Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 4 môn Hóa học năm 2017 - Đề số 34 - Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội (Có đáp án)

doc10 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia Lần 4 môn Hóa học năm 2017 - Đề số 34 - Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Chuyên Sư phạm Hà Nội - Lần 4 - năm 2017
ĐỀ SỐ 34
Câu 1: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là:
	A.Boxit	B. thạch cao nung    	C. thạch cao sống      	D. đá vôi
Câu 2: Oxit nhôm không có tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây?
	A. Dùng để điều chế nhôm	B. Là oxit lưỡng tính
	C. Dễ tan trong nước   	D. Có nhiệt độ nóng chảy cao
Câu 3: Số este có công thức phân tử C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là:
	A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 4: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dd H2SO4 loãng là:
	A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(a) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn
(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit
(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng thu được α – amino axit
(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hidro
Số phát biểu đúng là
	A. 3	B. 2	C. 5	D. 4
Câu 6: phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử
	A. 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O 	B. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
	C. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O     D. CaCO3 → CaO + CO2
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozo, tinh bột, glucozo và saccarozo cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8g nước. Giá trị của m là:
	A. 3,15	B. 3,6	C. 5,25	D. 6,20
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng:
	A. Tinh bột tham gia phản ứng tráng bạc 
	B. Xenlulozo bị thủy phân trong dung dịch kiềm đun nóng
	C. Dung dịch saccarozo pứ với dd Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam
	D. Glucozo bị thủy phân trong môi trường axit
Câu 9: Cho dãy các chất CH≡C-CH = CH2,CH3COOH, CH2=CH-CH2OH, CH3COOCH=CH2, CH2=CH2. Số các chất trong dãy làm mất màu dd brom là:
	A. 3	B. 4	C. 2	D. 5
Câu 10: Chất béo là trieste của axit béo với:
	A. etylen glicol 	B. ancol etylic 	C. glixerol    	D. ancol metylic
Câu 11: Cho 0,78g kim loại kiềm M tác dung hết với nước thu được 0,01 mol khí H2. Kim loại M là:
	A. Li	B. Na	C. K	D. Rb
Câu 12: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi X là:
	A. Polietilen	B. poliacrilonnitrin	C. poli (vinyl clorua)   	D. poli (metyl metacrylat)
Câu 13: Số amin có công thức phân tử C3H9N là
	A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 14: Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH, CH3COOC2H5, C2H5OH. CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dd KOH đun nóng là:
	A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 15: Đun 3g CH3COOH với C2H5OH dư (Xúc tác H2SO4 đặc) thu được 2,2 g CH3COOC2H5. Hiệu suất phản ứng este hóa tính theo axit là:
	A. 25%	B. 36,7%	C. 50%	D. 20,75%
Câu 16: Cho 500ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 g Ag. Nồng độ của dung dịch glucozo đã dùng là:
	A. 0,02M	B. 0,01M	C. 0,20M	D. 0,01M
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO khi đun nóng tạo thành kim loại
(b)Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag
(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư không thu được Fe
Số phát biểu đúng là:
	A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 18: Phương trình hóa học nào sau đây sai:
	A. Ca + 2HCl --> CaCl2 + H2	B. 2Na + 2H2O --> 2NaOH + H2
	C. Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu     	D. Cu + H2SO4 --> CuSO4 + H2
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Tất cả các amin đều làm quì tím ẩm chuyển màu xanh
	B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm
	C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin có thể dùng dung dịch HCl
	D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước
Câu 20: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure
	A. ala – gly     	B. gly – ala – gly 
	C. ala – ala – gly – gly	D. ala – gly – gly
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 13,8g hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 10,08 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là:
