Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam (Có đáp án)

doc8 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPTQG_Lần 2_Trường THPT Chuyên Biên Hòa_Hà Nam 
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 15,48 gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ và xenlulozơ cần dùng 0,54 mol O2, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
	A. 22,14g 	B. 19,44 g	C. 21,24 g	D. 23,04 g
Câu 2: Cho các phát biểu sau: 
(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo. 
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. 
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. 
(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol. 
(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. 
(f) Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-. 
(g) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. 
Số phát biểu đúng là
	A. 2	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 3: Có các nhận định sau: 
(1) Lipit là một loại chất béo. 
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, 
(3) Chất béo là các chất lỏng. 
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường. 
(5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. 
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. 
Các nhận định đúng là
	A. 1, 2, 4, 6	B. 2, 4, 6	C. 3, 4, 5	D. 1, 2, 4, 5
Câu 4: Cho 0,46 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H2O, thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là
	A. Li	B. K	C. Na	D. Rb
Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau: 
- Dung dịch X làm quì tím chuyển màu xanh. 
- Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
- Dung dịch Z không làm quì tím đổi màu. 
- Dung dịch T tạo kết tủa trắng với nước brom. 
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là dung dịch :
	A. metyl amin, lòng trắng trứng, alanin, anilin.
	B. metyl amin, anilin, lòng trắng trứng, alanin.
	C. lòng trắng trứng, metyl amin, alanin, anilin.
	D. metyl amin, lòng trắng trứng, anilin, alanin.
Câu 6: Cho 8,8 gam etyl axetat tác dụng với 100 ml dd NaOH 0,4M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng là
	A. 3,28 gam.	B. 6,88 gam	C. 8,56 gam	D. 8,20 gam
Câu 7: Trong các ion sau: Zn2+, Cu2+, Fe2+, Fe3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là
	A. Fe3+	B.  Zn2+	C. Cu2+	D.  Fe2+
Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng: 
(1) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2 
(2) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2 
Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2?
	A. Bị khử bởi H2 (t0, Ni).
	B. Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 (to).
	C. Bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic.
	D. Tác dụng được với Na.
Câu 9: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?
	A. Cho Al(OH)3 vào dung dịch HNO3.
	B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nóng.
	C. Cho NaCl vào H2O.
	D. Cho Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Câu 10: Oxit nhôm không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. HCl	B. H2	C. Ca(OH)2	D. NaOH
Câu 11: Phương trình hoá học nào sau đây sai?
	A. Mg + H2SO4→  MgSO4 + H2
	B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 +3H2O
	C. Fe2O3 + 6HNO3  → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
	D. Fe3O4 + 4HNO3 → Fe(NO3)2 + 2Fe(NO3)3 + 4H2O
Câu 12: Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch hỗn hợp K2CO3 0,05 M và KHCO3 0,15 M vào 150 ml dung dịch HCl 0,1M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 224,0	B. 336,0	C. 268,8	D. 168,0
Câu 13: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các polipeptit nhờ xúc tác thích hợp là
	A. β-amino axit.	B. este.	C. α-amino axit.	D. axit cacboxylic.
Câu 14: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: MnO2, Cl2, KOH, Na2CO3, CuSO4, HNO3, Fe, NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là:
	A. 6	B. 5	C. 4	D. 7
Câu 15: Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo 
H3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH?
	A. Axit 2 – aminoisopentanoic.	B. Axit 2 – amino – 3 metylbutanoic.
	C. Axit β – aminoisovaleric.	D. Axit α – aminoisovaleric.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe và 2,4 gam bột kim loại M vào dung dịch HCl, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
	A. Al	B. Mg	C. Zn	D. Ca
Câu 17: So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ. 
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH. 
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit. 
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau. 
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng. 
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
	A. 4	B. 3	C. 5	D. 2
Câu 18: Khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 1,80	B. 1,35	C. 0,90	D. 4,00
Câu 19: Để điều chế 23g rượu etylic từ tinh bột, hiệu suất thuỷ phân tinh bột và lên men glucozơ tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là
	A. 60g	B. 56,25g	C. 56g	D. 50g
Câu 20: Cho dãy các chất: alanin, caprolactam, acrilonitrin, axit ađipic, etylen glicol. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 5
Câu 21: Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3-. Hoá chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là
	A. HNO3.	B. Ca(OH)2.	C. H2SO4.	D. NaCl.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là
	A. 9	B. 8	C. 10	D. 6
Câu 23: Cho các phát biểu sau: 
(1) Các oxit của kim loại kiềm phản ứng với CO tạo thành kim loại. 
