Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Mã đề thi: 4 - Trường BigSchool

doc5 trang | Chia sẻ: thienbinh2k | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 - Mã đề thi: 4 - Trường BigSchool, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG HỌC LỚN VIỆT NAM BIGSCHOOL
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2017
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: HÓA HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 05 trang)
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
 Mã đề thi 004
 Họ và tên thí sinh:.......................................................................
 Số báo danh:................................................................................
Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố là: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Cl = 35,5; Cu = 64; 
	Al = 27; Fe = 56; K = 39; Ba = 137; Ca = 40; Zn = 65; Na = 23; Li = 7; Cr = 52; Pb = 207.
Câu 41: Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
	A. C2H5COOCH3.	 B. CH2=CHCOOCH3.	C. CH3COOCH=CH2. 	D. CH3COOC2H5.
Câu 42: Phản ứng Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2 chứng tỏ
A. ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.	
B. ion Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.
C. ion Fe3+ có tính khử mạnh hơn ion Fe2+.	
D. ion Fe3+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Cu2+.
Câu 43: Phát biểu không đúng là
A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-.
B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt.
D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin).
Câu 44: Từ cấu hình electron của X : [Ne]3s2 và của Y : [Ar]3d54s1 suy ra X, Y là 
	A. Na và Cr. 	B. Na và Mn. 	C. Mg và Cr.	D. Mg và Fe.
Câu 45: Cho từ từ tới dư dung dịch chất X vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng. Chất X là
A. NaOH.	B. KOH.	C. HCl.	D. NH3.
Câu 46: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
	A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.	B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
	C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.	D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
Câu 47: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
	A. hoà tan Cu(OH)2.	B. trùng ngưng.	C. tráng gương.	D. thủy phân.
Câu 48: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH dư tạo ra kết tủa là
A. AlCl3.	B. ZnCl2.	C. CrCl3.	D. FeCl3.
Câu 49: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí N2O (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,68.	B. 1,12.	C. 0,84.	D. 2,24.
Câu 50: Cho este no, đơn chức, mạch hở tác dụng hết với dung dịch KOH, thu được 4,2 gam muối và 2,3 gam ancol etylic. Công thức của este là 
A. C2H5COOC2H5.	B. CH3COOC2H5. 	C. C2H5COOCH3.	D. HCOOC2H5.
Câu 51: Cho dãy các chất sau: Cu, Al, KNO3, FeCl3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là
	A. 1. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 52: Trong các nhiên liệu sau đây, nhiên liệu nào được coi là sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn?
	A. Than đá, than cốc,	B. Xăng, dầu	C. Khí thiên nhiên	 D. Củi, gỗ 
Câu 53: Cho các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat. 	
(b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat. 
(c) Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat. 	
(d) Cho thiếc vào dung dịch sắt(II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
	A. (a) và (b).	B. (b) và (c).	C. (a) và (c).	D. (b) và (d).
Câu 54: Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là
	A. 9.	B. 4.	C. 6.	D. 2.
Câu 55: Cho các PTHH mô tả các phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng (dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+) : 
	(1) M2++2HCO3-MCO3+H2O+CO2 (2) M2+ + 2HCO3- ® M(HCO3)2
	(3) M2+ + CO32- ® MCO3	 (4) 3M2+ + 2PO43- ® M3(PO4)2
	Phương pháp nào có thể áp dụng với nước có độ cứng tạm thời?
	A. (1) và (2)	B. (1), (3) và (4)	C. (1) và (3)	D. (2) và (4)
Câu 56: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin thỏa mãn các dữ kiện trên là
	A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 57: Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?
	A. K.	B. Na.	C. Li.	D. Ca.
Câu 58: Cho từng chất H2N–CH2–COOH, CH3–COOH, CH3–COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là
A. 3.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Câu 59: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi). 
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II)?
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 60: Cho dãy các chất sau: toluen, phenyl fomat, fructozơ, glyxylvalin (Gly-Val), etylen glicol, triolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường axit là
	A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 61: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. NaCl, Cu(OH)2.	B. HCl, Al(OH)3.	C. HCl, NaOH.	D. Cl2, NaOH.
Câu 62: Cho các phát biểu sau:
	(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
	(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
	(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. 
	(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
	(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
	(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. 
	Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
	A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 63: Amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol đơn chức, MY = 89. Công thức của X, Y lần lượt là
	A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3.
	B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5.
	C. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3.
	D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5.
Câu 64: Có các chất sau: keo dán ure-fomanđehit; tơ lapsan; tơ nilon-6,6; protein; sợi bông; amoni axetat; nhựa novolac. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm -NH-CO-?
