Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 2 môn Hóa học năm 2017 - Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU – NGHỆ AN Môn: HÓA HỌC – Năm: 2017 Câu 1: Số chất hữu cơ mạch hở, đơn chức hầu như không tan trong nước có công thức phân tử C2H4O2 là A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 2: Chất có mùi khai là A. metylamin. B. metyl fomat. C. anilin D. glyxin Câu 3: Bột ngọt (hay còn gọi là mì chính) có công thức cấu tạo là A. HOOC[CH2]2CH(NH2)COONa. B. NaOOC[CH2]2CH(NH2)COONa. C. CH3CH(NH2)COOH. D. HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH. Câu 4: Polime được sử dụng làm chất dẻo là poli A. (ure – fomanđehit). B. buta 1,3 đien. C. acrilonitrin. D. etilen. Câu 5: Kim loại thuộc nhóm IA là A. Li B. Cu C. Ag D. H Câu 6: Kim loại nhôm không bị oxi hóa trong không khí ở nhiệt độ thường do nhôm A. hoạt động kém nên không tác dụng với oxi. B. tác dụng với oxi của không khí tạo lớp màng oxit bên bảo vệ. C. tác dụng với hơi nước tạo ra lớp hyđroxit nhôm bền bảo vệ. D. tác dụng với nitơ mà không tác dụng với oxi của không khí. Câu 7: Phát biểu đúng là A. Thủy phân tinh bột tạo ra saccarozơ. B. Xenlulozơ tan tốt trong nước. C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xt Ni, to) tạo ra sorbitol. Câu 8: Chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch Br2/CCl4 là A. CH2=CHCOOH. B. CH3CH2COOH. C. CH3CH2CH2OH. D. CH3COOCH3. Câu 9: Khí chủ yếu gây mưa axit là A. CO và CH4. B. H2S và NH3. C. SO2 và NO2. D. CH4 và CO2. Câu 10: Khối lượng mol (g/mol) của este có mùi chuối chín là A. 144. B. 130. C. 102. D. 116. Câu 11: Có thể phân biệt 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là A. BaCO3 B. Al2O3 C. Al D. phenolphtalein. Câu 12: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 25,0 ml dung dịch HCl 1,2M vào 100ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là A. 0,030. B. 0,020. C. 0,015. D. 0,010. Câu 13: Cho tất cả các đồng phân cấu tạo, đơn chức, mạch hở, có công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: dung dịch KOH; dung dịch KHCO3; dung dịch AgNO3/NH3, to; Ba. Số phản ứng hóa học xảy ra là A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 14: Glucozơ không phản ứng được với chất nào sau đây? A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. H2 (xúc tác Ni, to). C. CH3CHO. D. dung dịch AgNO3/NH3, to. Câu 15: Dung dịch chất A không làm quỳ tím đổi màu; dung dịch chất B làm quỳ tím hóa xanh. Trộn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất A và B tương ứng là A. Ca(NO3)2 và K2CO3. B. NaNO3 và Na2CO3. C. Ba(NO3)2 và Na2SO4. D. K2SO4 và CaCl2. Câu 16: Thủy phân hoàn toàn 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit thu được hỗn hợp Y. Trung hoàn axit trong Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 vào và đun nóng, thu được x gam Ag. Mặt khác, đốt cháy 12,24 gam X cần dùng 0,42 mol O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, x là A. 25,92. B. 30,24. C. 34,56. D. 43,20. Câu 17: Đun nóng 14,64 gam este E có công thức phân tử C7H6O2 cần dùng 80 gam dung dịch NaOH 