(2) Các kim loại Ag, Fe,Cu và Mg đều được điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch. 
(3) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. 
(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối. 
Số phát biểu đúng là
	A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 24: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X (loãng, dư), tạo muối Fe(III). Dung dịch X là
	A. NaNO3, HCl.	B. H2SO4, Na2SO4.	C. HCl, H2SO4	D. CuSO4, Fe2(SO4)3.
Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Hàm lượng cacbon trong thép ít hơn trong gang.
	B. Nhôm là kim loại màu trắng, dẫn nhiệt tốt.
	C. Quặng hematit có thành phần chính là Fe2O3.
	D. Sắt(II) hiđroxit là chất rắn, màu đỏ, không tan trong nước.
Câu 26: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
	A. Na	B. Al	C. Fe	D. Cu
Câu 27: Cho dãy các chất: Ag, K, Na2O, NaHCO3 và Al(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 28: Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là
	A. Os	B. Ag	C. Ba	D. Pb
Câu 29: Este X được tạo thành từ axit oxalic và hai ancol đơn chức. Trong phân tử X, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng hoàn toàn có 9,6 gam NaOH đã phản ứng. Giá trị của m là
	A. 17,5	B. 31,68	C. 14,5	D. 15,84
Câu 30: Trong số các phát biểu sau về anilin :
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là
	A. (2), (3), (4).	B. (1), (2), (3).	C. (1), (2), (4).	D. (1), (3), (4).
Câu 31: Từ chất hữu cơ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol các chất)
(1) X + nH2O nY
(2) Y 2E + 2Z
(3) 6nZ + 5nH2O  X + 6nO2
(4) nT + nC2H4(OH)2 tơ lapsan + 2nH2O
(5) T + 2E  G + 2H2O
Khối lượng phân tử của G là
	A. 222	B. 202	C. 204	D. 194
Câu 32: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc dư thu được 8,96 khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m gần nhất là
	A. 17,72	B. 36,91	C. 17,81	D. 36,82
Câu 33: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với Fe2O3 trong điều kiện không có không khí. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng (đã trộn đều) thành 2 phần không bằng nhau. Phần 2 có khối lượng nhiêu hơn phần 1 là 134 gam. Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy có 16,8 lít khí H2 bay ra. Hòa tan phần 2 bằng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thấy có 84 lít khí H2 bay ra. Các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100%. Các khí đo ở đktc. Khối lượng Fe tạo thành trong phản ứng nhiệt nhôm gần nhất là
	A. 186,0 gam.	B. 112,0 gam	C. 192,2 gam	D. 117,6 gam
Câu 34: Cho X là một hợp chất hữu cơ đơn chức (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O) tác dụng hoàn toàn với 1 lít dung dịch KOH 2,4M rồi cô cạn thì thu được 210 gam chất rắn khan Y và m gam ancol Z. Oxi hóa không hoàn toàn m gam ancol Z bằng oxi có xúc tác thì thu được hỗn hợp T. Chia T thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.
- Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc).
- Phần 3 tác dụng với Na (vừa đủ) thu được 8,96 lít khí (ở đktc) và 51,6 gam chất rắn khan.
