Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng (Có đáp án)

doc8 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPTQG_Lần 2_Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn_Đà Nẵng 
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
	A.Amino axit tự nhiên (α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống.
	B. Liên kết peptit là liên kết -CONH- giữa hai gốc α-amino axit
	C. Glyxin, alanin, và valin là những là amino axit.
	D. Tripeptit là các peptit có hai gốc α-amino axit.
Câu 2: Polime là các hợp chất có khối lượng phân tử lớn, được hình thành từ nhiểu mắt xích. Polime được là thành phần chính cho nhiều loại vật liệu quan trọng như chất dẻo, cao su, tơ sợi, keo dán. Xét một số polime: poli(vinyl clorua), polietilen, polistiren, polibutadien, poli(etilen terephatalat), poli(phenol fomandehit), tơ nilon-6,6, tơ nitron, poli(metyl metacrylat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là 
	A. 7	B. 6	C. 5	D. 4
Câu 3: Natri (Na) là một nguyên tố kim loại kiềm có số hiệu nguyên tử bằng 11. Phát biểu nào dưới đây về Na là sai? 
	A. Na có tính khử mạnh hơn K.
	B. Na mềm hơn, nhẹ hơn, và dễ nóng chảy hơn Al.
	C. Na được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.	
	D. Na được dùng làm xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ.
Câu 4: Ô nhiễm môi trường được định nghĩa như là hiện tượng làm thay đổi môi trường tự nhiên, gây ra các biến đổi có hại. Xét các phát biểu sau về ô nhiễm môi trường:
(1) Hiệu ứng nhà kính gây ra sự bất thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người; 2) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CFC dùng trong công nghiệp làm lạnh; (3) Lưu huỳnh đioxit và các oxit cùa nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của đất, phá huỷ các công trình xây dựng ...; (4) Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cá trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước; (5) Hoạt động của núi lửa, khi thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông là các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 
	A. 5	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 5: Một hỗn hợp bột kim loại X gồm Mg, Fe, Cu, Ag. Để thu được Ag tinh khiết với khối lượng không đổi, người ta cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch 
	A. Cu(NO3)2.	B. Fe(NO3)3.	C. HNO3 loãng.	D. AgNO3.
Câu 6: Crom là một kim loại chuyển tiếp, có số hiệu nguyên tử bằng 24 và là nguyên tố đầu tiên của nhóm VIB. Xét các phát biểu sau vể crom và hợp chất của crom: (1) Crom có độ hoạt động kém Al nhưng mạnh hơn sắt; (2) Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazơ; 
(3) Crom phản ứng với dung dịch HCl tạo muối Cr(II), nhưng với Cl2 tạo muối Cr(III); 
(4) Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng, còn Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh;(5) Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3 đều có tính chất lưỡng tính; (6) Thêm NaOH vào muối natri cromat thì muối này chuyển thành natri đicromat. Số phát biểu đúng là 
	A. 4	B. 5	C. 2	D. 3
Câu 7: Amin là các dẫn xuất của amoniac, trong đó 1, 2, hay 3 nguyên tử H của NH3 được thay thế bằng gốc ankyl hoặc aryl. Phát biểu về amin nào dưới đây là đúng? 
	A. Nhỏ anilin vào dung dịch brom xuất hiện kết tủa vàng.
	B. Isopropyl amin là amin bậc 1.
	C. Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh.
	D. Etyl amin là chất lỏng ở điều kiện thường.
Câu 8: Do có cấu trúc tinh thể kim loại đặc trưng, mà các kim loại có tính chất vật lý tương tự nhau và khá khác biệt với các phi kim và các hợp chất hóa học. Tuy nhiên, do sự khác biệt về khối lượng nguyên tử, bán kính nguyên tử và kiểu cấu trúc mạng tinh thể mà tính chất vật lý của các kim loại khác nhau có sự khác biệt nhất định. Phát biểu nào dưới đây là sai? 