12%. Cô cạn dung dịch được x gam muối khan. Giá trị của x là A. 22,08. B. 28,08. C. 24,24. D. 25,82. Câu 18: Có thể dùng chất NaOH khan để làm khô các chất khí A. N2, NO2, CO, CH4. B. Cl2, O2, CO, H2. C. NH3, O2, N2, H2. D. NH3, NO, CO2, H2S. Câu 19: Hai chất có cùng khối lượng mol là A. xenlulozơ và amilozơ. B. fructozơ và glucozơ. C. saccarozơ và tristearin. D. glucozơ và amilopectin. Câu 20: Tripanmitin là hợp chất hữu cơ thuộc loại A. đa chức. B. polime. C. protein. D. cacbohiđrat. Câu 21: Hòa tan hết x gam kim loại R cần dùng 136 gam dung dịch HNO3 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch A và 0,12 mol khí NO. Cô cạn dung dịch A thu được (2,5x + 8,49) gam muối khan. Kim loại R là A. Cu. B. Mg. C. Ca. D. Zn. Câu 22: Cho lượng dư dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Fe3O4 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với các chất: Cu, KOH, Br2, AgNO3, K2Cr2O7, MgSO4, Ca(NO3)2, Al. Số chất phản ứng được là A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 23: Dưới đây là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch khi điện phân 400ml (xem thể tích không đổi) dung dịch gồm KCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng I = 1,93A. Giá trị của t trên đồ thị là A. 3000. B. 1200. C. 1800. D. 3600. Câu 24: Dãy có lực bazơ tăng dần theo thứ tự dãy là dãy A. anilin, metylamin, amoniac. B. anilin, amoniac, metylamin. C. amoniac, etylamin, anilin. D. etylamin, anilin, amoniac. Câu 25: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là A. CnHnO2. B. CnH2n – 2O2. C. CnH2n + 2O2. D. CnH2nO2 Câu 26: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt nên có thể được sử dụng làm kính ô tô, kính xây dựng. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là poli A. acrilonitrin. B. metyl metacrylat. C. etylen. D. vinylcolrua. Câu 27: Thí nghiệm Fe chỉ bị ăn mòn hóa học là A. đốt cháy dây Fe trong không khí khô. B. cho đinh Fe vào dung dịch AgNO3. C. để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm. D. cho hợp kim Fe-Cu và dung dịch axit HCl. Câu 28: Cho hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KOH dư vào X thu được kết tủa Y. Kết tủa Y có A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)2 và Al(OH)3. C. Fe(OH)3 và Al(OH)3. D. Fe(OH)3. Câu 29: Các tơ sau đều là tơ tổng hợp A. tơ tằm và sợi bông. B. tơ nilon-6,6 và nitron. C. tơ nilon-6,6 và sợi bông. D. tơ visco và axetat. Câu 30: Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch chứa 0,12 mol HCl và 0,15 mol CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là A. 23,3. B. 25,2. C. 24,9. D. 26,5. Câu 31: Cho x mol Ca(OH)2 vào dung dịch A chứa Mg2+ (0,10 mol), Na+ (0,15 mol), Cl– (0,15 mol) và HCO3– thì dung dịch A không còn tính cứng. Giá trị tối thiểu của x là A. 0,15. B. 0,10. C. 0,20. D. 0,25. Câu 32: Tách KCl từ quặng sinvinit bằng phương pháp A. kết tinh từ dung dịch bão hòa. B. dùng dung dịch AgNO3. C. điện phân nóng chảy. D. chưng cất phân đoạn. Câu 33: Cho 6,58 gam chất X tác dụng mãnh liệt với 100 gam H2O tạo ra dung dịch Y. Cho Y tác dụng với một