Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 12

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT THEO HƯỚNG MỞ - NĂM HỌC: 2014
Giáo viên ra đề , nhóm : Ngữ văn trường THPT Ngô Gia Tự .
Thời gian làm bài : 120’
*
ĐỀ 1
KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU :
 -Câu 1 : Đoạn văn sau đây còn có một số lỗi về : chính tả , cách dùng từ Anh ( chị ) hãy chỉ ra những sai sót đó .
 “ Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương . Em thương bát đẩy xe bò “ mồ hôi ướt lưng căng sợi giây thừng” chở dôi cát về cất trường học và kiêu bác về nhà mình Em thương thầy giáo , một hôm trời mưa , đường trơn bị ngã , cho nên dân làng bèn đắp lại đường . (2 điểm)
 (theo Xuân Diệu)
 -Câu 2: Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn đồng thời đặt tên cho đoạn văn đó.
 “.Hoa lay-ơn giống như chiếc loa kèn màu hồng phấn, màu tuyết trắng . Mỗi chiếc hoa ấy giấu một khúc nhạc riêng .Bông màu trắng gợi tiếng hát thánh thót của chim oanh . Còn bông hoa hồng là khúc ca thanh tao của chim sơn tước .Bông hướng dương như những vùng mặt trời vãi tung tóe những tia nắng vàng rực rỡ . Hoa cẩm chướng là những ngôi sao màu trên nền trời xanh lục của lá vườn Bao nhiêu thứ hoa bấy nhiêu màu sắc” (2điểm).
 -Câu 3: Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc đồng thời nêu hiệu quả của việc sử dụng nghệ thuật đó trong đoạn thơ sau :
 “ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông ,
 Một người chín nhớ mười mong một người .
 Gió mưa là bệnh của giời ,
 Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
 ( Tương tư – Nguyễn Bính)
II.KỸ NĂNG VIẾT:
 -Câu 1: (7/20 điểm): Nhà bác học Nguyễn Bá học có nói “Đường đi khó. Không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”.
Qua câu nói trên, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của ý chí và nghị lực trên bước đường thành công?
 -Câu 2.(7/20 điểm): Người Mẹ luôn là người sát cánh trên mỗi bước đi của chúng ta. Suốt cuộc đời mẹ luôn âm thầm, lặng lẽ hi sinh vì hạnh phúc của con mình. Là người con, anh/chị có suy nghĩ gì về hình ảnh người mẹ (Bà cụ Tứ) trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
ĐÁP ÁN
Phần 1: ĐỌC HIỂU (6/20đ)
 -Câu 1: (2đ)
 + Sai chính tả :giây à dây (dây thừng) ; dôi àVôi ( vôi cát)
 + Sai cách dùng từ theo khẩu ngữ của địa phương ( ngôn ngữ nói của Nam bộ) : Cất ( cất trường àxây trường) ; kiêu bác àmời bác .
 ( Có 4 từ , mỗi từ đúng được 0,5 điểm)
 -Câu 2: (2đ)
 + Câu chủ đề “ Bao nhiêu thứ hoa bao nhiêu màu sắc”. ( 0,75điểm)
 + Học sinh có thể đặt tên ..bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải thể hiện được khá đầy đủ nội dung đã được thể hiện trong đoạn văn . (1,25 điểm)
 Ví dụ : “Khúc hát và sắc màu của các loài hoa”.
 -Câu 3: Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ 
 sau (2đ)
 + Hoán dụ : thôn Đông, thôn Đoài chỉ người thôn Đoài và người thôn 
 Đông, cách nói nhã nhặn , lịch sự và đầy ẩn ý 
 + Thể thơ lục bát đậm đà bẳn sắc dân tộc , dễ chuyển tải diễn đạt cảm xúc
 + Thành ngữ “ chín nhớ mười mong”: Gần gũi, quen thuộc trong dân gian 
Phần 2: KỸ NĂNG VIẾT:
- Câu 1.(7/20 điểm): 
 *Yêu cầu về kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội: 
 - Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt lưu lót không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng 
 từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận rõ ràng.
