Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 1 môn Ngữ Văn - Năm học 2016-2017 - Sở DG&ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu (Có đáp án)

doc5 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 1 môn Ngữ Văn - Năm học 2016-2017 - Sở DG&ĐT Bà Rịa-Vũng Tàu (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
-------------------------------------
KỲ THI THỬ THPT QUÔC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 120 phút
( Không kể thời gian giao đề )
-----------------------------
( Đề thi có 02 trang )
I/ ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm )
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Trong một biểu diễn thuyết đầu năm học, Brian Dison – Tổng giám đốc tập đoàn Coca Cola đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người . Trong bài diễn thuyết có đoạn :
 “ Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.
 Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của ban. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn phần nào sẽ mất đi ý nghĩa.
 Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
 Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.
 Bạn chớ ngai nhận rằng mình chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.
 Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm”
(Theo “Quà tặng cuộc sống- Sống trọn vẹn từng ngày”- kienhuccuocsong.edu.vn)
Câu 1 : Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên
Câu 2 : Em hiểu như thế nào về câu nói : “ Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa ? ”
Câu 3 : Brian Dison nói : “Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.”, anh/chị có đồng tình với điều đó không ? Vì sao ?
Câu 4 : Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với anh/chị? 
II/ LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Brian Dison trong phần đọc hiểu :“ Bạn chớ ngại mạo hiểm.Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm”
Câu 2(5,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp “ hung bạo” của sông Đà (Đoạn trích “ Người lái đò sông Đà”) qua ngòi bút đặc sắc của tác giả Nguyễn Tuân 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU
-------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ 
THPT QUÔC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN THI: NGỮ VĂN
Phần 1
CÂU ĐỌC - HIỂU (3, 0 điểm)
Câu 1 : 
Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận
Câu 2:
- “ Không có gì là hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa ”, có nghĩa là : Trong cuộc sống khi đứng trước những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, chúng ta thường nghĩ đó là sự bế tắc, đường cùng. Thế nhưng đó chỉ là ranh giới tạm thời để thử thách ý chí, nghị lực con người, biết cố gắng, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống thì không có khó khăn nào mà không thể vượt qua.
Câu 3: 
( Thí sinh trình bày theo ý riêng của mình, nói rõ quan điểm của bản hân và cần có những kiến giải hợp lí, thuyết phục)
- Mỗi người đều có những nét riêng về tính cách, sở trường, suy nghĩ, quan điểm hoàn cảnh, sở thích, Vì vậy, mục tiêu của mỗi người cũng khác.
- Nếu đặt mục tiêu của mình vào những gì mà người khác cho là quan trọng chúng ta sẽ không phát huy hết năng lực sở trường của bản thân; đánh mất chính mình, biến mình thành một bản sao; sống vô nghĩa.
- Hiểu rõ điều gì tốt cho bản thân là hiểu được chính mình. Chính điều này rất quan trọng giúp chúng ta tự tin, chủ động và quyết tâm nhiều hơn để chinh phục được mục tiêu, làm cho cuộc sống thú vị và ý nghĩa hơn.
Câu 4 :
(Thí sinh trình bày suy nghĩ của cá nhân. Nói rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa sâu sắc nhất.Cần phải có những kiến giải hợp lí và thuyết phục)
Gợi ý một số thông điệp :
+ Niềm tin vào chính mình 
+ Biết chấp nhận thử thách, mạo hiểm để rèn bản lĩnh
+ Ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn, trở ngại
II LÀM VĂN
Câu 1 : Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về ý kiến của Brian Dison trong phần đọc hiểu :“ Bạn chớ ngại mạo hiểm.Nhờ mạo hiểm với những vận hội của đời mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm”
a)Đảm bảo cấu trúc đoạn văn hoàn chỉnh : mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống cần phải mạo hiểm, đặc biệt là mạo hiểm với vận hội của cuộc đời sẽ cho ta bài học dũng cảm.
c) Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt trôi chảy, lập luận mạch lạc thuyết phục.
d) Triển khai vấn đề
- Nêu vấn đề nghị lậun
- Bàn luận
+ Bày tỏ thái độ: đồng tình hay không đồng tình
+ Lý giải, phân tích và chứng mình ý kiến cá nhân
+ Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề
+ Phê phán thái độ sai
- Hướng hành động của bản thân
Câu 2 :
a)Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận : Mở bài, thân bài và kết bài
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Vẻ đẹp “ hung bạo”- kì vĩ của sông Đà
- Nghệ thuật miêu rả đặc sắc của tác giả Nguyễn Tuân
c) Đảm bảo yêu cầu về chính tả, dùng từ ngữ chính xác; diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc; lập luận mạch lạc, thuyết phục.
d)Triển khai vấn đề
- Nêu vấn đề nghị luận.
- Phân tích vẻ đẹp “hung bạo”- sự hùng vĩ, dữ dội của sông Đà:
+ Cảnh đá “dựng vách thành”, những đoạn đá “ chẹt” lòng sông như cái yết hầu
+ Những quãng mặt ghềnh dài hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”; những hút nước nguy hiểm.
+ Thác sông Đà: âm thanh ghê rợn, thạch trận hiểm hóc, lưu tốc chóng mặt.
- Ngòi bút miêu tả đặc sắc của Nguyễn Tuân:
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật ví von, so sánh, nhân hóa, liên tưởng bất ngở, thú vị
+ Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh, có sức gợi cảm cao; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu,
+ Cảm hứng dồi dào, mãnh liệt trước thiên nhiên kỳ vĩ
- Đánh giá: qua vẻ đẹp “hung bạo” của sông Đà, người đọc cảm nhận được tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước và phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_ngu_van_nam_hoc_2016_2017.doc