lượng BaCl2 thấy tạo ra 4,66 gam kết tủa trắng và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với kim loại Zn dư thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch E. Nồng độ phần trăm của chất có trong phân tử khối lớn nhất trong dung dịch E là A. 9,03%. B. 2,54%. C. 8,69%. D. 6,25%. Câu 34: Hai chất A, B (đều đơn chức, đều có 53,33% oxi về khối lượng). Biết MA > MB và A, B đều tan được trong nước. Nhiệt độ sôi của A > 100oC, của B < 0oC. Các chất A, B tương ứng là A. HCOOCH3 và HCHO. B. CH3COOH và HCHO. C. CH3COOH và HCOOCH3. D. HOCH2-CH=O và HO-CH2-CH2-COOH. Câu 35: Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp A gồm Al2O3 và Al trong 250,0 ml dung dịch NaOH 1,6M thu được dung dịch B và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 240,0ml hoặc 560,0 ml dung dịch HCl 1,25M vào dung dịch B đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng x gam. Giá trị gần nhất của x là A. 8,4 B. 6,9 C. 9,1 D. 8,0 Câu 36: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A, B. Cho 0,05 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi Y thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là A. 4,56. B. 3,40. C. 5,84. D. 5,62. Câu 37: Hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau. Cho 0,3 mol hỗn hợp A vào 300ml dung dịch NaOH 1M và KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn B có khối lượng x gam và phần hơi chứa ancol D. Oxi hóa hết lượng D bằng CuO dư, đun nóng rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 77,76 gam Ag. Thêm CaO vào B rồi nung ở nhiệt độ cao, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (dE/H2 = 10,8). Giá trị của x là A. 59,88. B. 61,24. C. 57,28. D. 56,46. Câu 38: A là hỗn hợp gồm Mg và MgO (MgO chiếm 40% khối lượng). B là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6,0 gam A tan hoàn toàn vào B thu được dung dịch D (chỉ chứa 3 muối trung hòa) và hỗn hợp 2 khí (gồm khí X và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào D, thu được 55,92 gam kết tủa. Biết D có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol KOH. X là A. N2O. B. N2 C. NO2. D. NO. Câu 39: Cho hỗn hợp A gồm Al, Mg, Ag nặng 25,24 gam tác dụng vừa đủ với 525 gam dung dịch HNO3 30% thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2 và N2O có dB/H2 = 18 và dung dịch D chứa x gam muối. Cô cạn dung dịch D rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được y gam chất rắn (khan). Giá trị của (x – y) là A. 128,88. B. 112,56. C. 154,12. D. 120,72. Câu 40: Cho hỗn hợp A gồm X, Y là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác (MX < MY). Khi đốt cháy X cũng như Y với lượng O2 vừa đủ thì số mol O2 đã phản ứng bằng số mol CO2 thu được. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp A (số mol X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp B chứa 2 ancol và hỗn hợp D chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ B qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp D cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là A. 21 B. 20 C. 22 D. 19 Đáp án 1-C 2-A 3-A 4-D 5-A 6-B 7-D 8-A 9-C 10-B 11-A 12-D 13-A 14-C 15-A 16-B 17-A 18-C 19-B 20-A 21-D 22-C 23-A 24-B 25-D 26-B 27-A 28-D 29-B 30-D 31-B 32-A 33-C 34-B 35-D 36-A 37-A 38-D 39-D 40-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C chú ý "hầu như không tan trong nước" là ngôn ngữ quyết định ở đây. C2H4O2 có các đồng phân: HO-CH2-CHO (1); CH3COOH (2); HCOOCH3 (3). nhưng chính cái trên loại đi (1); (2) vì dễ tan trong nước (OH, -COOH có liên kết công hóa trị) Câu 2: Đáp án A Câu 3: Đáp án C Câu 4: Đáp án D Câu 5: Đáp án A Câu 6: Đáp án B Câu 7: Đáp án D Câu 8: Đáp án A Câu 9: Đáp án C Câu 10: Đáp án B HD: isoamyl axetat là este có mùi chuối chín; công thức: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 ⇄ CTPT: C7H14O2 ||→ M = 130. Câu 11: Đáp án A Câu 12: Đáp án D Nhỏ từ từ từng giọt HCl nên quá trình xảy ra lần lượt theo thứ tự: H+ + CO32– → HCO3– || sau đó: H+ + HCO3– → CO2↑ + H2O. Thay số mol các chất vào ||→ nCO2 = 0,010 mol. Câu 13: Đáp án A C2H4O2 có 2 đồng phân đơn chức, mạch hở ứng với các TH và phản ứng sau: ♦1 CH3COOH (axit): CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O (1); CH3COOH + KHCO3 → CH3COOK + CO2↑ + H2O (2); CH3COOH + Ba → (CH3COO)2Ba + H2 (3). ♦2: HCOOCH3 (este): HCOOCH3 + KOH → HCOOK + CH3OH (4); HCOOCH3 + AgNO3/NH3 → Ag↓ + H3C-O-COONH4 + NH4NO3 (5). ► Thật chú ý: HOCH2CHO là tạp chức ancol, anđehit nên tránh đếm thừa, sai so với yêu cầu nhé. Câu 14: Đáp án C Câu 15: Đáp án A Câu 16: Thủy phân hoàn toàn 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit thu được hỗn hợp Y. Trung hoàn axit trong Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 vào và đun nóng, thu được x gam Ag. Mặt khác, đốt cháy 12,24 gam X cần dùng 0,42 mol O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, x là A. 25,92. B. 30,24. C. 34,56. D. 43,20. Câu 16: Đáp án B tỉ lệ tương quan: đốt 24,48 gam X cần dùng 0,84 mol O2. ► glucozơ và saccarozơ là cacbohiđrat, tức dạng Cn(H2O)m ||→ đốt chúng thì O2 cần đốt là dùng để đốt C mà thôi ||→ ∑nC trong X = 0,84 mol. Gọi nglucozơ = x mol; nsaccarozơ = y mol thì 180x + 324y = 24,48 gam và theo trên 6x + 12y = ∑nC = 0,84 mol ||→ giải hệ: x = 0,1 mol và y = 0,02 mol. Thủy phân hoàn toàn nên Y chứa 0,12 mol glucozơ và 0,02 mol fructozơ. Tuy nhiên cả hai đều + AgNO3/NH3 → Ag theo tỉ lệ 1glu tạo 2Ag, 1fruc tạo 2Ag. ||→ ∑nkết tủa Ag thu được = (0,12 + 0,02) × 2 = 0,28 mol ||→ x = 30,24 gam. Câu 17: Đáp án A phản ứng 0,12 mol este E cần 0,24 mol NaOH ||→ tỉ lệ 1 ÷ 2 chứng tỏ E là este của phenol. CTPT C7H6O2 thì ứng duy nhất hợp chất là HCOOC6H5. Phản ứng: HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O. ||→ muối gồm 0,12 mol HCOONa và 0,12 mol C6H5ONa ||→ x = 22,08 gam. Câu 18: Đáp án C Yêu cầu làm khô giữ nước và đương nhiên không được giữa luôn các khí cần làm khô. • NaOH + NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O. • NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O. • NaOH + CO2 → NaCO3 + NaHCO3 + H2O. 3 phương trình phản ứng trên xảy ra loại đi đáp án A, B, D Câu 19: Đáp án B Câu 20: Đáp án A Câu 21: Đáp án D NO không nói spk duy