	A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 65: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử và hiện tượng được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X, Y, Z
Dung dịch AgNO3 trong NH3
Không có hiện tượng gì
Z
Đun nóng với H+, sau đó thử với dung dịch AgNO3 trong NH3 , to
Không có hiện tượng gì
T
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
	Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
	A. Glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột, glyxerol	B. Hồ tinh bột, glyxerol, saccarozơ, glucozơ	
	C. Glyxerol, hồ tinh bột, glucozơ, saccarozơ	D. Saccarozơ, hồ tinh bột, glyxerol, glucozơ 
Câu 66: Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?
	A. 2,58 gam.	B. 2,22 gam.	C. 2,31 gam.	D. 2,44 gam.
Câu 67: Cho 0,02 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là
	A. HOOC-CH2CH(NH2)-COOH.	B. CH3CH(NH2)-COOH.
	C. HOOC-CH2CH2CH(NH2)-COOH.	D. H2N-CH2CH(NH2)-COOH.
Câu 68: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và K vào H2O dư thu được dung dịch Y và thoát ra 2,016 lít khí (đktc). Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào 50 ml dung dịch CrCl3 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là
	A. 5,40 gam.	B. 2,06 gam.	C. 3,09 gam.	D. 5,15 gam.
Câu 69: Để trung hòa 14,0 gam một loại chất béo cần 17,5 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là
	A. 5.	B. 7	C. 6.	D. 8.
Câu 70: Hòa tan m gam ZnSO4 vào dung dịch chứa x gam H2SO4 được dung dịch X. Thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch X. Kết quả được biểu diễn trên đồ thị sau:
	 Số mol Zn(OH)2¯
Số mol KOH
0,08
0,3
0,36
3a
2a
0
	Giá trị của m là
A. 17,71.	B. 16,10.	C. 32,20.	D. 24,15.
Câu 71: Cho m gam bột Zn vào 500 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,24M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng dung dịch tăng thêm 9,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
A. 20,80.	B. 29,25.	C. 48,75.	D. 32,50.
Câu 72: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là
	A. 9,18.	B. 15,30.	C. 12,24.	D. 10,80.
Câu 73: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
23,4 và 35,9.	B. 15,6 và 27,7.	C. 23,4 và 56,3.	D. 15,6 và 55,4.
Câu 74: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
	A. 20,15.	B. 31,30.	C. 16,95.	D. 23,80.
Câu 75: Cho dòng điện 0,5A đi qua dung dịch muối của một axit hữu cơ đơn chức trong 2 giờ. Kết quả sau quá trình điện phân là trên catot tạo ra 3,865 gam một kim loại và trên anot có V lít hỗn hợp khí etan và khí cacbonic thoát ra (đktc). Kim loại trong muối và giá trị của V là
A. Cu và 2,506.	B. Pb và 1,253.	C. Na và 1,253.	D. Pb và 2,506.
Câu 76: Thuỷ phân 10,26 gam hỗn hợp gồm saccarozơ và mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là 9,504 gam. Thành phần % saccarozơ trong hỗn hợp đầu là
	A. 33,33%.	B. 40%.	C. 66,67%.	D. 50%.
Câu 77: Đun 41,58 gam chất béo tripanmitoylglixerol có chỉ số axit là x với dung dịch chứa 7,2 gam NaOH. Sau khi kết thúc phản ứng, để trung hoà dung dịch thu được, cần dùng 25 ml dung dịch HCl 1M. Biết chỉ số xà phòng hoá của chất béo là y. Cặp giá trị của x và y gần nhất với 
	A. 6 và 200	B. 7 và 200	C. 7 và 210	D. 6 và 210
Câu 78: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với
A. 0,730	B. 0,810	C. 0,756	D. 0,962
Câu 79: Cho 1,03 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 600 ml dung dịch HCl 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,48 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 2,55 gam AgNO3, khi các phản ứng kết thúc, thoát ra khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất); thu được dung dịch X chứa a gam muối và b gam chất rắn Y. Giá trị của a, b lần lượt là
	A. 2,805 và 1,435 gam.	B. 3,16 và 0,54.	C. 1,65 và 8,61.	D. 3,425 và 1,975.
Câu 80: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm K, Ba, Na, Na2O và BaO vào nước, thu được dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2; 0,044m gam KOH và có 3,136 lít khí H2 (đktc) thoát ra. Hấp thụ hoàn toàn 7,7952 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24	B. 26	C. 25	D. 27
-------------------- HẾT -------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2017_ma_de_thi_4_tr.doc