	A. Na khó nóng chảy hơn Hg.
	B. Ag dẫn điện tốt hơn Al.
	C. Cr cứng hơn Fe.
	D. Li nặng hơn Be.
Câu 9: Nước cứng hình thành khi nước chảy qua các vùng đá vôi, đá phấn chứa nhiều CaCO3, MgCO3, và làm cho các ion Ca2+, Mg2+ hòa tan vào nước. Xét một số đặc điểm sau đây nói về nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu:(1) Tạo kết tủa khi tác dụng với NaOH; (2) Làm hao tốn xà phòng khi giặt rửa; (3) Tạo kết tủa khi tác dụng với Na3PO4; 
(4) Có chứa các cation Mg2+, Ca2+;(5) Mất tính cứng khi đun nóng. 
Số đặc điểm chung của nước cứng tạm thời và vĩnh cửu là 
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 10: Glucozơ là một loại đường đơn, có công thức phân tử C6H12O6. Glucozơ được hình thành ở thực vật qua quá trình quang hợp. Phát biểu nào dưới đây về glucozơ là sai? 
	A. Phân tử glucozơ có chứa sáu nhóm hiđroxyl.	
	B. Glucozơ là chất rắn, không màu, tan tốt trong nước.
	C. Glucozơ có thể làm mất màu dung dịch nước brom.
	D. Glucozơ có thể dùng để tráng gương, tráng phích.
Câu 11: Magarin (margarine) là một loại bơ nhân tạo được sản xuất chủ yếu từ dầu thực vật. Để có được bơ nhân tạo từ dầu thực vật ta đã 
	A. hiđro hóa axit béo lỏng.	B. xà phòng hóa chất béo lỏng.
	C. oxi hóa chất béo lỏng.	D. hiđro hóa chất béo lỏng.
Câu 12: Benzyl propionat có mùi hương hoa nhài (lài), được dùng làm hương liệu cho nước hoa và một số loại hóa mỹ phẩm khác. Chất này có phân tử khối bằng 
	A. 166	B. 152	C. 150	D. 164
Câu 13: Xét các phát biểu sau: 
(1) Thủy phân hoàn toàn một este no. mạch hở, đơn chức trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol;2) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, t°); (3) Dung dịch glucozơ hòa tan được Cu(OH)2;(4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau;(5) Có thể dùng giấm ăn để khử mùi tanh của cá;(6) Hemoglobin và anbumin là những protein hình cầu tan được trong nước. Số phát biểu trên đúng là 
	A. 4	B. 3	C. 5	D. 6
Câu 14: Hòa tan hết 6,25 gam hỗn hợp gồm M và M2O (M là kim loại kiềm) vào H2O, thu được dung dịch X chứa 8,4 gam chất tan và 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là 
	A. K	B. Li	C. Rb	D. Na
Câu 15: Khi thủy phân hoàn toàn tetrapeptit có công thức: H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-COOH.Số α-amino axit thu được là 
	A. 3	B. 4	C. 2	D. 1
Câu 16: Phát biểu nào dưới đây là đúng? 
	A. Nhỏ dung dịch I2 vào xenlulozơ thấy xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
	B. Từ tinh bột có thể sản xuất được một số loại tơ nhân tạo.
	C. Glucozơ và saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.	
	D. Glucozơ và mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn 110,75 gam một chất béo bằng dung dịch NaOH thu được glixerol và 114,25 gam hỗn hợp hai muối X và Y của hai axit béo A và B tương ứng (mX : mY < 2). Công thức của A và B lần lượt là 
	A. C17H33COOH và C17H35COOH	B. C17H31COOH và C15H31COOH
	C. C17H35COOH và C15H31COOH	D. C17H35COOH và C17H31COOH
Câu 18: Nhận định nào sau đây là sai? 
	A. Anlyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm tạo muối và ancol.
	B. Vinyl axetat có thể điều chế trực tiếp từ axit cacboxylic và ancol tương ứng.
	C. Benzyl axetat có thể điều chế trực tiếp từ axit cacboxylic và ancol tương ứng.
	D. Phenyl axetat thủy phân trong môi trường kiềm tạo hai muối và nước.
Câu 19: Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với số chất trong dãy: Mg, Cu, KOH, Cl2, AgNO3, K2Cr2O7, MgSO4, Mg(NO3)2, HI là 
	A. 8	B. 7	C. 5	D. 6
Câu 20: Cho 240 ml dung dịch KOH 1,5 M vào V lít dung dịch AlCl3 aM thu được 7,8 gam kết tủa. Nếu cho 100 ml dung dịch KOH 1,5 M vào V lít dung dịch AlCl3 aM thì số gam kết tủa thu được là 
	A. 5,85	B. 2,60	C. 7,80	D. 3,90
Câu 21: Xét các thí nghiệm sau: (1) Cho hỗn hợp gồm Zn và Fe phản ứng với khí Cl2 khô. 