	A. 58,7%	B. 39,13%	C. 20,24%	D. 76,91%
Câu 22: Ba dung dịch X, Y, Z thỏa mãn các điều kiện sau:
- Z tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện,
- Y tác dụng với X thì có kết tủa xuất hiện
- X tác dụng với Z thì có khí thoát ra
X, Y, Z lần lượt là:
	A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4	B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3
	C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3    	D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2
Câu 23: Etyl axetat có công thức hóa học là:
	A. HCOOCH3	B. HCOOC2H5 	C. CH3COOC2H5 	D. CH3COOCH3
Câu 24: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn
	A. Cho Cr(OH)3 vào dd HCl	B. Cho Cr vào dd H2SO4 loãng nóng
	C. Cho CrO3 vào H2O              	D. Cho Cr vào dd H2SO4 đặc nguội
Câu 25: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm - COOH) trong đó có 2 axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88g X bằng dd NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn
	A. 29,25%	B. 49,82%	C. 38,76%	D. 34,01%
Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dd Fe2(SO4)3 dư	(b) Sục khí Cl2 vào dd FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng	(d) Cho Na vào dd CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3	(g) Đốt FeS2 trong không khí
(h) Điện phân dd CuSO4 với điện cực trơ
Sau khi kết thúc phản ứng số thí nghiệm thu được kim loại là
	A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 27: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 trong bình chân không thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và 0,45 mol hh khí gồm NO2 và CO2. Mặt khác cho m gam X pứ với dd H2SO4 (loãng, dư) thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sp khử duy nhất của N+5). Biết các pứ xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:
	A. 6,72	B. 4,48	C. 3,36	D. 5,6
Câu 28: Cho các phát biểu sau
(a) Có thể dùng nước brom phân biệt glucozo và fructozo
(b) trong môi trường axit, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa lẫn nhau
(c) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3
(d) Trong dung dịch, glucozo và fructozo đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam
(e) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
(g) Trong dung dịch, glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dang α và β)
Số phát biểu đúng là:
	A. 5	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 29: Cho n mol sắt tác dụng với n mol khí clo thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dd Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y không tác dụng với chất nào sau đây
	A. Cu	B. Cl2	C. NaOH	D. AgNO3
Câu 30: Đun nóng 48,2g hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 sau một thời gian thu được 43,4g hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dd HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít khí Cl2 (đktc) và dung dịch gồm MnCl2, KCl và HCl dư. Số mol HCl phản ứng là:
	A. 1,9	B. 1,8	C. 2,4	D. 2,1
Câu 31: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dd Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây:
	A. 1,7	B. 2,4	C. 2,5	D. 2,1
Câu 32: Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian thu được 10,24 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X phản ứng hết với dd HNO3 (loãng, dư) thu được V ml khí NO (đktc, sp khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là:
	A. 2688	B. 896	C. 3136	D. 2240
Câu 33: Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500ml dung dịch HCl 1,04M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5g kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác cho từ từ dd hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
	A. 27,4	B. 38,6	C. 32,3	D. 46,3
Câu 34: Amino axit X chứa một nhóm –NH2 và một nhóm – COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là:
	A. H2N – CH2 – COOH, H2N – CH2 – COOCH3	B. H2N –[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5
	C. H2N – [CH2]2-COOH, H2N – [CH2]-CH3	D. H2N – CH2 – COOH, H2N – CH2COOC2H5
Câu 35: Cho các sơ đồ phản ứng sau
(1) C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O
(2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(3)X3 + X4 → Nilon – 6,6 + H2O