nhất, đáp án có Mg, Ca, Zn ||→ "mùi" của NH4NO3. có nHNO3 = 0,68 mol = 4nNO + 10nNH4NO3 (theo bảo toàn electron mở rộng). ||→ đúng là có muối amoni và nNH4NO3 = 0,02 mol. ♦ bảo toàn nguyên tố N có ∑nNO3– trong muối kim loại = 0,52 mol ||→ mmuối = x + 0,52 × 62 + 0,02 × 80 = 2,5x + 8,49 ||→ giải x = 16,9 gam. chia tỉ lệ: x ÷ ∑nNO3– trong muối kim loại = 16,9 ÷ 0,52 = 65 ÷ 2 số 65 và số 2 cho ta biết đó là kim loại Zn (hóa trị 2, M = 65) || Câu 22: Cho lượng dư dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Fe3O4 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với các chất: Cu, KOH, Br2, AgNO3, K2Cr2O7, MgSO4, Ca(NO3)2, Al. Số chất phản ứng được là A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 22: Đáp án C chú ý H2SO4 dùng dư nên dung dịch D gồm: H2SO4 + FeSO4 + Fe2(SO4)3. • (1) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 ||→ ok.! • (2) 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O ||→ ok.! (KOH cũng tạo kết tủa với Fe2+ và Fe3+ nữa nhé.!). • (3) dãy I2/I– < Fe3+/Fe2+ < Br2/Br– ||→ có phản ứng Br2 + Fe2+ → Fe3+ + Br– ||→ ok.! • (4) AgNO3 cung cấp NO3–; dung dịch sẵn Fe2+ + H+ ||→ phản ứng oxi hóa khử → ok.! • (5) K2Cr2O7/H2SO4 chất oxi hóa mạnh, Fe2+ là chất khử → phản ứng oxi hóa khử: K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + H2O ||→ ok.! • (6) Ca(NO3)2 tương tự AgNO3 cung cấp ion NO3– cho cặp Fe2+ và H+ ||→ ok.! • (7) Al phản ứng được với cả 3 chất trong dung dịch D (theo dãy điện hóa) ||→ ok.! Chỉ mỗi TH MgSO4 là không có phản ứng xảy ra mà thôi. Đếm + đọc yêu cầu → chọn C Câu 23: Dưới đây là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch khi điện phân 400ml (xem thể tích không đổi) dung dịch gồm KCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng I = 1,93A. Giá trị của t trên đồ thị là A. 3000. B. 1200. C. 1800. D. 3600. Câu 23: Đáp án A đọc đồ thị: • đoạn thằng y = 2 ứng với quá trình điện phân CuCl2 → Cu + Cl2, pH của dung dịch không đổi. và từ pH = 2 → CM (HCl) = 0,01 mol → có 0,004 mol HCl trong dung dịch ban đầu. • đoạn thằng tiếp theo (2 → 7) là quá trình điện phân HCl → H2 + Cl2, nồng độ H+ giảm dần nên pH từ 2 → 7. tại pH = 7 là ứng với thời điểm mà HCl điện phân hết, bắt đầu quá trình tiếp theo, dung dịch lúc này chỉ còn KCl. • tiếp đó là quá quá trình: KCl + H2O → KOH + H2 + Cl2; pH = 13 → CM (KOH) = 0,1 M ||→ có 0,04 mol KOH → ứng với 0,04 mol KCl. sau quá trình này, chỉ có H2O bị điện phân, pH ổn đinh = 13 và không đổi (trừ khi nước bị điện phân nhiều và tính sự thay đổi của H2O). Tóm lại, ứng tại thời điểm t, ∑nCl2 ra bên anot = 0,008 + 0,004 ÷ 2 + 0,04 ÷ 2 = 0,03 mol. ||→ ne trao đổi = 0,06 mol ||→ t = Ans × 96500 ÷ 1,93 = 3000 giây. Câu 24: Đáp án B Câu 25: Đáp án D Câu 26: Đáp án B Câu 27: Đáp án A Câu 28: Đáp án D Câu 29: Đáp án B Câu 30: Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch chứa 0,12 mol HCl và 0,15 mol CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là A. 23,3. B. 25,2. C. 24,9. D. 26,5. Câu 30: Đáp án D phản ứng: Ba + HCl + H2O → 0,06 mol BaCl2 + 0,04 mol Ba(OH)2 + 0,1 mol H2. sau đó: 0,1 mol Ba2+ + 0,15 mol SO42– ||→ tạo 0,1 mol BaSO4↓ (tính theo Ba). 