(2) Cho hợp kim gồm Mg và Al phản ứng với dung dịch HC1. (3) Để gang, thép trong không hí ẩm.(4) Cho Cu phản ứng với dung dịch FeCl3. (5) Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng) và KNO3.(6) Cho Zn phản ứng với dung dịch AgNO3. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hoá là 
	A. 5	B. 6	C. 3	D. 4
Câu 22: Phản ứng nào sau đây tạo ra hợp chất crom (II)? 
	A. Zn + Cr3+ 	B. CrO2- + Br2 + NaOH →
	C. CrO3 + H2O →	D. K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 →
Câu 23: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, HC1. Số trường hợp tạo ra kết tủa là 
	A. 5	B. 2	C. 4	D. 3
Câu 24: Nhận định nào sau đây đúng? 
	A. Đipeptit mạch hở Gly-Ala có hai liên kết peptit
	B. Axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
	C.Khi đun nóng protein thấy protein tan tốt trong nước
 	D. Đipeptit Glu-Ala phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3
Câu 25: Xét các dự đoán hiện tượng thí nghiệm sau:(1) Cho khí H2S lội qua dung dịch Cu(NO3)2 thu được kết tủa màu đen;(2) Nhúng một sợi dây đồng vào dung dịch FeCl3, dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh; (3) Cho khí H2S sục vào dung dịch FeCl3 có kết tủa màu vàng; (4) Thêm dung dịch HCl loãng vào dung dịch Fe(NO3)2 thấy sinh khí không màu hóa nâu trong không khí; (5) Thêm Ba vào dung dịch K2Cr2O7 thấy có sủi bọt khí và kết tủa vàng.Số dự đoán đúng bằng 
	A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 26: Cho 7,56 gam hỗn hợp gồm Al và Mg cùng với 0,25 mol Cu(NO3)2 vào một bình kín. Nung bình một thời gian thu được sản phẩm gồm chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO2 và O2. Hòa tan toàn bộ X trong 650 ml dung dịch HCl 2M vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua và thoát ra 1,12 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) gồm N2 và H2, tỉ khối của Z so với H2 là 11,4. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 
	A. 72	B. 73	C. 71	D. 70
Câu 27: Bốn kim loại Na, Al, Fe, và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T. Biết ằng:
(1) X; Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; (2) X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; (3) Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội.X, Y, Z, T theo thứ tự là 
	A. Na, Al, Fe, Cu	B. Al, Na, Fe, Cu	C. Al, Na, Cu, Fe	D. Na, Fe, Al, Cu
Câu 28: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 1,344 lít NO (đktc). Thêm dung dịch chứa 0,15 mol HC1 vào X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Giả thiết NO là sản phẩm khử duy nhất. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị gần đúng nhất của m là 
	A. 4	B. 3	C. 5	D. 6
Câu 29: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai α-amino axit là valin và lysin thành hai phần bằng nhau: Cho phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y chứa (0,5m + 23,725) gam muối; cho phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Z chứa (0,5m + 8,8) gam muối. Phần trăm khối lượng của valin trong hỗn hợp X là 
	A. 32,47%.	B. 67,53%.	C. 57,19%.	D. 42,81%.
Câu 30: Đốt a mol X là trieste của glixerol và các axit đơn chức, mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b - c = 4a. Hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 133,5 gam Y. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 500 ml NaOH 1M đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng chất rắn khan thu được là 