Tên gọi của X là
	A. etyl fomat.	B. n-propyl axetat.	C. metyl axetat.	D. etyl axetat.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 27,96 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí Q (có tỉ khối so với He bằng 9,75). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 7,6	B. 12,8	C. 10,4	D. 8,9
Câu 36: Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
	A. 21,2 gam.	B. 20,2 gam	C. 21,7 gam	D. 20,7 gam
Câu 37: X và Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, đều tạo bởi glyxin và alanin (X và Y hơn kém nhau một liên kết peptit), Z là (CH3COO)3C3H5. Đun nóng toàn bộ 31,88 g hỗn hợp T gồm X, Y, Z trong 1 lít dung dịch NaOH 0,44M vừa đủ, thu được dd B chứa 41,04 gam hỗn hợp muối. Biết trong T nguyên tố oxi chiếm 37,139% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của Y có trong T gần nhất là
	A. 27%	B. 36%	C. 16%	D. 18%
Câu 38: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất, hiệu suất điện phân là 100%. Hiệu khối lượng dung dịch X và Y gần nhất là
	A. 91 gam	B. 102 gam	C. 101 gam	D. 92 gam
Câu 39: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 8,195	B. 6,246	C. 7,115	D. 9,876
Câu 40: Hỗn hợp X chứa 1 ancol đơn chức (A), axit hai chức (B) và este 2 chức (D) đều no, hở và có tỉ lệ mol tương ứng 3:2:3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng 6,272 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng m gam hỗn hợp X trong 130 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y và hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam. Các phản ứng đạt hiệu suất 100%. CTPT có thể có của ancol là
	A. C5H11OH	B. C3H7OH	C. C2H5OH	D. C4H9OH
Đáp án
1-C
2-C
3-B
4-C
5-A
6-A
7-A
8-C
9-D
10-B
11-D
12-C
13-C
14-D
15-B
16-D
17-C
18-B
19-B
20-B
21-B
22-B
23-B
24-A
25-D
26-A
27-D
28-A
29-D
30-A
31-A
32-B
33-B
34-B
35-D
36-C
37-D
38-C
39-C
40-C
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Nhận thấy hỗn hợp xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ đều có công thức chung dạng Cn(H2O)m
Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O
Có nCO2 =nC = nO2 = 0,54 mol
→ m= mC + mH2O → nH2O = = 0,5 mol
Khi hấp thụ vào Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,54 mol
mgiảm = mCaCO3 - mCO2 - mH2O = 0,54.100 - 0,54. 44-0,5. 18 = 21,24 gam
Câu 2: Đáp án C
(d) Sai. Có thể điều chế từ axit cacboxylic và ankin (vinyl axetat) hay axit cacboxylic và anhidrit
(e) Sai. Tristearin là este no (C17H35)3C3H5. Triolein là este k no (C17H33)3C3H5
(f) Sai. Trừ đipeptit
Có 4 phát biểu đúng
Câu 3: Đáp án B
Lipit gồm chất béo, sáp, steroit.... → Lipit chưa chắc là một loại chất béo → 1 sai
Chất béo chứa gốc hidrocabon không no thường là chất lỏng, hidrocacbon no là chất rắn → 3 sai
Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều → 5 sai
Các nhận định đúng là 2, 4, 6
Câu 4: Đáp án C
Câu 5: Đáp án A
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án A
Câu 8: Đáp án C
X có CTPT C5H8O2 → π + v= = 2 = πCO + πC=C
X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không → chứng tỏ X1 chứa liên kết đôi C=C
→ X có cấu tạo CH2=CHCOOC2H5 + NaOH → CH2=CHCOONa (X1) + C2H5OH (X2)
Y có cấu tạo C2H5COOCH=CH2 + NaOH → 2H5COONa (Y1) + CH3CHO(Y2)
Chỉ có Y2 tham gia phản ứng với H2 và AgNO3/NH3 → loại A, B
Chỉ có X2 tác dụng với Na → loại D
C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O
CH3CHO + 0,5O2 → CH3COOH → C đúng
Câu 9: Đáp án D
Câu 10: Đáp án B
Câu 11: Đáp án D
Câu 12: Đáp án C
Khi cho muối vào axit xảy ra đồng thời 2 phương trình sau
CO3- + 2H+ → CO2 + H2O
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
Nhận thấy nH+ < 2nCO32- + nHCO3- → chứng tỏ H+ thiếu
Gọi số mol CO3- và HCO3- tham gia phản ứng với lần lượt là x, y
ta có hệ → 
→ nCO2 = 0,003 + 0,009 = 0,012 mol → V = 0,2688 lit.