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các chất X2, X3, X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh B. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic
	C. Dung dịch X4 có thể làm quì tím chuyển màu hồng	D. Nhiệt độ nóng chảy X3 cao hơn X1
Câu 36: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm 2 peptit mạch hở X (x mol) và Y (y mol) đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dd NaOH thì có 3,8mol NaOH phản ứng và thu được dd chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong 2 phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit nhỏ hơn 4. Giá trị của m là:
	A. 396,6	B. 340,8	C. 399,4	D. 409,2
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2 thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho m gam X phản ứng vừa đủ với dd NaOH thu được m1 gam muối. Giá trị của m1 là:
	A. 54,84	B. 53,16	C. 57,12	D. 60,36
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Mg (0,1 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dd HNO3 loãng dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là
	A. 0,6975	B. 1,2400	C. 0,6200	D. 0,7750
Câu 39: Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Quặng pirti sắt có thành phần chính là FeS2
	B. Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang
	C. Sắt (III) hidroxit là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước
	D. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt
Câu 40: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là:
	A. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl. NaNO3 	B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl
	C. FeCl3, NaCl          	D. FeCl2, NaCl
Trường THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên Hà Nội - Lần 5 - năm 2017
ĐỀ SỐ 35
Câu 1: Cho 3,52gam chất hữu cơ A (C4H8O2) tác dụng với 0,6 lít dung dịch NaOH 0,1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 4,08 gam chất rắn khan. Công thức của A là:
	A. C3H7COOH 	 B. HCOOC3H7      	C. C2H5COOCH3         	D. CH3COOC2H5
Câu 2: Cho 6,9gam Na vào dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 14,59 gam chất rắn tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là:
	A. 38,65g	B. 37,58g	C. 40,76g	D. 39,20g
Câu 3: Khi điện phân dung dịch chứa CuSO4 với anot bằng đồng thì ở cực dương xảy ra quá trình
	A. khử nước	B. khử Cu2+	C. oxi hóa nước	D. oxi hóa Cu
Câu 4: X, Y , Z là 3 este đều đơn chức , mạch hở không no cho phản ứng tráng gương (Trong đó X no, Y và Z có q liên kết đôi trong phân tử). Đốt cháy 23,58g hỗn hợp E chứa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phầm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khôi lượng dung dịch giảm 137,79 gam so với trước phản ứng. Mặt khác đun nóng 23,58 gam E với 200ml dung dịch NạO 1,5M (vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp 2 ancol kế tiếp thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 69,04%	B. 62,77%	C. 31,38%	D. 47,07%
Câu 5: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và KCl có chứa vài giọt phenolphatalein, hiện tượng quan sát được là?
	A. dung dịch không màu chuyển thành màu hồng
	B. dung dịch không màu chuyển sang màu xanh
	C. dung dịch luôn không đổi màu
	D. dung dịch luôn có màu hồng
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 1,9g hỗn hợp Fe, Mg, Al bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
	A. 7,66g	B. 7,78g	C. 8,25g	D. 7,72g
Câu 7: Biết A là một α-amino axit chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 10,68g A tác dụng với dd HCl dư thu dược 15,06 g muối. Vậy A có thể là:
	A. Caprolactam	B. alanin      	C. glyxin       	D. axit glutamic
Câu 8: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn, 0,05 mol Cu và 0,3 mol Fe trong dung dịch HNO3. Sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch không chứa NH4NO3 và khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là:
	A. 1,25mol	B. 1,2 mol	C. 1,6mol	D. 1,8mol
Câu 9: chất nào say đây được dùng làm cao su
	A. Poli(vinyl axetat)	B. Poli(vinyl clorua) 	C. polistiren       	D. poliisopren
Câu 10: Trong các khí sau: CO2, CO, NO2, SO2 những khí nào là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit
	A. CO2 và SO2	B. CO2 và NO2    	C. CO và CO2  	D. SO2 và NO2
Câu 11: Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp Al2O3 và Fe3O4 đốt nóng. Sau  phản ứng thấy còn lại 14,14 g chất rắn. Khí ra khỏi ống sứ được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu dược 16 gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 18,82g	B. 19,26g	C. 16,7g	D. 17,6g
