07 mol; 3,25 gam Zn ↔ 0,05 mol → cuối cùng Y cho 0,035 mol Zn(NO3)2.
Bảo toàn khối lượng lần 1: mchất tan trong X = 3,895 + 0,035 × 189 – 3,25 = 7,26 gam.
Bảo toàn khối lượng lần 2 ||→ m = 7,26 + 3,84 – 0,03 × 170 – 0,02 × 188 = 2,240 gam. 
Chọn đáp án B.
Câu 37: Đáp án A
HD: Quy về đipeptit: 0,1 mol Y4 + 0,1 mol H2O → 0,2 mol Y2.
||→ khi đốt Y2 dạng C2nH4nN2O3 sẽ thu được (72,6 + 0,1 × 18) gam CO2 và H2O
||→ nCO2 = (72,6 + 0,1 × 18) ÷ 62 = 1,2 mol ||→ n = 3 → amino axit là Alanin C3H7NO2.
||→ X5 là C15H27N5O6 đốt 0,01 mol X5 cho 0,135 mol H2O
||→ làm bình H2SO4 đặc (chỉ giữ lại H2O trong sản phẩm cháy) tăng m = Ans × 18 = 2,43 gam. Chọn A
Câu 38: Đáp án B
HD: ♦ YTHH 02: 0,8 mol NaOH khi cho + dung dịch B thì Na sẽ đi về 0,78 mol NaCl
||→ lượng Na còn lại rõ đi về 0,02 mol NaAlO2 rồi ||→ đọc cả quá trình, quy về:
(4,92 – 0,02 × 27) gam Al và Fe cuối cùng đi về 7,5 gam (Al2O3 và Fe2O3)
Giải hệ lượng nào có nAl = 0,1 mol và nFe = 0,03 mol ||→ trong A có 0,12 mol Al và 0,03 mol Fe.
||→ Yêu cầu %mAl trong A = 0,12 × 27 ÷ 4,92 ≈ 65,85%. Chọn đáp án B.
Câu 39: Đáp án B
HD: Đầu tiên: HCl + NaOH → NaCl + H2O ||→ giá trị a = 0,8.
Tiếp theo, dựa vào đồ thi hình vẽ để giải là nhanh nhất: đoạn 1 là tỉ lệ 1 : 1; đoạn 2 là tỉ lệ 1 : 3.
||→ ∑nAl(OH)3 = [(1,4 – 0,8) × 3 + (2,2 – 0,8)] ÷ 4 = 0,8 mol ||→ b = 0,8.
Yêu cầu a : b = 1 : 1 → chọn đáp án B
Câu 40: Đáp án C
HD: ► Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo ||→ este 3 chức có 3πC=O.
Giả thiết: đốt 0,01 mol chất béo → 0,57 mol CO2 + 0,51 mol H2O 
||→ tương quan: (∑πtrong chất béo – 1)nchất béo = ∑nCO2 – ∑nH2O
||→ ∑πtrong chất béo = 7 = πCO + πC=C ||→ πC=C = 4.
Theo đó, khi dùng 0,3 mol chất béo ⇄ nπC=C = 1,2 mol 
||→ nBr phản ứng = 1,2 mol → V = 2,4 lít. Chọn C

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_t.doc
Đề thi liên quan