	A. 139,1 gam.	B. 138,3 gam.	C. 140,3 gam.	D. 112,7 gam.
Câu 31: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 3,8 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2), thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng, nóng, dư, thu được 1,792 lít H2 (đktc). Nếu toàn bộ X phản ứng với dung dịch NaOH đặc, nóng, dư thì số mol NaOH phản ứng (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) là 
	A. 0,05 mol	B. 0,08 mol	C. 0,02 mol	D. 0,07 mol
Câu 32: Hấp thụ hết x lít CO2 (đktc) vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,4 mol KOH, 0,3 mol NaOH và 0,4 mol K2CO3 thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là 
	A. 20,16	B. 16,72	C. 15,68	D. 18,92
Câu 33: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp gồm X và Y (có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1 : 3) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn T, thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
	A. 17,025	B. 68,100	C. 78,400	D. 19,455
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 23,325 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn cần 800 ml HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO và NO2 (N2O và NO2 có số mol bằng nhau). Tỉ khối của A đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là 
	A. 41,24 %	B. 29,32%	C. 20,58%	D. 24,97%
Câu 35: Xét các phát biểu sau: 
(1) Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt axit fomic và metyl fomat; 
(2) Có thể dùng dung dịch NaOH nóng để phân biệt dầu mỡ động thực vật và dầu mỡ bôi
trơn; 
(3) Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 nóng để phân biệt saccarozơ và mantozơ; 
(4) Có thể dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin, và axit glutamic; 
(5) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt dung dịch đipeptit Gly-Ala và dung dịch tripeptit Gly-Ala-Ala;
(6) Có thể dùng dung dịch nước brom để phân biệt phenol và anilin.
Số phát biểu đúng là 
	A. 6	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 36: Hợp chất thơm X chứa phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, và O lần lượt bằng 60,87%, 4,35%, và 34,78%. Đun nóng 5,52 gam X với 150 ml dung dịch KOH 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Giá trị của a là 
	A. 10,80	B. 13,20	C. 13,92	D. 12,48
Câu 37: Cho hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 b mol/l (a : b = 2 : 1), thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 4,032 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 2,4 gam chất rắn duy nhất. Giá trị của m gần đúng nhất với giá trị nào sau đây? 
	A. 10	B. 14	C. 16	D. 12
Câu 38: Cho 7,76 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (tỉ lệ số mol Fe:Cu = 7:6) tác dụng với 0,4 lít dung dịch HNO3 1M, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Tiến hành điện phân Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi I = 9,65A trong thời gian t giây, khối lượng catot tăng thêm 4,96 gam (giả sử kim loại sinh ra bám hết vào catot). Giá trị của t là 
	A. 2400	B. 2000	C. 2337	D. 2602
Câu 39: Hỗn hợp X gồm peptit Y mạch hở (CxHyN5O6) và hợp chất Z (C4H9O2N). Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm ancol C2H5OH và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị a : b gần nhất với 
	A. 1,30	B. 0,50	C. 2,60	D. 0,76
Câu 40: Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức, một ancol đơn chức và 1 este đơn chức (các chất trong A đều có nhiều hơn 1C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 135 gam kết tủa xuất hiện, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 58,5 gam. Biết số mol ancol trong m gam A là 0,15. Cho Na dư vào m gam A thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, m gam A tác dụng vừa đủ dung dịch chứa 12 gam NaOH. Cho m gam A vào dung dịch nước brom dư. Hỏi số mol brom phản ứng tối đa là  
	A. 0,4	B. 0,6	C. 0,75	D. 0,7
Đáp án
1-C
2-D
3-B
4-A
5-A
6-B
7-A
8-B
9-D
10-C
11-A
12-D
13-D
14-C
15-A
16-A
17-D
18-A
19-B
20-A
21-D
22-C
23-A
24-C
25-D
26-C
27-D
28-B
29-C
30-A
31-A
32-D
33-A
34-A
35-C
36-B
37-D
38-D
39-B
40-A
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Ta có Ca(OH)2 dư nên nCO2 = n↓ = 1,35 mol
Có mdd giảm = m↓ - mH2O -mCO2 → nH2O = 0,95 mol
Có 2nH2 = nancol + naxit → naxit = 2.0,125-0,15 = 0,1 mol
Giả sử este khác este của phenol → nNaOH = naxit + neste → neste =0,2 mol
Có nCO2 - nH2O = 0,4 = (k-1). ( 0,1 +0,15 + 0,2) → k = ( với k là số liên kết π trung bình trong A)
Để lượng Br2 phản ứng là lớn nhất thì este phải ở dạng HCOOR', lượng liên kết π trong COOH không tham gia phản ứng.