Câu 13: Đáp án C
Câu 14: Đáp án D
Câu 15: Đáp án B
Câu 16: Đáp án D
Câu 17: Đáp án C
Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước → 1 sai
Tinh bột và saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc → 2 sai
Glucozo không tham gia phản ứng thuỷ phân → 3 sai
Đốt cháy tinh bột và xenlulozơ không cho số mol CO2 và H2O bằng nhau → 4 sai
Gucozo la chất rắn không màu → 5 sai
Câu 18: Đáp án B
Câu 19: Đáp án B
Câu 20: Đáp án B
Câu 21: Đáp án B
Nguyên tắc làm mềm nước cứng là giảm nồng độ của ion Ca2+, Mg2+
Nước cứng chứa Ca2+, Mg2+, HCO3- là nước cứng tạm thời
Khi thêm Ca(OH)2 vừa đủ vào nước cứng vào thì xảy ra phản ứng : 
OH- + HCO3- → CO32- + H2O
Ca2+ + CO32- → CaCO3 ↓ 
Mg2++ CO32- → MgCO3 ↓
Lọc bỏ kết tủa thu được nước mềm
Câu 22: Đáp án B
Công thức tổng quát của X là CnH2n+2-aNaOa+1 
Đốt 1 mol X tạo n mol CO2 và (n+1 - 0,5a) mol H2O
→ nCO2 - nH2O = 3,5n → n - ( n+ 1- 0,5a ) = 3,5 → a = 9 
số liên kết peptit trong X là 8.
Câu 23: Đáp án B
Các oxit của kim loại kiềm không bị khử bởi CO → 1 sai
Mg chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy → 2 sai
K không khử ion Ag+ thành Ag → 3 sai
Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư thì xảy ra phản ứng : Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 → thu được 3 muối : CuCl2, FeCl2 và FeCl3 dư → 4 đúng
Câu 24: Đáp án A
Câu 25: Đáp án D
Câu 26: Đáp án A
Câu 27: Đáp án D
Câu 28: Đáp án A
Câu 29: Đáp án D
Este X được tạo thành từ axit oxalic và hai ancol đơn chức có dạng ROOC-COOR'
Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1 → số nguyên tử C trong este là 5
Vậy X có công thức C2H5OOC-COOCH3
C2H5OOC-COOCH3 + 2NaOH → C2H5OH + NaOOC-COONa + CH3OH
neste = 0,5nNaOH = 0,12 mol → m = 15,84 gam
Câu 30: Đáp án A
Câu 31: Đáp án A
Tơ lapsan được tạo thành HOOC-C6H4-COOH (T) và C2H4(OH)2
Phản ứng (3 )phản ứng quang hợp tổng hợp tinh bột → Z là CO2 và X là (C6H10O5)n
(C6H10O5)n (X) + nH2O →nC6H12O6 (Y)
C6H12O6 →2CO2 (Z) + 2C2H5OH (E)
6nCO2 + 5nH2O →(C6H10O5)n + 6nCO2
OOC-C6H4-COOH + C2H4(OH)2 → -(CO-C6H4CO-O- CH2-CH2-O)n
HOOC-C6H4-COOH +2 C2H5OH → C2H5OOC-C6H4-COOC2H5 (G) + 2H2O
MG = 222
Câu 32: Đáp án B
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe 
Nhận thấy P1 tác dụng với NaOH sinh khí → sau phản ứng chứa Al, Al2O3 và Fe 
Có nAl = 2nH2 :3 = 0,5 mol
Phần 1 gọi số mol của Al2O3 , Fe lần lượt là x, 2x
→ phần 2 số mol của Al, Al2O3 , Fe lần lượt là 0,5k, kx, 2kx → 0,5k. 3 + 2.2kx = 2nH2 =7,5 → x = = 
Có 27.0,5k +102kx+ 56.2xk - 27. 0,5 - 102x - 56.2x = 134 → 13,5k + 214.k. - 214. = 147,5
→ -267k2 + 1336k-1605= 0 → k = 2 hoặc k = 3
Với k = 2 → x = 0,5625 → m Fe = 2. (0,5625 + 0,5625.2). 56 = 189 gam
Với k = 3 → x = 0,25→ m Fe = 2.(0,25+0,25.3). 56 = 112 gam
Câu 33: Đáp án B
Câu 34: Đáp án B
Nhận thấy các đáp án đều là các este no đơn chức mạch hở → ancol đều no đơn chức mạch hở
Oxi hoá ancol Z thu được axit, andehit, nước và ancol dư
Thấy nếu Z là CH3OH → axit là HCOOH
Phần 2 → nHCOOH = nCO2 = 0,2 mol → nAg = 0,4 mol 
