Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 10

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI NĂM 2014
Môn thi: Ngữ văn 12 – Giáo dục trung học phổ thông 
 Thời gian làm bài: 120 phút – không kể thời gian giao đề
 Phần I: Đọc hiểu: ( 4 điểm)
 Câu 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi(2điểm )
“Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn... Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời...Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.” 	
	( Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)
a/ Nêu nội dung đoạn trích ? hãy đặt tên cho đoạn trích trên ? (1,0 điểm )
b/ Nhận xét về nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích ? Tác dụng của nghệ thuật đó ? (1,0 điểm )
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau(2 điểm)
 “ Trời xanh đây là của chúng ta
 Núi rừng đây là của chúng ta 
 Những cánh đồng thơm mát
 Những ngả đường bát ngát
 Những dòng sông đỏ năng phù sa"
	( Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
Phần II: Làm văn(6 điểm): Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
 Câu 1: Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn "học tủ", dẫn đến kết quả không mong muốn trong các kì thi. Suy nghĩ của anh ( chị) về hiện tượng đó.
 Câu 2: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2009)
Đáp án:
Phần I: Đọc hiểu.
1) a. Nội dung đoạn trích: Rừng xà nu bị giặc tàn phá dữ dội “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương". Nhưng nó có sức sống kiên cường bất diệt."Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng.”
-Tên đoạn trích trên: Sức sống bất diệt của rừng xà nu.
- Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ
- Tác dụng: Đoạn trích thể hiện sức sống bất diệt của rừng xà nu.
2)- Nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ: Dùng phép liệt kê( trời xanh, núi rừng, cánh đồng, ngả đường, dòng sông); Dùng điệp từ " Những", điệp ngữ " đây là của chúng ta"; phép lặp cú pháp ở câu 1,2; câu3,4,5
 - Tác dụng: Đoạn thơ gợi ra tình cảm tự hào của người làm chủ đất nước; tự hào vì đất nước ta giàu và đẹp.
Phần II: Làm văn.
Câu 1:
 a) yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết viết một bài văn nghị luận xã hội. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
 b) yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể đưa ra những cách khác nhau nhưng cần hướng đến một số ý chính sau:
 - Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Thế nào là học tủ?
+ Học tủ là tự khoanh vùng phạm vi ôn tập của mình với niềm tin đề thi của thầy cô sẽ ra trúng vào phạm vi đó.
+ Cách học này mang đến hậu quả xấu
- Vì sao học tủ lại dẫn đến kết quả không tốt?
+ Lựa chọn phương pháp học tủ thường là các bạn học sinh học kém, lười học. Không thể ôn tập kĩ chỉ trong một vài buổi.
+ Dẫu trúng tủ cũng không thể làm bài chủ động, không thể huy động được kiến thức ở các bài liên quan.
- Bài học
+ Không học tủ
+ Lựa chọn phương pháp học đúng đắn
Câu 2:
 a) yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết viết một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
 b) yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu, học sinh có thể nêu suy nghĩ của mình theo nhiều cách nhưng cần hướng đến những nội dung sau:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí:
- Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
- Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận 
- Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời 
- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
- Đánh giá chung về nhân vật và giá trị của tác phẩm. 

File đính kèm:

  • docDe thi tham khảo ( Duyen).doc