 *Yêu cầu về kiến thức: 
 -Trên cơ sở hiểu biết, thí sinh trình bày được những ý sau đây:
 + Ý 1: Nêu rõ hiện tượng: Thế nào là ý chí? Nghị lực?(1điểm)
 + Ý 2: Phân tích vai trò của ý chí và nghị lực đối với mỗi con người trên bước đường thành công. (1,5điểm)
 + Ý 3: Chỉ ra thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng.(2,5điểm)
 + Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về vai trò của ý chí và nghị lực (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào). (2điểm)
- Câu 2.(7/20 điểm): 
*Yêu cầu về kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học: Bố cục bài văn rõ 
ràng, diễn đạt lưu lót không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ 
viết cẩn thận rõ ràng.
*Yêu cầu về kiến thức: 
 HS nêu được những cảm nhận của bản thân về hình ảnh bà cụ Tứ, những 
 cung bậc cảm xúc của người mẹ khi có người con dâu trong gia đình.
	Cụ thể hs có thể nêu được:
 - Xuất thân: Hoàn cảnh nghèo đói, lam lũ, không có khả năng cưới vợ cho con -> nhưng lại có con dâu: ( 2,5điểm)
	+ Cụ ngạc nhiên -> Cụ xót thương, cảm thông -> Cụ an ủi, động viên con -> Cụ chấp nhận, vị tha, nhân hậu -> Cụ vui vẻ; “Cái mặt bủng beo ú ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
	+ Trong bà, hướng tới tương lai với một niềm tin không gì dập tắt được.
	=> bà là người mẹ hiểu biết, giàu lòng nhân ái, hết lòng thương con mình và thương người. Tuy nghèo đói nhưng là người mẹ giàu lòng vị tha, nghĩa tình, nhân hậu, đáng trân trọng.
 - Tâm trạng bà cụ Tứ: (4,5điểm)
 + Mừng, vui vì nhà nghèo, không thể có tiền cưới vợ cho con mà con bây giờ có vợ. Con cái nên bề gia thất.
 + Xót, tủi “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Đối với người đàn bà thì “lòng bà đầy thương xót”. Tất cả nỗi buồn, xót xa, tủi hận, bà dang tay đón người xa lạ làm con dâu mình: “Ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng”.
 + Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hy vọng: “Tao tính khi nào có tiền mua mấy con gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho mà xem”.
=> Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua nỗi khổ đau của cuộc đời bà. Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Bà mừng một nỗi mừng sâu xa. Bà từ ngạc nhiên đến xót thương nhưng trên hết vẫn là tình thương yêu. Chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai - một tương lai rất cụ thể thiết thực với những gà, lợn, ruộng vườn . . . .một tương lai khiến các con tin tưởng. Kim Lân đã khám phá ra một nét độc đáo khi để một bà cụ cận kề miệng lỗ nói nhiều với đôi trẻ về ngày mai. Hình ảnh mang ý nghĩa nhân bản, nhân đạo sâu sắc.
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN 2014
Giáo viên ra đề: Nguyễn Thị Thu Hằng: Trường THPT Ngô Gia Tự
Thời gian làm bài : 120’
*
ĐỀ 2
PHẦN I: Đọc – hiểu văn bản(6/20 đ)
 - Câu 1: 
 Tìm câu chủ đề và giải thích vì sao lại gọi là câu chủ đề trong đoạn văn sau: (2 đ)
 “ Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: Xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa”
 (Hoài thanh – Thanh Tịnh)
 -Câu 2: Chép một đoạn thơ có dùng phép lặp trong “ Truyện Kiều” mà em đã học. 