Câu 12: Cho 13,0g bột Zn vào dd có chứa 0,1 mol Fe(NO3)3; 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol AgNO3. Khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là:
	A. 17,2g	B. 14,0g	C. 19,07g	D. 16,4g
Câu 13: Tơ olon (tơ nitron) là sản phẩm của phản ứng
	A. trùng hợp caprolactam	B. trùng ngưng axit ε- amino caproic
	C. trùng hợp vinyl xianua   	D. trùng hợp vinyl clorua
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 12,84g hỗn hợp gồm Fe, Al, Mg có số mol bằng nhau trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O, NO và NO2. Trong đó dố mol N2 bằng số mol NO2. Biết tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với H2 bằng 18,5. Số mol HNO3 đã phản ứng là
	A. 1,140	B. 1,275	C. 1,080	D. 1,215
Câu 15: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B (đều có hóa trị không đổi). Chia X thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: Hòa tan hết trong hỗn hợp HCl và H2SO4 thu được 3,36 lít khí H2
Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được V lít khí (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất
Giá trị của V là
	A. 2,24	B. 3,36	C. 4,48	D. 5,6
Câu 16: Trong công nghiệp nhôm được điều chế bằng cách
	A. điện phân dung dịch AlCl3
	B. điện phân nóng chảy Al2O3
	C. dùng Na đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3  
	D. dùng cacbon hoặc CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng
	A. trong mỗi phân tử protein các amino axit được sắp xếp theo một thứ tự nhất xác định
	B. phân tử peptit có 2 nhóm – CO – NH được gọi là dipeptit, 3 nhóm được gọi là tripeptit
	C. các peptit tạo thành từ 11 đến 50 đơn vị amino axit được gọi là polipeptit
	D. hợp chất được tạo thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều α – amino axit
Câu 18: Hấp thụ 3,36 lít khí CO2 vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH và Na2CO3 0,4M thu được dung dịch có chứa 19,98 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NaOH trong dung dịch ban đầu là?
	A. 0,7M	B. 0,75M	C. 0,50M	D. 0,60M
Câu 19: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH)2, H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là:
	A. 6	B. 7	C. 8	D. 9
Câu 20: Dầu thực vật hầu hết là chất béo ở trạng thái lỏng do
	A. chứa chủ yếu gốc axit béo no	B. chứa chủ yếu gốc axit béo không no
	C. trong phân tử có gốc glixerol     	D. chứa axit béo tự do
Câu 21: cho hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng với 200ml dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và chất rắn B. Cho A rác dụng với dd NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 3,6gam hỗn hợp 2 oxit. Hòa tan hoàn toàn B trong dd H2SO4 đặc nóng được 2,016 lít khí SO2 (đktc). Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp ban đầu là:
	A. 32,5%	B. 42,4%	C. 56,8%	D. 63,5%
Câu 22: Thực hiện phản ứng thủy phân 3,42g mantozo trong dung dịch axit sunfuric loãng, đun nóng. Sau một thời gian, trung hòa axit dư rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng hoàn toàn với dd AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thu được 3,78 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân là:
	A. 69,27%	B. 87,5%	C. 62,5%	D. 75%
Câu 23: Phản ứng nào dưới đây chỉ tạo thành muối Fe(II)
	A. Fe(OH)2 + HCl →	B. Fe(OH)2 + HNO3→
	C. Fe + HNO3 dư →         	D. Fe(NO3)2 + HCl →
Câu 24: Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no đơn chức và mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 25,62gam X thu được 28,872 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng 25,62gam X với xúc tác H2SO4 đặc thu được m gam este (giả sử hiệu suất phản ứng este hóa bằng 60%). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây:
	A. 20,9	B. 23,8	C. 12,55	D. 14,25
Câu 25: Thí nghiệm nào say đây có kết tủa sau phản ứng
	A. dẫn CO2 đến dư vào dd Ca(OH)2	B. cho dd HCl đến dư vào dd NaCrO2
	C. cho dd NaOH đến dư vào dd Cr(NO3)3	D. cho dung dịch NH3 đến dư vào dd FeCl3
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 0,54g Al vào trong 200ml dung dịch X chứa HCl 0,2M và H2SO4 0,1M thu được dung dịch Y. Thể tích dung dịc NaOH 2M cần thêm vào dung dịch Y để lượng kết tủa thu được lớn nhất là?