0,08 mol OH– + 0,15 mol Cu2+ ||→ 0,04 mol Cu(OH)2↓ (tính theo OH–). Nung BaSO4 vẫn là BaSO4; nung Cu(OH)2 → CuO ||→ x gam gồm 0,04 mol CuO và 0,1 mol BaSO4 ||→ x = 26,5 gam. Chọn đáp án D Câu 31: Cho x mol Ca(OH)2 vào dung dịch A chứa Mg2+ (0,10 mol), Na+ (0,15 mol), Cl– (0,15 mol) và HCO3– thì dung dịch A không còn tính cứng. Giá trị tối thiểu của x là A. 0,15. B. 0,10. C. 0,20. D. 0,25. Câu 31: Đáp án B bảo toàn điện tích xác định A gồm: 0,1 mol Mg2+; 0,15 mol Na+; 0,15 mol Cl– và 0,2 mol HCO3–. ► chú ý: dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của A là một tình huống "may mắn" và cần cân đo đong đếm.! lí do dùng Ca(OH)2 thì chính thêm Ca2+ vào rồi, làm mất không được lại còn thêm.! Tuy nhiên, "may" ở đây là nếu thêm 0,1 mol Ca(OH)2 vào sẽ cung cấp 0,2 mol OH–. Xảy ra OH– + HCO3– → CO32– + H2O tủa hết Mg2+ và Ca2+ mới thêm. Cái "may" này có điều kiện, chỉ cần nước là cứng tạm thời + thêm Ca(OH)2 "khéo" (vừa đủ) là ok.! (ở tình huống này như các em thấy là ghép vừa khít Cl cho Na tạo 0,15 mol NaCl, phần còn lại là nước cứng tạm thời đó.!). Câu 32: Đáp án A Cái này biết cũng được, biết thì chọn luôn A, nếu không loại trừ cũng được. trước đó cái tối thiểu là hỗn hợp muối NaCl.KCl; công việc của chúng ta rõ là tách KCl, NaCl ra khỏi nhau rồi.! • B. AgNO3 cho vào thì Cl– tủa hết AgCl↓, không hiểu tách kiểu gì → loại.! • C. điện phân nóng chảy: cả hai đều như nhau, ra hỗn hợp K, Na cũng chưa biết tách như thế nào tiếp → loại. • D. chưng cất phân đoạn: dùng cho chất lỏng (như không khí hóa lỏng chưng cất O2, N2). hóa lỏng 2 muối rồi chưng cất thì đúng là "hết hơi" :D. → không phù hợp. Câu 33: Cho 6,58 gam chất X tác dụng mãnh liệt với 100 gam H2O tạo ra dung dịch Y. Cho Y tác dụng với một lượng BaCl2 thấy tạo ra 4,66 gam kết tủa trắng và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với kim loại Zn dư thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch E. Nồng độ phần trăm của chất có trong phân tử khối lớn nhất trong dung dịch E là A. 9,03%. B. 2,54%. C. 8,69%. D. 6,25%. Câu 33: Đáp án C kết tủa màu trắng với Ba; 4,66 gam ||→ là 0,02 mol BaSO4 → có 0,02 mol BaCl2. Zn dư + dung dịch Z thu 0,08 mol H2 ||→ có 0,16 mol H+ trong Z ||→ có 0,04 mol HCl (Cl suy từ 0,02 mol BaCl2) + 0,06 mol H2SO4 (bảo toàn H). Vậy tổng nSO4 = 0,08 mol. chú ý X phản ứng mãnh liệt với H2O sinh H2SO4 ||→ X là oleum. biết khối lượng, số mol ||→ xác định được X là H2SO4.7SO3. Tuy nhiên, đọc yêu cầu: trong E chứa 0,02 mol ZnCl2 và 0,06 mol ZnSO4Lại có mE = 100 + 6,58 + 0,02 × 208 – 4,66 + 0,08 × 65 – 0,08 × 2 = 111,12 gam. MZnSO4 >MZnCl2 ||→ Yêu cầu %mZnSO4 trong E = 0,06 × 161 ÷ 111,12 ≈ 8,69%. Chọn đáp án C. ♣. p/s: 4,66 gam kết tủa ⇄ BaSO4 và phản ứng mãnh liệt với H2O là 2 nhân tố hướng X đến oleum và là chìa khóa giải mã bài tập.! Nếu không các bạn sẽ cứ luẩn quẩn trong câu hỏi: "X là gì?" và ... Câu 34: Đáp án B A, B đều tan được trong nước nên là các chất PTK nhỏ và đầu các dãy đồng đẳng. • hợp chất có 1O: ||→ Mchất này = 16 ÷ 0,5333 = 30 là