Thấy ∑nAg = 2nHCOOH + 4nHCHO >0,4 ( loại)
Vậy Z khác CH3OH → T gồm RCOOH , RCHO, H2O , ROH dư 
Phần 1 : → nRCHO = 0,5nAg = 0,2 mol
Phần 2 → → nRCOOH = nCO2 = 0,2 mol → nH2O = nRCOOH + nRCHO = 0,4 mol
Phần 3 → nH2 = 0,5nRCOOH + 0,5nH2O +0,5nROH → nROH = 0,2 mol
51,6 gam chất rắn khan gồm RCH2ONa : 0,2 mol, RCOONa : 0,2 mol và NaOH : 0,4 mol → MR = 29 (C2H5)
Số mol ancol Z là 3. (0,2 +0,2 +0,2) = 1,8 mol → số mol của X là 1,8 mol
Bảo toàn khối lương → mX = 1,8. 60 + 210 - 2,4. 56 = 183,6 gam → MX = 102 ( CH3COOC3H7)
Câu 35: Đáp án D
m gam + → 0,09 mol + 4m gam Y 0,12 mol BaSO4 + dd T 0,36 mol 
Bảo toàn nguyên tố Ba → nBa(NO3)2 = nBaSO4 =0,12 mol 
Nhận thấy khi nhiêt phân muối Cu(NO3)2 và Mg(NO3)2 thì số mol NO2 = 4nO2 → lượng O2 còn lại là do NaNO3 nhiệt phân 
Cu(NO3)2 → CuO + 2NO2 + 0,5O2
Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + 0,5O2
NaNO3 → NaNO2 + 0,5O2
nNaNO2 = ( nO2 - (nNO2 : 4) ). 2 = 0,27 mol
Bảo toàn nguyên tố N → nNO3- (T) = 0,18 + 0,27 =0,45 mol
→ nNO3- (Y)= nNO3- (T) -2nBa(NO3)2 = 0,45- 2.0,12= 0,21 mol
Bao toàn nguyên tố N → nNO2 = nNaNO3 -nNO3- (Y) = 0,27 -0,21 = 0,06 mol
→ nSO2 = 0,03 mol 
Gọi số mol của H2SO4 là x → H2O : x mol
Bảo toàn khối lượng → m +98x + 0,27. 85 = 4m + 0,06. 46 + 0,03. 64 + 18x
Bảo toàn nguyên tố O → + 4x + 0,27. 3 = 0,09.2 + 0,12. 4 + 0,21. 3 + x
Giải hệ → m ≈8,877 , x ≈ 0,1045
Câu 36: Đáp án C
E tác dụng với HCl sinh ra chất khí vô cơ Z → Z là CO2
Khi cho E tác dụng với NaOH sinh ra khí T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm → T là amin 
E tác dụng với NaOH thu được dung dịch chứa 2 chất rắn vô cơ gồm Na2CO3 và NaOH dư
→ cấu tạo của X là CH3NH3HCO3 : x mol
Cấu tạo của Y là : (CH3NH3)2CO3 : y mol
CH3NH3HCO3 + HCl → CH3NH3Cl + CO2 + H2O
(CH3NH3)2CO3 + 2HCl → 2CH3NH3Cl + CO2 + H2O
CH3NH3HCO3 + NaOH → Na2CO3 + CH3NH2 + H2O
(CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + 2CH3NH2 + 2H2O
Ta có hệ → x = y =0,1
→ m = 21,7 gam
Câu 37: Đáp án D
Gọi số mol của C3H8O3 và H2O sau khi bị thuỷ phân là x, y
Bảo toàn khối lượng → 92x + 18y = 31,88 + 0,44. 40 - 41,04 = 8,44
Có nO (T) = 0,74 mol, nO(muối) = 2nCOONa = 2. 0,44 = 0,88 mol
Bảo toàn nguyên tố O → 3x + y = 0,74 + 0,44 - 0,88 = 0,3 
Giải hệ → x = 0,08 và y = 0,06 
→ nCH3COONa = 0,08. 3 = 0,24 mol và nX + nY = nH2O = 0,06 mol
Số mắt xích trung bình của X, Y là ( 0,44 - 0,24) : 0,06 = 3,33 → X là tripeptit và Y là tetrapeptit
→ 3n + 4nY = 0,44- 0,24 → nX = 0,04 và nY = 0,02 
Gọi số mol của Gly và Ala lần lượt a, b → a + b + 0,24 = 0,44 và (75 +22) a + (89+22) b = 41,04- 0,24. 82
→ a = 0,06 và b = 0,14
TH1: X Gly-GLy-Gly :0,04 mol → Gly : 0,04 .3 > 0,06 ( loại)
Th2: X Gly-Gly-Ala : 0,04 mol → Gly :0,04.2 > 0,06 loại
Th3: X là Gly-Ala-Ala:0,04 mol, Y là Gly-Ala-Ala-Ala: 0,02 mol → Ala : 0,04.2 + 0,02.3 = 0,14 
% Y = .100% = 18,06%
TH4: X là Ala-Ala-Ala: 0,04 mol, Y là Ala-Gly-GLy-Gly : 0,02 ( thoả mãn)
% Y = .100% = 16,31 %
Câu 38: Đáp án C
mX = mH2O + 0,6 mol Cu(NO3)2 + 0,4 mol FeCl3 = mH2O + 177,8 gam.