Khi đó nBr2= nsố liên kết π - naxit 0,45.- 0,1 = 0,75 mol
Câu 2: Đáp án D
Câu 3: Đáp án B
Câu 4: Đáp án A
Câu 5: Đáp án A
Câu 6: Đáp án B
Câu 7: Đáp án A
Crom tạo được oxit bazo CrO, oxit lưỡng tính Cr2O3 và oxit axit CrO3 → 2 sai
Thêm HCl vào muối natri cromat thì muối này chuyển thành natri đicromat. → 6 sai
Đáp án A. 
Câu 8: Đáp án B
Câu 9: Đáp án D
Câu 10: Đáp án C
Câu 11: Đáp án A
Câu 12: Đáp án D
Câu 13: Đáp án D
Câu 14: Đáp án C
Câu 15: Đáp án A
Bảo toàn e→ nM = 2nH2 = 0,1 molGọi số mol của M2O là x mol → 0,1. M + x .(2M + 16 ) = 6,25 dung dịch X chứa MOH : 2x +0,1 mol → 0,1. ( M + 17) + x. 2 .(M + 17 ) = 8,4 .Trừ từng về 2 phương trình → 1,7 + 34x -16x = 8,4 - 6,25 → x = 0,025 mol→ 0,1. M +0,025. (2M + 16) = 6,25 → M = 39 . Đáp án A.
Câu 16: Đáp án A
Câu 17: Đáp án D
Câu 18: Đáp án A
Gọi số mol NaOH tham gia phản ứng là 3x mol → số mol của glixerol là x mol.
Bảo toàn khối lượng → 110,75 + 40.3x = 114,25 + 92x → x = 0,125 mol
→ số mol muối là 0,125.3 = 0,375 mol → M muối =114, 25: 0,375 = 304, 66 > 278 → chứa muối C17H35COONa. Giả sử C17H35COONa :0,125 mol, RCOONa :0,25 mol → Mmuối = = 304 (C17H33COONa ), Có mC17H35COONa : mC17H33COONa < 2
C17H35COONa :0,25 mol, RCOONa :0,125 mol → Mmuối = = 302 (C17H31COONa)mC17H35COONa : mC17H31COONa > 2 (loại).
Câu 19: Đáp án B
Câu 20: Đáp án A
Câu 21: Đáp án D
3KOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3KCl (*)
Al(OH)3 + KOH → KAlO2 + 2H2O (**)
nKOH = 0,36 mol; nAl(OH)3 = 7,8 : 78 = 0,1 mol.
Theo (*)Giả sử nAl(OH)3 (*) = x mol → nNaOH (*) = 3x mol.
Theo (**) nAl(OH)3 (**) dư = 0,1 mol → nAl(OH)3 (**) phản ứng = x - 0,1 mol → nNaOH (**) = x - 0,1 mol → ∑nNaOH = 3x + x - 0,1 = 0,36 → x = 0,115 mol → nAlCl3 = 0,115 mol
• 0,15 mol NaOH + 0,115 mol AlCl3 → ↓3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3↓ + 3NaCl (***)
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (****)
Theo (***) nAlCl3 = 0,115 mol; nNaOH = 0,15 mol → AlCl3 dư → không xảy ra (****); 
nAl(OH)3 = 0,15/3 mol → mAl(OH)3 = 0,05 × 78 = 3,9 gam → Đáp án đúng là đáp án D
Câu 22: Đáp án C
Câu 23: Đáp án A
Câu 24: Đáp án C
Câu 25: Đáp án D
Câu 26: Đáp án C
1. H2S + Cu(NO3)2 → CuS + 2HNO3 → 1 đúng
Cu + FeCl3 ( vàng nâu)→ CuCl2 ( xanh) + FeCl2 → 2 đúng
H2S + FeCl3 → S ↓ (vàng) + FeCl2 + HCl → 3 đúng
H+ + Fe2+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O → khí NO là khí không màu hoá nâu trong không khí
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2 . Ba(OH)2 + K2Cr2O7 → BaCrO4↓ ( vàng) + K2CrO4 + H2O → 5 đung. Đáp án C. 