HCHO: anđehit fomic. • hợp chất có 2O: ||→ Mchất này = 32 ÷ 0,5333 = 60 có CTPT C2H4O2. • hợp chất có 3O: ||→ Mchất này = 48 ÷ 0,5333 = 90 có CTPT C3H6O3 Từ A, B đều tan trong nước loại các đáp án có este HCOOCH3 (là A, C). MA > MB nên loại D. Do đó chỉ còn mỗi B là PHẢI thỏa mãn :D. Nghiệm lại các tính chất đều ok nên tự tin khoanh B. Câu 35: Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp A gồm Al2O3 và Al trong 250,0 ml dung dịch NaOH 1,6M thu được dung dịch B và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 240,0ml hoặc 560,0 ml dung dịch HCl 1,25M vào dung dịch B đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng x gam. Giá trị gần nhất của x là A. 8,4 B. 6,9 C. 9,1 D. 8,0 Câu 35: Đáp án D Xử lí đặc trưng, YTHH 03: thêm 0,15 mol O vào A (0,15 mol O ⇄ 0,15 mol H2) quy về (x + 2,4) gam A chỉ chứa ½.b mol Al2O3 ||→ 51b = x + 2,4 (1). hòa tan hoàn toàn ||→ dung dịch B chứa NaOH và NaAlO2. khi cho HCl vào xảy ra các phản ứng: NaOH + HCl → NaCl + H2O || 1NaAlO2 + 1HCl + 1H2O → 1Al(OH)3 + 1NaCl. nếu HCl còn dư thì 3HCl + 1Al(OH)3 → 1AlCl3 + 3H2O. THẬT chú ý tỉ lệ → có đồ thị: ||→ quan sát → có phương trình:4b = a + (0,7 – 0,3) + 3a ⇄ b = a + 0,1 (2). Lại có a là số mol của x gam kết tủa Al(OH)3 nên x = 78a (3). Từ (1), (2), (3) thế hoặc giải hệ đều có x = 7,8 gam. Câu 36: Đáp án A Ta có: X + NaOH → ? + Y || đốt Y + O2 → 0,03 mol Na2CO3 + 0,12 mol CO2 + ? mol H2O. X đơn chức, 0,05 mol mà NaOH dùng lại là 0,06 mol ||→ X có este của phenol, số mol 0,01 ||→ este kia 0,04 mol. Y là hỗn hợp các chất hữu cơ nên ∑nC trong X = ∑nC trong Y = 0,03 + 0,12 = 0,15 mol. X gồm 0,01 mol este Cm (este của phenol nên m ≥ 7); 0,04 mol este Cn (este thường, n ≥ 2). Nghiệm nguyên: 0,01m + 0,04n = ∑nC trong X = 0,15 ⇄ m + 4n = 15. điều kiện ||→ duy nhất (m; n) = (7; 2) thỏa mãn. ||→ Các este là HCOOC6H5 và HCOOCH3 ||→ muối trong Y gồm 0,05 mol HCOONa và 0,01 mol C6H5Ona ||→ Yêu cầu mrắn = 0,05 × 68 + 0,01 × 116 = 4,56 gam. Chọn đáp án A. Câu 37: Đáp án A Bài tập dài, nhiều quá trình + giả thiết ||→ giải pháp: tách những quá trình nhỏ + phân tích được ngay giả thiết ra → xử lí và loại khỏi quá trình, làm gọn BT. • CaO + B là phản ứng vôi tôi xút: RCOONa + NaOH → RH + Na2CO3 (CaO là xúc tác). Thế mới rõ: A là các este đơn chức, Na, K dùng gấp 3 lần A để dù cho A là este của phenol thì vẫn còn thừa NaOH, KOH cho phản ứng vôi tôi xút vừa đủ. ||→ muối của axit cacboxylic trong B chuyển hoàn toàn thành 0,3 mol hđc E. giải E có 0,18 mol CH4 và 0,12 mol C2H6 ||→ ứng muối có: 0,18 mol CH3COO– và 0,12 mol C2H5COO– • giải phản ứng tráng bạc: ∑nAg = 0,72 mol. Thấy 0,72 ÷ 2 = 036 > 0,3 mol ||→ chứng tỏ có HCHO. ► Chú ý: Thường các bạn sẽ cho là A gồm 2 este đồng phân mà axit hơn nhau 1 C rồi nên rõ ancol cũng thế và sinh anđehit cũng là thế (hơn nhau 1C). ||→ 2 anđehit là HCHO và CH3CHO, giải hệ số mol và lượng Ag tạo ra có 0,06 mol CH3OH và 0,24 mol C2H5OH. Không khớp với số mol axit ???? Why? À.! chúng ta đã đọc thừa về A, A chỉ nói là 2 chất hữu cơ đồng phân thôi. có thể là este + axit chẳng hạn . Khi đó, ancol chỉ duy