	A. 40ml	B. 60ml	C. 80ml	D. 30ml
Câu 27: Cho hỗn hợp gồm X (C3H6O2) và Y (C2H4O2) tác dụng vừa đủ với dd NaOH thu được 1 muối và 1 rượu. Vậy
	A. X là axit, Y là este	B. X là este, Y là axit
	C. X, Y đều là axit  	D. X, Y đều là este
Câu 28: Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ sau:
Khí C có thể là dãy các khi nào sau đây
	A. NO2, Cl2, CO2, SO2  	B. NO, CO2, H2, Cl2
	C. N2O, NH3, H2, H2S  	D. N2, CO2, SO2, NH3
Câu 29: Cho m gam KOH vào 2 lít dung dịch KHCO3 a mol/l thu được 2 lít dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dd BaCl2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Mặt khác, cho phần 2 vào dung dịch CaCl2 dư rồi đun nóng, sau khi các pahnr ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10g kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là:
	A. 8,96 và 0,12M  	B. 5,6 và 0,04M    	C. 4,48 và 0,06M 	D. 5,04 và 0,07M
Câu 30: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt H2N-CH2- CH2 – COOH, CH3COOH, C2H5 – NH2 chỉ cần dùng 1 thuốc thử
	A. Na kim loại	B. dd HCl	C. dd NaOH	D. quỳ tím
Câu 31: Để trung hòa 4,2 gam chất béo X cần vừa đủ 3ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo X bằng
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 32: Để điều chế cao su buna người  ta có thể thực hiện các phản ứng theo sơ đồ sau
Ancol etylic buta – 1,3 – dien cao su buna
Tính khối lượng ancol etylic cần dùng để điều chế dược 54g cao su theo sơ đồ trên
	A. 92g	B. 184g	C. 115g	D. 230g
Câu 33: Thành phần chính của quặng boxit là
	A. Fe3O4	B. Al2O3	C. Fe2O3	D. FeS2
Câu 34: Hỗn hợp X gồm 3 peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1:3. Thủy phân hoàn toàn a gam X thu được hỗn hợp gồm 14,24 gam ala và 5,25 gam gly. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của 3 peptit trên nhỏ hơn 13. Giá trị của a là giá trị nào sau đây?
	A. 19,49	B. 16,25	C. 15,53	D. 22,73
Câu 35: Nhận xét nào sau đây không đúng?
	A. Hỗn hợp gồm Na2O và ZnO có thể tan hoàn toàn trong nước
	B. Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có thể tan hoàn toàn trong dd HCl dư
	C. Hỗn hợp gồm NaNO3 và Cu có thể tan hoàn toàn trong dd NaHSO4
	D. Hỗn hợp gồm FeS và CuS có thể tan hoàn toàn trong dd HCl
Câu 36: Hòa tan hoàn toàn mm gam hh X gồm Fe và các oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng dd H2SO4 đặc nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 80g muối khan và 2,24 lít khí SO2 (đktc). Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là
	A. 0,9mol	B. 0,7mol	C. 0,5mol	D. 0,8mol
Câu 37: Cho m gam bột Cu vào 200ml dung dịch AgNO3 0,2M sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắm X và dd Y. Cho 1,95g bột Zn vào dd Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45g chất rắn Z và dd chỉ chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là:
	A. 0,64	B. 1,28	C. 1,92	D. 1,6
Câu 38: Để tác dụng hết với 100g chất béo có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
	A. 110,324	B. 108,107	C. 103,178	D. 108,265
Câu 39: Cho 19,84 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Fe tan hết trong dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd A và 4,704 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 71,86 gam muối khan. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây:
	A. 58,5%	B. 46,8%	C. 35,1%	D. 23,4%
Câu 40: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp
	A. Toluen	B. Stiren	C. Caprolactam	D. acrilonitrin
Đáp án
1-C
2-C
3-A
4-C
5-A
6-D
7-A
8-C
9-B
10-C
11-C
12-D
13-B
14-B
15-C
16-B
17-B
18-D
19-C
20-A
21-B
22-C
23-C
24-D
25-D
26-A
27-D
28-D
29-A
30-B
31-D
32-B
33-B
34-A
35-A
36-A
37-A
38-D
39-B
40-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
Câu 2: Đáp án C
Câu 3: Đáp án A
Câu 4: Đáp án C
Câu 5: Đáp án A
Câu 6: Đáp án D
Câu 7: Đáp án A
Công thức tổng quát của cacbohidrat Cm(H2O)n
Cm(H2O)n + mO2 → mCO2 + nH2O
nO2 = nCO2 = 0,1125
nH2O = 0,1
=> m = mC + mH2O = 3,15g
Câu 8: Đáp án C
Câu 9: Đáp án B
Câu 10: Đáp án C
Câu 11: Đáp án C
M + H2O → MOH + ½ H2
nM = 2 nH2 = 0,02 mol
MM = 39 (K)
Câu 12: Đáp án D
Câu 13: Đáp án B
C-C-C-NH2
C-C(C)-NH2
C-C-NH-C
C-N(C)-C
Câu 14: Đáp án B
Trừ C2H5OH
Câu 15: Đáp án C
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
0,025               ←                    0,025
H% = (0,025 : 0,05) . 100% = 50%
Câu 16: Đáp án B
Glu → 2Ag
=> nGlu = ½ nAg = 0,05 mol
=> CM = 0,1M
Câu 17: Đáp án B
(a) oxit của kim loại kiềm thổ không phản ứng với CO
(b) Fe điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch, nhiệt luyện,
(c)K không khử được do K phản ứng với nước trước tạo thành dd kiềm
Câu 18: Đáp án D
Câu 19: Đáp án C
A. sai – anilin không đổi màu quig
B . sai – amin độc
C. đúng
D. sai – anilin không tan trong nước
Câu 20: Đáp án A
Tripeptit trở lên mới có phản ứng màu biure
Câu 21: Đáp án B
m = 13,8 = 27 . nAl + 56.nFe(1)
bảo toàn e: 3nAl + 2nFe = 2nH2 = 0,9 (2)
Giải hệ (1) và(2)
=> nAl = 0,2 và nFe  = 0,15
=> %Al = 39,13%
Câu 22: Đáp án C
Câu 23: Đáp án C
Câu 24: Đáp án D
Vì crom bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội
Câu 25: Đáp án D
- Vì hỗn hợp X gồm este đơn chức => ancol và axit đơn chức
- nH2 = 0,04 mol => nancol = 0,08 mol
- Mặt khác m bình tăng = 2,48g => mancol – mH2 = 2,48 => m ancol = 2,56g
=> M ancol = 32 (CH3OH)
- Đặt công thức trung bình của 2 este no là CnH2nO2 (a mol)
Và este chưa no là CmH2m – 2O2 (b mol)
Ta có
 Với n > 2 và m ≥ 5 chỉ có n = 7/3 và m = 5 thỏa mãn
=> % m este chưa no =[ (100 . 0,02) : 5,88].100% = 34,01%