Câu 27: Đáp án D
 0,45mol + X m gam muối 
Y +H2O
Bảo toàn nguyên tố O → nO = nH2O = 0,25. 6 - 0,45.2 = 0,6 mol
Bảo toàn nguyên tố H → nNH4+ = = 0,02 mol
→ mmuối = mkl + mNH4+ + mCl- = ( 7,56 +0,25. 64) + 0,02. 18 + 1,3. 35,5 = 70,07 gam. 
Câu 28: Đáp án B
Câu 29: Đáp án C
Khi thêm dung dịch HCl vào X thì thấy sinh khí chứng tỏ X chứa Fe(NO3)2 :x mol , Fe(NO3)3 : y mol( có thể có)
Bảo toàn electron → 2x + 3y = 0,06. 3 = 0,18 → nNO3- (X) = 0,18 mol
Khi thêm NaOH vào dung dịch Y tạo NaCl : 0,15 mol ( bảo toàn nguyên tố Cl) và NaNO3 : 0,15 mol (bảo toàn nguyên tố Na) 
→ Y chứa Fe2+, Fe3+, Cl- : 0,15 mol, NO3- : 0,15 mol, H+ ( có thể có)
Bảo toàn nguyên tố N → nNO = 0,18 - 0,15 =0,03 mol
Bảo toàn e → x = 3 nNO = 0,09 → y = 0 → m = 5,04 gam. Đáp án C. 
Câu 30: Đáp án A
Gọi số mol của valin và lysin trong m gam lần lượt là x, y mol
Khi X tác dụng với HCl → sự chênh lệch khối lượng của muối và X là do HCl gây ra → 0,5x + y = 23,735 : 36,5 = 0,65 mol
Khi X tác dụng với NaOH thì sự chênh lệch khối lượng của muối và X là do sự thay thế OH bằng ONa → 0,5x +0,5 y = 8,8 : 22 = 0,4
Giải hệ → x = 0,3 va y = 0,5 → % Val = = 32,,47%. Đáp án A.
Câu 31: Đáp án A
Nhận thấy b-c= 4a → trong X có 5 liên kết π trong đó có 3 liên kết π ở gốc COO và 2 liên kết π ở gốc hidrocacbon C=C
Như vậy để hidro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2 → nX = 0,3 : 2 = 0,15 mol 
Bảo toàn khối lương → mX = 133,5 - 0,3. 2= 132,9 gam
Khi tham gia phản ứng thủy phân → nC3H5(OH)3 = nX = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng → mchất rắn = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3
→ mchât rắn = 132,9 + 0,5. 40 - 0,15. 92 = 139,1 gam. Đáp án A. 
Câu 32: Đáp án D
3,8 gam Cr2O3 ⇄ 0,025 mol. Phản ứng hoàn toàn nên Al hết hoặc Cr2O3 hết.
Mà để ý: nếu Cr2O3 hết thì X chứa 0,05 mol Cr. Có: 1Cr + 2HCl → CrCl2 + H2.
Nên 0,05 mol Cr sinh 0,05 mol H2. Mà ∑nH2 = 0,08 mol 
→ chứng tỏ X còn Al nữa. nAl dư = (0,08 – 0,05) × 2 ÷ 3 = 0,02 mol.
Chuẩn Al dư, Cr2O3 hết (nếu Al mà hết, Cr2O3 còn dư thì nH2 sinh ra < 0,08 mol ngay).
Cũng vì Al dư nên toàn bộ O trong Cr2O3 cho hết Al2O3
→ đọc ra X gồm 0,02 mol Al; 0,025 mol Al2O3 và 0,05 mol Cr.
Lí thuyết: Cr2O3 thì tác dụng được NaOH đặc nóng (nếu loãng thì không)
còn KIM LOẠI Cr thì không ở các điều kiện (dù loãng hay đặc, nóng hay nguội).