 Hãy nhận xét tác dụng của phép lặp đó? (2 đ)
 -Câu 3: Nêu 2 ví dụ về biện pháp hoán dụ tu từ? (2 đ)
 PHẦN II: Viết 
 -Câu 1: Viết một bài báo cáo ngắn về tình hình phòng chống ma túy, HIV/AIDS ở địa phương anh chị đang sinh sống (7/20 đ)
 -Câu 2: Tố Hữu từng quan niệm: Thơ là chuyện đồng điệu...... Thơ là tiếng nói đồng ý và đồng tình, tiếng nói đồng chí. Quan niệm trên đây được thể hiện như thế nào trong những bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) đã học. (7/20 đ)
ĐÁP ÁN
PHẦN I: Đọc – hiểu văn bản(6/20 đ)
 - Câu 1: (2đ)
 - Câu chủ đề: Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh
 - Giải thích: Vì câu chủ đề thường ngắn gọn, đứng đầu đoạn văn và chứa đựng nội dung chính.
 - Câu 1: (2đ)
 + Phép lặp trong đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích: 
 “Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là vê đâu
Buồn trông ngọc cỏ rầu rầu
Chân mây, mặt đất một màu xanh xanh.”
 + Tác dụng của phép lặp: Phép lặp này như một biện pháp tu từ, ngoài tác dụng liên kết còn biểu cảm, nhấn mạnh vào ý “buồn trông” thể hiện rõ tâm trạng buồn rầu của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
 -Câu 3: (2đ)
 “Áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
 (Tố Hữu)
 - Đầu xanh đã tội tình gì?
 - Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
 ( Nguyễn Du)
 PHẦN II: Viết 
 -Câu 1: ( 7/20) 
 Mở bài: 
 - Thực trạng và tác hại của tệ nạn ma túy, nguyên nhân của HIV/ADIS
 - Đoàn thanh niên cộng sản nêu cao ý thức, trách nhiệm , phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, tổ chức tốt các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội và đặc biệt phòng chống HIV/ADIS.
 Thân bài:
 - Mô hình thanh niên chủ động phòng chống ma túy ở cơ sở phối hợp giữa đoàn thanh niên và công an đã được triển khai.
 - Mô hình tuổi trẻ tình nguyện và y bác sĩ trẻ tình nghuyện được triển khai ở các ấp, xã , phường đi vào hoạt động có hiệu quả.
 - Các cấp bộ đoàn chủ động phối hợp với công an tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu ma túy, hội trại phòng chống ma túy, phối hợp với công an tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên.
 - Xuất hiện nhiều thanh niên xuất sắc, dũng cảm tình nguyện tham gia tuyên truyền pháp luật, phòng chống ma túy, góp phần tích cực trong việc giữ gìn trật tự ở cơ sở.
 Kết bài:
 - Phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo trong thời kì mới.
 - Đoàn thanh niên tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội, xây dựng mội trường trong sạch, góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh
 -Câu 2: (7/20)
 Mở bài:
 + Đặc trưng của thơ là sự đồng cảm mãnh liệt của những tâm hồn giàu tình cảm, cảm xúc.
 + Trích dẫn ý kiến của Tố Hữu về thơ.
 Thân bài:
 + Giải thích về quan niệm thơ trong lời phát biểu của Tố Hữu.
 . Thơ là tiếng nói tâm hồn
 . Thơ là đi từ tâm hồn nhà thơ đến tâm hồn người đọc
 . Muốn vậy phải là những tâm hồn đồng điệu thật sự đồng cảm
 . Biểu hiện của sự đồng điệu ấy là :  Đồng ý, đồng tình, đồng chí
 + Sự thể hiện quan niệm ấy trong thơ Tố Hữu
 . Đối tượng thơ Tố Hữu : những người cùng chung lí tưởng, những người đồng bào, đồng chí
 . Nội dung tư tưởng : những vấn đề , những tình cảm của số đông, liên quan đến đời sống cộng đồng
 . Giọng điệu tâm tình tha thiết : những tình cảm, tư tưởng của tác giả dễ thấm sâu vào tâm hồn bạn đọc.
 ( Lấy dẫn chứng từ những tác phẩm cụ thể)
 Kết bài : 
 Quan niệm đúng đắn về thơ đã được Tố Hữu thể hiện trong tác phẩm của mình tạo nên sức sống lâu bền trong thơ Tố Hữu.

File đính kèm:

  • docDE THI THU MON VAN.doc