Câu 26: Đáp án A
Các phản ứng thu được kim loại c, e, h
Câu 27: Đáp án D
- Gọi số mol của FeCO3 và Fe(NO3)2 lần lượt là x, y
Ta có nCO2 + nNO2 = x + 2y = 0,45 (1)
- Khi cho X tác dụng với HNO3, ta có 3nNO = nFeCO3 + nFe(NO3)2 
=> x + y = 3nNO
- Nhiệt phân X
FeCO3 → FeO + CO2
x              x        x
2Fe(NO3)2 → Fe2O3 + 4NO2 + ½ O2
            y                      2y        1/4y
2FeO + ½ O2 → Fe2O3
   x       1/4x
=> ¼ x = ¼ y => x = y (2)
Từ (1) và (2) => x = y = 0,15 mol
Câu 28: Đáp án D
(b) sai – Môi trường bazo
(c) sai – glu và fruc đều có phản ứng tráng bạc
(e) sai – dạng mạch vòng
Câu 29: Đáp án A
Fe  +  3/2 Cl2 → FeCl3
2/3n← n          →2/3n
Hỗn hợp chất rắn gồm FeCl3 và Fe dư
Khi hòa tan vào nước
2FeCl3+ Fe → 3FeCl2
2/3n ←1/3n  →              n
=> dd Y chỉ chứa FeCl2
Câu 30: Đáp án B
nO2 = (48,2 – 43,4 ) : 32 = 0,15mol
nCl2 = 0,675 mol
+ Nếu X + HCl đặc
=> bảo toàn e ne (X) = ne (O2) + ne (Cl2) = 0,15 . 4 + 0,675 . 2 = 1,05 mol
+ Ta có 
Bảo toàn nguyên tố: khi cho Y tác dụng với HCl dư ta có 
Bảo toàn Cl ta có nHCl + nCl(X) = 2nMnCl2 + nKCl + 2nCl2 
=> nHCl = 1,8 mol
Câu 31: Đáp án D
- Tại VBa(OH)2 = V lít => kết tủa chỉ là BaSO4
=> nBaSO4 = 0,3 = nSO42- => nAl2(SO4)3 = 0,1 mol
- Khi đó Al(OH)3 vừa tan hết
=> nOH - = 4nAl3+ = 0,8 mol
=> nBa(OH)2 = 0,4 mol
=> V = 2 lít
Câu 32: Đáp án B
Qui đổi hỗn hợp thành Fe và O
Ta có nO = 0,15 mol và nFe = 0,14 mol
Bảo toàn e ta có 3nFe = 2nO + 3nNO => nNO = 0,04 mol
=> V = 0,896 lít = 896ml
Câu 33: Đáp án B
Gọi số mol của Al và Mg lần lượt là x, y
nH+ = 0,8 mol; nCl- = 0,52 mol; nSO42- = 0,14 mol
=> X gồm Al3+ (x); Mg2+ (y); Cl-; SO42-
- X + NaOH (0,85 mol) => dd mới
nNa+ = 0,85 mol > (nCl- + nSO42- ) = 0,8 mol
=> nAlO2- = 0,05 mol (Bảo toàn điện tích)
=> Kết tủa (x – 0,05) Al(OH)3; y Mg(OH)2
+ Kết tủa max
Để tạo kết tủa lớn nhất
 chất rắn 
Nếu muốn tạo max = 0,14 mol 
chất rắn gồm 
 Câu 34: Đáp án A
Câu 35: Đáp án A
Câu 36: Đáp án A
Số N trung bình = 3,8 : 0,7 = 5,4
=> Số CO – NH trung bình = 4,4
=> X có 4 liên kết peptit => X có 6 oxi
Y có 5 liên kết peptit => Y có 7 oxi
Vậy 
Đặt gly(X)=a; gly(Y)=b
Ala(X) = (5-a_; Ala(Y) = 6-b
Vậy 
Câu 37: Đáp án A
- BTKL: m = mCO2 + mH2O – mO2 = 53,16g
- BT oxi: nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 0,36mol
=>nX = 1/6 nO (X) = 0,06 mol
- X  +  3NaOH --> muối + C3H5(OH)3
 0,06 →           0,18    →          0,06
Bảo toàn khối lượng : m muối = mX + mNaOH – mC3H5(OH)3 = 54,84g
Câu 38: Đáp án D
m bình tăng = m KL – m khí => m khí = 0
=> Sản phẩm khử là NH4NO3
- bảo toàn e ta có 8nNH4NO3 = 2nMg + 3nAl + 2nZn
=> nNH4NO3 = 0,0775 mol

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_lan_4_mon_hoa_hoc_nam_2017_de_so_34.doc