nhất CH3OH sinh HCHO tráng ra 0,72 mol Ag → có 0,18 mol HCHO → KHỚP. À, theo đó có 0,18 mol CH3COOCH3 và 0,12 mol C2H5COOH → chuẩn rồi.! ||→ Yêu cầu x gam rắn B gồm: 0,18 mol CH3COO– + 0,12 mol C2H5COO– + + 0,3 mol Na+ + 0,6 mol K+ + 0,6 mol OH– ||→ x = 59,88 gam. Câu 38: Đáp án D Quan sát sơ đồ và một số xử lí giả thiết cơ bản: đặc trưng: KOH xử lí dung dịch sau phản ứng: K và đừng quên Na trong D sẽ đi về đâu? Và đi về 0,22 mol K2SO4 và Na2SO4 mà SO4 có 0,24 mol → nNa = 0,04 mol. Dung dịch D đã biết 0,24 mol SO42–; 0,21 mol Mg2+ và 0,04 mol Na+ ||→ đọc ra có 0,02 mol NH4+. Trước đó để ý ta suy từ Na ra có 0,04 mol NaNO3 và từ SO4 ra 0,24 mol H2SO4. ||→ bảo toàn N có nN spk = 0,02 mol; bảo toàn H có nH2O = 0,16 mol ||→ bỏ sụm SO4 2 vế rồi bảo toàn O có ngay nO spk = 0,02 mol. Tỉ lệ nN spk ÷ nO spk = 1 ÷ 1 đọc cho ta biết khí X spk là NO. Câu 39: Đáp án D Al, Mg + HNO3 không nhắc spk → "mùi" muối amoni, tránh quên.! giải khí có B gồm 0,1 mol N2 và 0,1 mol N2O. không có oxit ||→ bảo toàn electron mở rộng: nHNO3 = 2,5 mol = 12nN2 + 10nN2O + 10nNH4NO3 ||→ nNH4NO3 = 0,03 mol ||→ ∑nNO3– trong muối kim loại = 2,04 mol. ♦ Nhiệt phân muối nitrat gồm: Al(NO3)2 + Mg(NO3)2 + AgNO3 + 0,03 mol NH4NO3. ||→ thu được y gam rắn gồm Al2O3 + MgO + Ag và thoát: NO2 + O2 + (N2O + H2O). ||→ (x – y) chính là giá trị giảm rắn ⇄ gồm: 0,03 mol NH4NO3 + 2,04 mol NO2 và a mol O2. Cần chú ý: muối nitrat nhôm và Mg đều cho 4NO2 + 1O2 || AgNO3 nhiệt phân thu 2NO2 + 1O2. ||→ 2,04 ÷ 4 = 0,51 mol < nO2 < 2,04 ÷ 2 = 1,02 mol. Kết hợp (x – y) theo trên ||→ chặn 112,56 gam < (x – y) < 128,88 gam. Quan sát A, B, C, D thấy mỗi D thỏa mãn Câu 40: Đáp án A hỗn hợp A gồm X, Y dạng C?(H2O)?? (đốt có nO2 cần đốt = nCO2). cần chú ý nchức ancol –OH = nKOH = 0,4 mol ||→ mancol = 15,2 + 0,4 ÷ 2 × 2 = 15,6 gam. ♦ Thủy phân: 30,24 gam A + 0,4 mol KOH → 2 muối D + 15,6 gam 2 ancol B ||→ mmuối D = 37,04 gam (theo BTKL). Giải đốt D: đủ giả thiết → ok.! Đốt 37,04 gam muối D cần 0,42 mol O2 → 0,2 mol K2CO3 + x mol CO2 + y mol H2O. bảo toàn O + bảo toàn khối lượng ||→ đủ giải ra x = 0,52 mol và y = 0 mol. ► Ngôn ngữ: X, Y không phân nhánh ||→ có không quá 2 chức, este không phải là vòng (*) kết hợp y = 0 cho biết muối không chứa nguyên tố H ||→ 2 muối đều 2 chức dạng C???(COOH)2 (với ??? phải chẵn) Lại biết tỉ lệ số mol X, Y là 1,5 ||→ nX = 0,12 mol và nY = 0,08 mol. số Caxit tạo X = m; số Caxit tạo Y = n (m, n nguyên dương và chẵn) ||→ nghiệm nguyên: 0,12m + 0,08n = ∑nC trong muối = 0,72 mol ⇄ 3m + 2n = 18 ||→ duy nhất cặp chẵn m = 2; n = 6 thỏa mãn ||→ axit tạo X là (COOH)2 và Y là C4(COOH)2. Mặt khác: X, Y dạng C?(H2O)4; gốc axit không chứa H → ∑gốc ancol có 8H. Lại có ở (*) cho biết hai ancol phải là đơn chức nên nB = 0,4 mol; MB = 15,6 ÷ Ans = 39 ||→ có ancol là CH3OH; gốc ancol này có 3C → còn 5C trong gốc ancol còn lại → là C2H5 Vậy đã rõ: X là H3C-OOC-COOC2H5 và Y là H3C-OOC-C≡C-C≡C-COOC2H5. ĐỌc yêu cầu, xem lại Y có CTPT C9H8O4 ||→ ∑số nguyên tử = 21.
File đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_2_mon_hoa_hoc_nam_2017_truong_t.doc