→ chỉ cần quan tâm đến ∑nnguyên tố Al = 0,007 mol để đi về 0,08 mol NaAlO2 là ok.
Lúc đó, với YTHH 02 → nNaOH cần = 0,07 mol luôn. Chọn D. 
Câu 33: Đáp án A
Dung dịch Y chứa Na+ : 0,3 mol, K+ : 1,2 mol, CO32-, HCO3-
Khi cho BaCl2 vào dung dịch Y thấy tạo BaCO3 : 0,2 mol → nCO32- = 0,2 mol
Bảo toàn điện tích trong dung dịch Y → nHCO3- = 0,3 + 1,2 - 0,2. 2 = 1,1 
Bảo toàn nguyên tố C → nCO2 = nCO32- + nHCO3- - nK2CO3 = 0,2 + 1,1 - 0,4 = 0,9 mol → V = 20,16 lít. Đáp án A.
Câu 34: Đáp án A
Gọi số mol của X và Y lần lượt là x và 3x mol
Có X + 4NaOH → m1 + H2O, Y + 3NaOH → m2 + H2O
Có nH2O = nX + nY = 4x mol
Bảo toàn khối lượng → x. 316 + 3x. 273 + 40. ( 4x + 3. 3x) = 23,745 + 4x. 18 → x = 0,015 mol→ m = 0,015. 316 + 3. 0,015 . 273 = 17,025 gam. Đáp án A. 
Câu 35: Đáp án C
Nhận thấy N2O = NO2= 2NO → quy hỗn hợp khí về NO : x và N2 : y
Ta có hệ 
Có 4n + 12nN2 = 0.05. 16 < nHNO3 = 1,2 mol → chứng tỏ sinh ra NH4NO3
→ nNH4NO3 = = 0,04 mol
Gọi số mol của Mg và Zn lần lượt là a, b
Ta có hệ 
% Mg = .100% = 20,58%. Đáp án A.
Câu 36: Đáp án B
Câu 37: Đáp án D
Gọi công thức của X là CxHyOz
x : y : z = = 7 : 6 : 3
→ X có công thức là C7H6O3
Có nKOH phản ứng : nX = 0,12 : 0,04 = 3: 1 → X có cấu tạo HCOOC6H4(OH)
HCOOC6H4(OH) + 3KOH → muối + 2H2O
Có nH2O = 2nX = 0,08 mol.
Bảo toàn khối lượng → m = 5,52 +0,15. 56- 0,08. 18 = 12,48 gam. Đáp án D.
Câu 38: Đáp án D
Nhận thấy khi cho Z tác dụng với NaOH dư chỉ thu được 1 chất rắn duy nhất → Z chứa Al(NO3)3, Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2 dư và Y chứa Ag : 0,5a mol và Cu:
Có nCu(NO3)2 = nCuO = 0,03 mol → Cu : 0,5b - 0,03.
bảo toàn electron → 0,5a + 2. ( 0,5b - 0,03) = 0,18. Có a : b = 2.
Giải hệ → a = 0,24 và b = 0,12 → m Y = 0,24. 0,4. 108 + 64. ( 0,5. 0,12 - 0,03) = 12,288 gam. 
Câu 39: Đáp án B
Dùng bảo toàn e xác định được
 chất rắn gồm Cu, Fe
 Thứ tự điện phân là: 
Câu 40: Đáp án A
Sản phẩm của X, Y tác dụng với NaOH là dung dịch gồm ancol C2H5OH và a mol muối của glyxin, b mol muối của alanin → Z có cấu tạo NH2CH2COOC2H5 
Gọi số mol của Y, Z lần lượt là x, y
Ta có hệ 
Y là penta peptit tạo bởi gly và ala → Y có dạng CnH2n-3N5O6Gọi số mol của CO2, H2O, Y, Z lần lượt là m, n, t và 2t mol. 
Ta có hệ 
Vậy 41,325 gam hỗn hợp X thì có 0,075 mol Y → 16,53 gam hỗn hợp X thì có 0,03 mol X
Ta có hệ 

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_t.doc