Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 11

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tham khảo- 2014
Thời gian: 120 phút.
Phần I: Đọc hiểu: ( 5 điểm)
 1) Anh(chị) hãy tìm xem cách diễn đạt ở đoạn văn sau mắc lỗi gì?(1 điểm)
 Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đậm chất sử thi. Chất sử thi đó trước hết được thể hiện trong chủ đề của truyện, trong câu nói của cụ Mết dặn lại con cháu : “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Chất sử thi đó lại được thể hiện qua cuộc đời bi tráng của T nú. Chất sử thi đó còn được thể hiện qua cuộc “đồng khởi” với lời kêu gọi của cụ Mết: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên”. Và cuối cùng, chất sử thi đó lại được thể hiện qua màu xanh bạc ngàn, bất tận của những rừng xà nu chạy dài tít tắp đến tận chân trời
 (Bài làm của học sinh)
 2) Trong phần ghi nhớ cuối bài học, có câu: “Sô Lô Khốp là nhà văn dũng cảm khám phá sự thật”(Ngữ văn 12 tập 2 trang 124). Điều đó có ý nghĩa gì và được thể hiện trong đoạn trích Số phận con người như thế nào?(2 điểm)
 3) Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau(2 điểm)
 “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 Heo hút cồn mây súng ngửi trời
 Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
 Nhà ai Pha luông mưa xa khơi”
 ( Tây Tiến của Quang Dũng)
Phần II: Viết(5 điểm): Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
 Câu 1: Người thầy thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên( Hi-pô-crat).
 Câu 2: Khi được hỏi về chuyện con trai đi chiến đấu(Một người Hà Nội của Nguyễn Khải) bà Hiền trả lời: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”.
 Suy nghĩ của anh (chị) về chi tiết này.
Đáp án:
Phần I: Đọc hiểu.
1) Đoạn văn gồm 5 câu, nhưng 4 câu sau viết theo một cấu trúc giống nhau, mở đầu bằng cụm từ “Chất sử thi đó được thể hiện” khiến câu viết đơn điệu, nặng nề.
2) - Sô Lô Khốp không chỉ biết khám phá sự thật mà còn dũng cảm nói lên sự thật. Điều đó có ý nghĩa: Nó chứng tỏ bản lĩnh ngòi bút của Sô lô khốp, mở ra một cách viết, một hướng viết mới trong văn học.
 - Điều đó được thể hiện trong đoạn trích: Không né tránh, mô tả chân thật và toàn diện cuộc chiến tranh trong bộ mặt thật của nó(mất mát, hy sinh); Không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người phải chịu đựng do chiến tranh; Mô tả con người bình thường, thậm chí “nhỏ bé” với tất cả các quan hệ phức tạp.
3)- Nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ: Dùng các từ láy gợi hình( khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút); Dùng phép đối từ ngữ(dốc lên/dốc; ngàn thước./ngàn thước); Phép nhân hóa(súng ngửi trời); phép lặp cú pháp ở câu 1 và câu 3; Sự phối hợp các thanh bằng-trắc
 - Tác dụng: Đoạn thơ gợi ra được khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.
Phần II: Viết.
Câu 1:
 a) yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết viết một bài văn nghị luận xã hội. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
 b) yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể đưa ra những cách khác nhau nhưng cần hướng đến một số ý chính sau:
 - Nêu được vấn đề cần nghị luận.
 - Thiên nhiên là người thầy thuốc tốt nhất.
 + Thiên nhiên là môi trường sống tốt nhất, môi trường sống lí tưởng cho con người.
 + Sống trong môi trường thiên nhiên, con người sẽ khỏe mạnh, thoải mái, yêu đời.
 - Con người cần phải yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống mà thiên nhiên đã ban tặng cho mình.
 + Thiên nhiên hiện đang bị chính con người phá hoại ghê gớm, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, trở thành một vấn nạn bức xúc mang tính toàn cầu.
 + Cần ý thức rõ ràng: bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ người thầy thuốc tốt nhất của mình. Ý thức của con người là nhân tố quyết định để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.
 + Phải hành động không chỉ trong đất nước mình mà trên phạm vi toàn cầu vì một môi trường xanh, sạch, đẹp cho con người sống hạnh phúc bằng những biện pháp khẩn thiết, hữu hiệu nhất.
Câu 2:
 a) yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết viết một bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
 b) yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Khải và tác phẩm Một người Hà Nội, học sinh có thể nêu suy nghĩ của mình theo nhiều cách nhưng cần hướng đến những nội dung sau:
 - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
 - Câu trả lời của bà Hiền diễn tả đầy đủ những giằng xé âm thầm trong tâm hồn giữa tình yêu con và yêu nước, giữa lo âu với ý thức danh dự.
 - Bà Hiền tôn trọng danh dự của con, hiểu nên chấp nhận để con đi chiến đấu nhưng bà không che giấu nỗi đau.
 - Tác giả khẳng định cá tính và bản lĩnh của bà Hiền: Không tạo uy tín, danh dự bằng lời nói không thành thực, luôn dám là mình. Đồng thời cho thấy được tấm lòng người mẹ Việt Nam trong tính cách của nhân vật này.
 - Đánh giá chung: Vốn sống, bản lĩnh và cá tính của bà Hiền là phẩm chất thật của người Hà Nội có văn hóa, xứng đáng với người Hà Nội bởi chuẩn mực văn hóa của người Việt. Nhận thức được như vậy mỗi công dân Hà Nội phải có ý thức giữ gìn và phát huy chuẩn mực đó.

File đính kèm:

  • docĐề thi tham khảo 2014 ( Chung).doc