0,8 mol khí ↑ ở anot gồm 0,6 mol Cl2 + 0,2 mol O2 hay về ng.tố là 1,2 mol Cl + 0,4 mol O.
điện phân dung dịch ra: 0,2 mol Cl2 + 0,4 mol CuCl2 + 0,2 mol CuO + 0,2 mol FeO.
||→ trong dung dịch còn 0,2 mol Fe(NO3)2 + 0,8 mol HNO3 → tạo 0,2 ÷ 3 mol NO↑ (bảo toàn e).
||→ mX – mY = 0,2 mol Cl2 + 0,4 mol CuCl2 + 0,2 mol CuO + 0,2 mol FeO + 0,2/3 mol NO
||→ mX – mY = 100,6 gam.
Câu 39: Đáp án C
0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl → nNH2 = 0,05 mol → hệ số N trong X là 0,05 : 0,03 = 5/3
Có nCO2 = 0,13 mol → số C trung bình là 0,13:0,03 = 13/3
X là amino no ở ( chỉ chứa hai loại nhóm chức) → X có dạng C13/3H2.13/3+2+ 5/3 -2aN5/3O2a hay C13/3H37/3-2aN5/3O2a
→ nH2O = 0,03. ( 37/6- a) 
Bảo toàn nguyên tố O → 0,03. 2a + 2. 0,1775 = 0,13.2 + 0,03. ( 37/6- a) → a = 1
Có nNaOH = nH2O = nCOO + nHCl = 0,03 +0,05 = 0,08 mol
→ nX = 0,13. 12 +0,03. ( 37/3- 2.1)+ 0,05.14 + 0,03. 16.2 = 3,53 gam
Bảo toàn khối lượng → mmuối = 3,53 +0,05. 36,5+ 0,08. 40 -0,08. 18 = 7,115 gam .
Câu 40: Đáp án C
Nhận thấy các đáp án đều là ancol no đơn chức mạch hở → A là ancol no đơn chức mạch hở (CnH2n+2O với n ≥ 1)
Cô cạn dung dịch Y sau đó nung với CaO thu được duy nhất một hidrocacbon đơn giản nhất có khối lượng 0,24 gam → hidrocacbon là CH4: 0,015 mol
Vì B là axit 2 chức và D là este 2 chức → Y chứa muối NaOOC-CH2-COONa: 
NaOOC-CH2-COONa + 2NaOH → CH4 + 2Na2CO3
TH1: nếu CH4 được tính theo NaOH→ chứng tỏ n NaOOC-CH2-COONa >0,015 mol
→ nNaOH (Y) = 2.0,015 = 0,03 mol → n NaOOC-CH2-COONa : = 0,05 mol( thoả mãn đk)
→ nB = 0,02 mol và nD =nA = 0,03 mol 
→ số mol cần dùng để đốt A là 0,03. 1,5n = 0,045n mol
Số mol O2 cần dùng để đốt B: HOOC-CH2-COOH là 2. 0,02 = 0,04 mol
Gọi công thức của D là CmH2m- 2O4 ( m ≥ 5)
Số mol O2 cần dùng để đốt D là 0,03. ( 1,5m - 2,5)
Ta có 0,045n + 0,04 + 0,03. ( 1,5m -2,5) = 0,28 → 0,045n + 0,045m =0,315 → n +m = 7 
Vì n, m nguyên → n = 1, m = 6 
→ A có cấu tạo CH3OH và D có cấu tạo CH3OOC-CH2-COOC2H5 
n = 2, m = 5 
→ A có cấu tạo C2H5OH và D có cấu tạo CH3OOC-CH2-COOCH3

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_t.doc